7. Đóng góp của đề tài
2.3. Đánh giá thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng của Vpbank HCM
2.3.1. Thành cơng
Trong những năm qua, hoạt động tín dụng tiêu dùng đã góp một phần khơng nhỏ vào sự thành công trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chất lượng tín dụng tiêu dùng vẫn được đảm bảo. Vpbank Hồ Chí Minh ln nỗ lực khơng ngừng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng tiêu dùng nói riêng nhằm hạn chế rủi ro cho chi nhánh và góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế địa phương. Giai đoạn 2017 – 2019, hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh đã đạt được một số kết quả sau:
Thứ nhất: Dư nợ CVTD không ngừng gia tăng qua các năm. Dư nợ CVTD
năm 2017 đạt 65,36 tỷ đồng, tăng 45,7 tỷ đồng so với năm 2016. Đến năm 2019, dư nợ CVTD tăng mạnh, đạt 197,91 tỷ đồng, tăng 95,31 tỷ đồng so với năm 2018, tương ứng với tỷ lệ tăng là 92,88%. Có được các kết quả này là do Ngân hàng đã thực hiện tốt công tác nghiên cứu nhu cầu khách hàng, phân đoạn thị trường, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Thứ hai: Nợ xấu cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng giảm
mạnh. Năm 2017, nợ xấu CVTD là 2,15% và đến năm 2019 nợ xấu CVTD giảm còn 1,86%. Điều này cho thấy chất lượng cho vay tiêu dùng ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Thứ ba: Sản phẩm cho vay tại Chi nhánh tương đối đa dạng, đáp ứng được
nhu cầu của người dân trên địa bàn (gồm 5 nhóm sảm phẩm: Cho vay mua phương tiện đi lại; cho vay hỗ trợ du học; cho vay xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp mua nhà ở đối với dân cư; cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài; cho vay mua sắm hàng tiêu dùng vật dụng gia đình). Tuy nhiên, để tăng tính cạnh tranh đối với các TCTD trên địa bàn tỉnh, tạo sự đa dạng, hấp dẫn hơn đối với khách hàng, trong thời gian tới, Chi nhánh cần phải triển khai nhiều sản phẩm vay tiêu dùng hơn nữa. Đặc biệt là các sản phẩm mang tính khác biệt vượt trội.
lượng khách hàng vay tiêu dùng tại ngân hàng tăng lên qua các năm (Năm 2017 số lượng khách hàng tăng đến 19,23% so với năm 2016 đạt mức 769 khách hàng. Năm 2019, số lượng khách hàng tăng 48,49% so với năm 2018) đồng thời ngân hàng đã ban hành và thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ cho vay các sản phẩm cho vay tiêu dùng: 100% các cán bộ tín dụng của Chi nhánh nắm bắt và thực hiện theo quy trình cho vay. Tuy nhiên, cịn 1 số vướng mắc trong quá trình tác nghiệp như khâu thẩm định TSBĐ, kiểm soát sau cho vay…dẫn đến cịn để xảy ra tình trạng nợ xấu trong hoạt động cho vay. Thơng qua hình thức CVTD ngân hàng đã tạo điều kiện cho một số cá nhân và hộ gia đình mở rộng sản xuất, kịp thời nắm bắt cơ hội kinh doanh tốt, đáp ứng nhu cầu về vốn. Ngân hàng đã giải quyết cho hàng ngàn CBCNV thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình qua đó tăng uy tín của ngân hàng.
2.3.2. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh vẫn còn tồn tại một số vấn đề còn tồn tại:
Thứ nhất: Dư nợ CVTD của Chi nhánh vẫn còn thấp (năm 2017, dư nợ CVTD chiếm 12,45% tổng dư nợ đến năm 2019 dư nợ CVDT chiếm 25,77% tổng dư nợ của Vpbank HCM). Dư nợ cho vay tiêu dùng để xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp mua nhà ở đối với dân cư những năm gần đây đang có xu hướng giảm dần (năm 2017 chiếm 50,31% dư nợ CVDT đến năm 2019, giảm cịn 35,44%). Vpbank Hồ Chí Minh nên chú trọng hơn đến những khách hàng vay tiêu dùng với mục đích này bởi vì đây thường là những khách hàng có khoản vay lớn và sẽ mang lại được lợi nhuận nhiều hơn cho ngân hàng. Ngân hàng cần mở rộng và khai thác thêm khách hàng ở mảng này.
Thứ hai: Thu nhập CVTD tại chi nhánh mặc dù có sự tăng trưởng qua các
năm, tuy vậy tỷ trọng đóng góp chung vào thu nhập của Chi nhánh vẫn còn thấp. Năm 2017, thu nhập từ CVTD đạt 15,11 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 8,42% tổng thu nhập. Đến 2019, CVTD mang lại 42,23 tỷ đồng, đạt 15,97% tổng thu nhập.
Thứ ba: Tình trạng phát sinh nợ quá hạn vẫn xảy ra, tỷ lệ nợ quá hạn trong dư nợ còn khá cao, gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, ngân hàng chưa có biện
pháp hữu hiệu để khắc phục. Tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng của VpBank HCM có xu hướng giảm trong giai đoạn 2017 – 2019 nhưng vẫn còn cao. Năm 2017, tỷ lệ nợ xấu CVTD của Vpbank HCM là 2,15% (tương ứng với 1,41 tỷ đồng); đến năm 2019, tỷ lệ nợ xấu trong CVTD của chi nhánh giảm xuống còn 1,86% (tương ứng với 3,68 tỷ đồng).
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế- Nguyên nhân khách quan: - Nguyên nhân khách quan:
Một trong những nguyên nhân khiến cho quy mơ hoạt động CVTD cịn thấp, khả năng mở rộng các nghiệp vụ cung cấp khó khăn, dẫn đến những hạn chế trong hoạt động CVTD là bắt nguồn từ tâm lý người dân. Họ khơng thích ở trong trạng thái nợ nần, và chịu những áp lực khi chưa trả hết nợ. Mặt khác, xu hướng tích lũy tiết kiệm vẫn phổ biến hơn là đi vay để tiêu dùng rồi tích lũy trả nợ sau. Theo số liệu cập nhật từ NHNN, từ cuối năm 2017 tới giữa năm 2018, tổng số tài khoản tiền gửi thanh toán của cá nhân chỉ xoay quanh mốc 70 triệu tài khoản, nhưng từ quý 3/2018 tới quý 1/2019, số tài khoản này đã tăng mạnh lên đạt hơn 81,3 triệu tài khoản. Chính vì thế, nếu các ngân hàng muốn mở rộng CVTD thì phải tác động tới mặt tâm lý người dân, thuyết phục và giải thích cho họ những lợi ích thu được từ việc vay tiêu dùng.
Hạn mức cho vay còn thấp, chưa thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của khách hàng. Vpbank Hồ Chí Minh chủ yếu cho vay TD theo hình thức có tài sản đảm bảo (lớn hơn 70% trên dư nợ CVTD qua các năm). Chi nhánh không nên quá cứng nhắc trong việc quy định số tiền tối đa mà một hộ có thể vay được là 36 tháng lương như hiện nay, mà tuỳ từng trường hợp cụ thể có thể xem xét để xác định mức cho vay một cách hợp lý nhằm mở rộng tăng trưởng tín dụng nhưng đồng thời vẫn đảm bảo được mục tiêu của ngân hàng . Đối tượng cho vay chưa đa dạng chủ yếu các đối tượng là CBCNV có thu nhập ổn định, đang cơng tác tại các cơ quan hành chính sự nghiệp và một số CTCP được vay nhu cầu đời sống không cần TSBĐ tại ngân hàng.
Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện nay ngày càng lớn: Do ngày càng có nhiều ngân hàng ra đời, có cả những ngân hàng tư nhân trong nước hay các ngân hàng
nước ngoài. Năm 2019, tỷ lệ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ ở Việt Nam đạt khoảng 11,4% trong khi ở các nước phát triển là 40-50%, cho nên dung lượng thị trường rất lớn, thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia. Các tổ chức tín dụng đều đang hồn thiện và nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ của chính mình, mỗi ngân hàng đều nỗ lực trong việc đưa ra những lợi thế so sánh và nhưng ưu điểm khác nhằm tạo ra khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường đặc biệt trong lĩnh vực CVTD, vì nó đang được coi là một thị trường rộng mở và đầy tiềm năng trong tương lai khi mà đất nước đang có tốc độ tăng tưởng khá cao như hiện nay.
-Nguyên nhân chủ quan:
Việc nắm bắt thơng tin khách hàng gặp nhiều khó khăn, thường khơng đầy đủ và chính xác. Người vay tiêu dùng thường khơng muốn tiết lộ thông tin về thu nhập hàng tháng của gia đình, tình trạng sức khỏe... Vì nếu các nguồn thu nhập không đảm bảo họ sẽ không được ngân hàng cho vay vốn. Năng lực tài chính của khách hàng chưa đáp ứng được điều kiện vay tiêu dùng của ngân hàng.
Các loại hình sản phẩm CVTD mới chỉ phát triển ở các sản phẩm truyền thống, chưa có các sản phẩm vượt trội, khác biệt so với các TCTD trên địa bàn (Mới chỉ có cho vay mua phương tiện đi lại; cho vay hỗ trợ du học; cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài; cho vay mua sắm hàng tiêu dùng vật dụng gia đình).
Cơng tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng vay tiêu dùng cịn chưa được bài bản, chủ động, chưa có những chương trình thực sự có sức lan tỏa nhiều đối với khách hàng vay (chưa tổ chức các chương trình chăm sóc trực tiếp khách hàng như q tặng chúc mừng sinh nhật khách hàng,...).
Chưa đẩy mạnh liên kết trong cho vay (chưa liên kết với các doanh nghiệp thông qua việc trả lương qua thẻ,.. để thực hiện cho vay). Để phát triển mạnh cho vay tiêu dùng thì việc liên kết đối với các đơn vị kinh doanh, hành chính sự nghiệp là một trong những yếu tố rất quan trọng để mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng.
Chương 2 đã giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Vpbank – Chi nhánh Hồ Chí Minh và đi vào phân tích cụ thể tình hình CVTD của Ngân hàng dựa trên nền tảng những cơ sở lý luận đã đưa từ chương 1. Tác giả đánh giá thực trạng phát triển CVTD tại Ngân hàng đồng thời chỉ ra được các mục tiêu của ngân hàng là: Tăng trưởng quy mô, phát triển thị phần, nâng cao chất lượng, và gia tăng thu nhập. Từ đó đưa ra những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân để làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp nhằm phát triển CVTD trong chương 3.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN CHO VAY