Số lượng khách hàng vay tiêu dùng tại Vpbank Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 60)

Đơn vị tính: Người

TT Chỉ tiêu

2017 2018 2019

TH So với 2016 TH So với 2017 TH So với 2018

+/- % +/- % +/- %

1 Tổng số KH vay 1433 287 25,04 1758 325 22,67 2476 718 40,81

2 Số KH vay tiêu dùng 769 124 19,23 1058 289 37,56 1571 513 48,49

3 Tỷ lệ (%) 53,65 60,16 63,44

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của Vpbank Hồ Chí Minh)

Số lượng khách hàng vay của Chi nhánh Vpbank HCM tăng lên qua các năm từ 2017 - 2019. Trong đó, năm 2017 số lượng khách hàng tăng đến 25,04% so với năm 2016 (tương ứng với 287 khách hàng). Năm 2019, số lượng khách hàng tăng 40,81% so với năm 2018 (tương ứng với mức tăng 718 khách hàng).

1600 1400 1200 1000 800 Số KH vay tiêu dùng 600 400 200 0 201 7 2018 2019

Biểu đồ 2.4: Số khách hàng vay tiêu dùng qua các năm tại Vpbank HCM

Đối với số lượng khách hàng vay tiêu dùng tại Chi nhánh thì năm 2018, số lượng khách hàng tăng 37,56% so với năm 2017 (tương ứng 289 người), năm 2019 tăng 48,49% so với năm 2018 (tương ứng 513 người).

Như vậy, trong giai đoạn 2017 – 2019, Chi nhánh đã đẩy mạnh hoạt động cho vay nói chung và vay tiêu dùng nói riêng, từ đó gia tăng số lượng khách hàng vay tại N i 1058 769

ngân hàng.

2.2.2.2. Phát triển về chất lượng cho vay tiêu dùng ở Vpbank Hồ Chí Minh

Với việc thường xuyên đánh giá chất lượng, Chi nhánh tạo được nề nếp quản lý chất lượng trong hệ thống. Chất lượng ngày càng được cải thiện, có tính ổn định cao. Theo kết quả xếp hạng về chất lượng dịch vụ nói chung cũng như CVTD nói riêng của VPBank thì VPbank HCM đứng ở vị trí thứ 2 về chất lượng dịch vụ của hệ thống. Qua kết quả thăm dò định kỳ của Ngân hàng, chất lượng dịch vụ của Ngân hàng cũng được đánh giá cao so với các ngân hàng khác trên địa bàn.

- Mức giảm tỷ lệ nợ xấu:

Với sự phát triển các sản phẩm, dịch vụ cho vay tiêu dùng hiện nay đối tượng có lợi nhất là người tiêu dùng và kích thích họ mua sắm nhiều hơn các phương thức cho vay truyền thống.Tuy nhiên, việc dễ dàng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ cho vay tiêu dùng với thời gian nhanh chóng, thủ tục đơn giản dẫn đến một số rủi ro về nợ quá hạn, nợ xấu.

Bảng 2.11: Nợ xấu cho vay tiêu dùng tại VpBank Hồ Chí Minh

Đơn vị tính: tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1 Dư nợ CVTD 65.36 100 102.61 100 197.91 100 2 Nợ xấu CVTD (%) 1.41 2.15 2.08 2.03 3.68 1.86

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của Vpbank Hồ Chí Minh

Tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng của VpBank HCM có xu hướng giảm trong giai đoạn 2017 – 2019. Năm 2016, tỷ lệ nợ xấu CVTD của Vp bank HCM là 2,15% (tương ứng với 1,41 tỷ đồng); đến năm 2019, tỷ lệ nợ xấu trong CVTD của chi nhánh giảm xuống còn 1,86% (tương ứng với 3,68 tỷ đồng).

Với kết quả trên cho thấy, về mặt tỷ lệ nợ xấu giảm qua các năm nhưng số tiền thu hồi của Ngân hàng tăng lên. Điều này cho thấy, Vpbank Hồ Chí Minh đang gặp

Nợ xấu CVTD tại Chi Nhánh 250 197.91 200 150 102.61 100 65.36 50 1.41 2.08 3.68 0 2017 2018 2019 Dư nợ CVTDNợ xấu CVTD (%)

phải những khó khăn nhất định trong cơng tác thu hồi nợ. Nhưng có thể thấy, mặc dù nợ xấu CVTD đang tăng về số tuyệt đối, nhưng xét về tỷ lệ thì lại giảm. Chứng tỏ Vp Bank HCM cũng đã có những biện pháp nhất định nhằm kiểm sốt được tình trạng trên.

Biểu đồ 2.5: Nợ xấu CVTD tại Chi nhánh

- Thực trạng biến đổi kết cấu nhóm nợ

Nợ nhóm 1 vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ từ ở mức trên 94%. Tuy nhiên, tỷ lệ này đang có xu hướng giảm qua các năm. Nợ nhóm 2 duy trì ở mức trên dưới 3 % năm 2019. Có thể thấy số tiền 2,08 tỷ đồng đã chuyển từ nợ nhóm 4 sang nợ nhóm 5 vào năm 2018 làm xuất hiện nợ nhóm 5. Trong năm này, Chi nhánh xuất hiện thêm 1 khoản nợ nhóm 4 với số tiền là 1,6 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ 0,81%.

T

Đ

ồn

Bảng 2.12: Biến đổi kết cấu nhóm nợ vay tiêu dùng tại Vp Bank HCM

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nhóm nợ 2017 2018 2019

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

1 63.31 96.86 98.66 96.15 186.67 94.32 2 0.64 0.98 1.87 1.82 7.56 3.82 3 4 1.41 2.16 2.08 2.03 1.60 0.81 5 2.08 1.05 Tổng 65.36 100 102.61 100 197.91 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của Vpbank Hồ Chí Minh)

+Mức giảm tỷ lệ trích lập dự phịng

Chi nhánh trích lập dự phịng theo các nhóm nợ như sau: Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): mức trích DPRR cụ thể 0% Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): mức trích DPRR cụ thể 5%

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): mức trích DPRR cụ thể 20% Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn): mức trích DPRR cụ thể 50% Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): mức trích DPRR cụ thể 100%

Ngồi trích lập dự phịng cụ thể, Ngân hàng trích lập dự phịng chung bằng 0,75% tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Số tiền trích lập dự phịng rủi ro đối với dư nợ CVTD đang tăng dần. Với mức gia tăng này, cùng với tỷ lệ nợ xấu CVTD không quá cao, cho thấy Chi nhánh đã chú trọng đến việc đảm bảo an toàn trong hoạt động CVTD.

- Thực trạng tăng trưởng thu nhập CVTD

Tỷ trọng cho vay tiêu dùng không cao so với tổng dư nợ tín dụng tồn hệ thống ngân hàng nhưng đã đóng góp đáng kể vào hiệu quả kinh doanh của nhiều ngân hàng thương mại.

Thu từ hoạt động CVTD của Vpbank HCM 250 210.3 200 170.25 148.87 150 100 50 42.23 26.46 15.11 0 2017 2018 2019

Thu từ hoạt động CVTD Thu từ hoạt động tín dụng

Biểu đồ 2.6: Thu từ hoạt động CVTD của Vpbank Hồ Chí Minh

Cùng với sự tăng trưởng Dư nợ CVTD tại Chi nhánh VPBank HCM kéo theo sự tăng trưởng về thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng. Thu nhập từ hoạt động CVTD đang chiếm tỷ trọng lớn dần trong tổng thu nhập của chi nhánh qua các năm. Năm 2017, thu nhập từ CVTD đạt 15,11 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 8,42% tổng thu nhập. Đến 2019, CVTD mang lại 42,23 tỷ đồng, đạt 15,97% tổng thu nhập.

Bảng 2.13: Thu nhập từ hoạt động CVTD tại Vpbank Hồ Chí Minh

Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Số tiền Số tiền Số tiền

1 Thu từ hoạt động CVTD (Tỷ đồng) 15,11 26,46 42,23 2 Thu từ hoạt động tín dụng (Tỷ đồng) 148,87 170,25 210,30 3 Thu nhập của Chi nhánh (Tỷ đồng) 179,50 235,80 264,44 4 Thu từ CVTD/thu từ hoạt động TD của NH (%) 10,15 15,54 20,08 5 Thu từ CVTD/Thu nhập của NH (%) 8,42 11,22 15,97

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của Vpbank Hồ Chí Minh)

T

Đ

ồn

2.3. Đánh giá thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng của Vpbank HCM

2.3.1. Thành cơng

Trong những năm qua, hoạt động tín dụng tiêu dùng đã góp một phần khơng nhỏ vào sự thành cơng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chất lượng tín dụng tiêu dùng vẫn được đảm bảo. Vpbank Hồ Chí Minh ln nỗ lực khơng ngừng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng tiêu dùng nói riêng nhằm hạn chế rủi ro cho chi nhánh và góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế địa phương. Giai đoạn 2017 – 2019, hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh đã đạt được một số kết quả sau:

Thứ nhất: Dư nợ CVTD không ngừng gia tăng qua các năm. Dư nợ CVTD

năm 2017 đạt 65,36 tỷ đồng, tăng 45,7 tỷ đồng so với năm 2016. Đến năm 2019, dư nợ CVTD tăng mạnh, đạt 197,91 tỷ đồng, tăng 95,31 tỷ đồng so với năm 2018, tương ứng với tỷ lệ tăng là 92,88%. Có được các kết quả này là do Ngân hàng đã thực hiện tốt công tác nghiên cứu nhu cầu khách hàng, phân đoạn thị trường, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Thứ hai: Nợ xấu cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng giảm

mạnh. Năm 2017, nợ xấu CVTD là 2,15% và đến năm 2019 nợ xấu CVTD giảm còn 1,86%. Điều này cho thấy chất lượng cho vay tiêu dùng ngày càng được cải thiện và nâng cao.

Thứ ba: Sản phẩm cho vay tại Chi nhánh tương đối đa dạng, đáp ứng được

nhu cầu của người dân trên địa bàn (gồm 5 nhóm sảm phẩm: Cho vay mua phương tiện đi lại; cho vay hỗ trợ du học; cho vay xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp mua nhà ở đối với dân cư; cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài; cho vay mua sắm hàng tiêu dùng vật dụng gia đình). Tuy nhiên, để tăng tính cạnh tranh đối với các TCTD trên địa bàn tỉnh, tạo sự đa dạng, hấp dẫn hơn đối với khách hàng, trong thời gian tới, Chi nhánh cần phải triển khai nhiều sản phẩm vay tiêu dùng hơn nữa. Đặc biệt là các sản phẩm mang tính khác biệt vượt trội.

lượng khách hàng vay tiêu dùng tại ngân hàng tăng lên qua các năm (Năm 2017 số lượng khách hàng tăng đến 19,23% so với năm 2016 đạt mức 769 khách hàng. Năm 2019, số lượng khách hàng tăng 48,49% so với năm 2018) đồng thời ngân hàng đã ban hành và thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ cho vay các sản phẩm cho vay tiêu dùng: 100% các cán bộ tín dụng của Chi nhánh nắm bắt và thực hiện theo quy trình cho vay. Tuy nhiên, cịn 1 số vướng mắc trong quá trình tác nghiệp như khâu thẩm định TSBĐ, kiểm soát sau cho vay…dẫn đến cịn để xảy ra tình trạng nợ xấu trong hoạt động cho vay. Thơng qua hình thức CVTD ngân hàng đã tạo điều kiện cho một số cá nhân và hộ gia đình mở rộng sản xuất, kịp thời nắm bắt cơ hội kinh doanh tốt, đáp ứng nhu cầu về vốn. Ngân hàng đã giải quyết cho hàng ngàn CBCNV thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình qua đó tăng uy tín của ngân hàng.

2.3.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh vẫn còn tồn tại một số vấn đề còn tồn tại:

Thứ nhất: Dư nợ CVTD của Chi nhánh vẫn còn thấp (năm 2017, dư nợ CVTD chiếm 12,45% tổng dư nợ đến năm 2019 dư nợ CVDT chiếm 25,77% tổng dư nợ của Vpbank HCM). Dư nợ cho vay tiêu dùng để xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp mua nhà ở đối với dân cư những năm gần đây đang có xu hướng giảm dần (năm 2017 chiếm 50,31% dư nợ CVDT đến năm 2019, giảm cịn 35,44%). Vpbank Hồ Chí Minh nên chú trọng hơn đến những khách hàng vay tiêu dùng với mục đích này bởi vì đây thường là những khách hàng có khoản vay lớn và sẽ mang lại được lợi nhuận nhiều hơn cho ngân hàng. Ngân hàng cần mở rộng và khai thác thêm khách hàng ở mảng này.

Thứ hai: Thu nhập CVTD tại chi nhánh mặc dù có sự tăng trưởng qua các

năm, tuy vậy tỷ trọng đóng góp chung vào thu nhập của Chi nhánh vẫn cịn thấp. Năm 2017, thu nhập từ CVTD đạt 15,11 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 8,42% tổng thu nhập. Đến 2019, CVTD mang lại 42,23 tỷ đồng, đạt 15,97% tổng thu nhập.

Thứ ba: Tình trạng phát sinh nợ quá hạn vẫn xảy ra, tỷ lệ nợ quá hạn trong dư nợ còn khá cao, gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, ngân hàng chưa có biện

pháp hữu hiệu để khắc phục. Tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng của VpBank HCM có xu hướng giảm trong giai đoạn 2017 – 2019 nhưng vẫn còn cao. Năm 2017, tỷ lệ nợ xấu CVTD của Vpbank HCM là 2,15% (tương ứng với 1,41 tỷ đồng); đến năm 2019, tỷ lệ nợ xấu trong CVTD của chi nhánh giảm xuống còn 1,86% (tương ứng với 3,68 tỷ đồng).

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế- Nguyên nhân khách quan: - Nguyên nhân khách quan:

Một trong những nguyên nhân khiến cho quy mơ hoạt động CVTD cịn thấp, khả năng mở rộng các nghiệp vụ cung cấp khó khăn, dẫn đến những hạn chế trong hoạt động CVTD là bắt nguồn từ tâm lý người dân. Họ khơng thích ở trong trạng thái nợ nần, và chịu những áp lực khi chưa trả hết nợ. Mặt khác, xu hướng tích lũy tiết kiệm vẫn phổ biến hơn là đi vay để tiêu dùng rồi tích lũy trả nợ sau. Theo số liệu cập nhật từ NHNN, từ cuối năm 2017 tới giữa năm 2018, tổng số tài khoản tiền gửi thanh toán của cá nhân chỉ xoay quanh mốc 70 triệu tài khoản, nhưng từ quý 3/2018 tới quý 1/2019, số tài khoản này đã tăng mạnh lên đạt hơn 81,3 triệu tài khoản. Chính vì thế, nếu các ngân hàng muốn mở rộng CVTD thì phải tác động tới mặt tâm lý người dân, thuyết phục và giải thích cho họ những lợi ích thu được từ việc vay tiêu dùng.

Hạn mức cho vay còn thấp, chưa thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của khách hàng. Vpbank Hồ Chí Minh chủ yếu cho vay TD theo hình thức có tài sản đảm bảo (lớn hơn 70% trên dư nợ CVTD qua các năm). Chi nhánh không nên quá cứng nhắc trong việc quy định số tiền tối đa mà một hộ có thể vay được là 36 tháng lương như hiện nay, mà tuỳ từng trường hợp cụ thể có thể xem xét để xác định mức cho vay một cách hợp lý nhằm mở rộng tăng trưởng tín dụng nhưng đồng thời vẫn đảm bảo được mục tiêu của ngân hàng . Đối tượng cho vay chưa đa dạng chủ yếu các đối tượng là CBCNV có thu nhập ổn định, đang cơng tác tại các cơ quan hành chính sự nghiệp và một số CTCP được vay nhu cầu đời sống không cần TSBĐ tại ngân hàng.

Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện nay ngày càng lớn: Do ngày càng có nhiều ngân hàng ra đời, có cả những ngân hàng tư nhân trong nước hay các ngân hàng

nước ngoài. Năm 2019, tỷ lệ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ ở Việt Nam đạt khoảng 11,4% trong khi ở các nước phát triển là 40-50%, cho nên dung lượng thị trường rất lớn, thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngồi nước tham gia. Các tổ chức tín dụng đều đang hồn thiện và nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ của chính mình, mỗi ngân hàng đều nỗ lực trong việc đưa ra những lợi thế so sánh và nhưng ưu điểm khác nhằm tạo ra khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường đặc biệt trong lĩnh vực CVTD, vì nó đang được coi là một thị trường rộng mở và đầy tiềm năng trong tương lai khi mà đất nước đang có tốc độ tăng tưởng khá cao như hiện nay.

-Nguyên nhân chủ quan:

Việc nắm bắt thơng tin khách hàng gặp nhiều khó khăn, thường khơng đầy đủ và chính xác. Người vay tiêu dùng thường khơng muốn tiết lộ thông tin về thu nhập hàng tháng của gia đình, tình trạng sức khỏe... Vì nếu các nguồn thu nhập không đảm bảo họ sẽ không được ngân hàng cho vay vốn. Năng lực tài chính của khách hàng chưa đáp ứng được điều kiện vay tiêu dùng của ngân hàng.

Các loại hình sản phẩm CVTD mới chỉ phát triển ở các sản phẩm truyền thống, chưa có các sản phẩm vượt trội, khác biệt so với các TCTD trên địa bàn (Mới chỉ có cho vay mua phương tiện đi lại; cho vay hỗ trợ du học; cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài; cho vay mua sắm hàng tiêu dùng vật dụng gia đình).

Cơng tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng vay tiêu dùng cịn chưa được bài bản, chủ động, chưa có những chương trình thực sự có sức lan tỏa nhiều đối với khách hàng vay (chưa tổ chức các chương trình chăm sóc trực tiếp khách hàng như quà tặng chúc mừng sinh nhật khách hàng,...).

Chưa đẩy mạnh liên kết trong cho vay (chưa liên kết với các doanh nghiệp thông qua việc trả lương qua thẻ,.. để thực hiện cho vay). Để phát triển mạnh cho vay tiêu dùng thì việc liên kết đối với các đơn vị kinh doanh, hành chính sự nghiệp là một trong những yếu tố rất quan trọng để mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w