7. Đóng góp của đề tài
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay tiêu dùng của NHTM
1.3.1. Nhân tố khách quan
1.3.1.1. Môi trường pháp lý
Các nhân tố pháp lý bao gồm các quy định, luật lệ, nghị định, chính sách kinh tế, chính sách thuế, các quy định về lãi suất, ngoại tệ, tỷ giá hối đối của Ngân hàng nhà nước...Mơi trường pháp lý ảnh hưởng nhiều đến hoạt động cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng của các NHTM. Các quy định về luật Ngân hàng, các quy định về lãi suất huy động, lãi suất cho vay... buộc các NHTM phải tuân thủ và thực hiện đúng.
Luật pháp là công cụ quản lý đắc lực của Nhà nước. Mọi cá nhân, tổ chức tại mỗi nước đều chịu sự chi phối của hệ thống pháp luật do quốc gia đó quy định với những hoạt động của mình. Các Ngân hàng thương mại cũng khơng phải ngoại lệ. Hơn thế hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm - kinh doanh tiền tệ - thì sự giám sát kiểm tra của Nhà nước là hết sức quan trọng và cần thiết, họ phải tuân theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước, luật các tổ chức tín dụng, luật dân sự và các quy định khác.
Nếu các quy định của pháp luật không rõ ràng, không đồng bộ, không ổn định và có nhiều khẽ hở thì rất khó cho ngân hàng trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, đồng thời cũng tạo ra khó khăn cho các doanh nghiệp, họ sẽ không yên tâm hoạt động trong môi trường như vậy, cắt giảm đầu tư làm cho nền kinh tế kém phát triển và thu nhập của người dân giảm sút, nhu cầu tiêu dùng giảm, khả năng mở rộng cho vay giảm.
Ngược lại, môi trường pháp lý ổn định, hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ đồng bộ sẽ khuyến khích các nhà đầu tư, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và tăng nhu cầu tiêu dùng của dân cư. Bên cạnh đó quyền lợi và trách nhiệm của các Ngân hàng thương mại và các bên liên quan cũng được bảo vệ, giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Chính điều đó giúp cho quy mơ cho vay của ngân hàng tăng lên.
1.3.1.2. Môi trường kinh tế - văn hoa xã hội
Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố như chính sách, cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước, lạm phát, lãi suất, tiền lương, thu nhập... các yếu tố này không những có vai trị định hướng mà cịn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động Ngân hàng. Nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào sự tăng trưởng kinh tế. Một nền kinh tế tăng trưởng ổn định, môi trường kinh doanh thuận lợi, nhu cầu tiêu dùng tăng sẽ là cơ hội tốt cho các Ngân hàng mở rộng cho vay. Trái lại, nền kinh tế trì trệ, lạm phát, thất nghiệp tăng cao, đầu tư không mang lại hiệu quả, nhu cầu vốn khơng có, hoạt động tín dụng gặp khó khăn, vốn của các Ngân hàng bị đóng băng khơng cho vay được, điều này có thể làm cho các Ngân hàng bị phá sản.
Đây là một nhân tố không kém phần quan trọng so với môi trường Luật pháp. Những chỉ tiêu như thu nhập quốc dân, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng, tỷ lệ thất nghiệp… phản ánh trung thực thực trạng nền kinh tế của một quốc gia. Nếu một nước có nền kinh tế ổn định thì đời sống của người dân cũng có xu hướng phát triển theo, nhu cầu tiêu dùng trong xã hội tăng mạnh. Vì vậy, cho vay tiêu dùng sẽ được phát triển với nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, thu nhập bình quân đầu người tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm Tình hình chính trị tác động mạnh đến
nền kinh tế nên cũng tác động tới cho vay tiêu dùng. Như chúng ta đã biết với một quốc gia có nền kinh tế chậm phát triển hoặc không ổn định, lạm phát cao…nhu cầu tiêu dùng của người dân sẽ giảm, do đó khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng gặp phải khó khăn.
Các yếu tố thuộc mơi trường văn hóa - xã hội bao gồm: tập qn xã hội, thói quen tiêu dùng, trình độ dân trí, thị hiếu người dân, an ninh trật tự, an toàn xã hội… có tác động khơng nhỏ tới cho vay tiêu dùng. Bên cạnh việc quyết định tới nhu cầu chi tiêu của các cá nhân, hộ gia đình, chúng cịn ảnh hưởng tới cả phương thức thỏa mãn cũng như thói quen tài trợ của họ. Nếu cộng đồng có thói quen hưởng thụ, ln muốn thỏa mãn các nhu cầu của mình một cách nhanh chóng, và khơng ngừng mong muốn cải thiện và nâng cao cuộc sống hiện tại thì cho vay tiêu dùng sẽ có cơ hội phát triển. Còn ngược lại, với một cộng đồng mà các cá nhân trong đó chủ yếu khơng thích
mua sắm, khơng có thói quen tiêu dùng q mức những gì mà họ kiếm được tại thời điểm hiện tại thì xu hướng chung của họ là sẽ tiết kiệm chứ không phải là đến Ngân hàng vay vốn để chi tiêu. Do đó, cho vay tiêu dùng sẽ hoạt động hết sức khó khăn trong một mơi trường như thế.
Ngồi ra tình hình an ninh, trật tự xã hội cũng góp phần đáng kể trong việc đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng. Với một xã hội an tồn, an ninh đảm bảo thì càng có nhiều nhu cầu trong việc chi tiêu, hưởng thụ. Vậy nên càng có nhiều cá nhân tìm đến Ngân hàng để được tài trợ nhằm thỏa mãn nhu cầu mà khả năng thanh toán hiện tại chưa đáp ứng được.
1.3.1.3. Nhom khách hàng mục tiêu của hoạt động cho vay tiêu dùng
Hoạt động CVTD xuất hiện nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhóm khách hàng khi năng lực tài chính chưa đủ để trang trải nhu cầu, cho phép họ có thể tiêu dùng trước, chi trả sau dưới nhiều hình thức. Bên cạnh đó, sự phát triển của các hoạt động CVTD cũng cho thấy hoạt động này khơng chỉ có ý nghĩa với từng cá nhân, mà còn mang lại những tác động tích cực cho tồn xã hội. CVTD cũng là một cơng cụ quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Với những nhóm khách hàng khác nhau, thì nhu cầu về vay vốn tiêu dùng là khác nhau, điều này ảnh hưởng đến khả năng phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng của các Ngân hàng thương mại.