2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và các nguồn tài ngun
a. Vị trí địa lý
Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa ở phía Tây bắc tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc thành phố Hà Nội), có tọa độ địa lý từ 21019’40’’ – 105028’22’’ kinh độ Đơng.
Phía Đơng giáp thị xã Sơn Tây và tỉnh Vĩnh Phúc. Phía Tây và phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ.
Phía Nam giáp tỉnh Hịa Bình.
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 42.402,69 ha với trung tâm là thị trấn Tây Đằng, cách thủ đô Hà Nội 53km theo đƣờng quốc lộ 32. Đây cũng là tuyến đƣờng quốc lộ từ Hà Nội qua huyện Ba Vì để lên các tỉnh phía Bắc nhƣ Phú Thọ, Tuyên Quang, n Bái,…
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí huyện Ba Vì b. Đặc điểm địa hình, địa mạo b. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Huyện Ba Vì có núi Ba Vì với đỉnh cao 1296 m và 2 con sông lớn chảy vịng quanh là sơng Đà và sông Hồng tạo nên một sắc thái riêng về tự nhiên, khả năng đa
dạng hóa các loại cây trồng và phát triển kinh tế xã hội. Nhìn chung, địa hình ở đây có hƣớng thấp dần từ Tây Nam xuống Đơng Bắc, từ Tây sang Đơng có thể phân ra làm 3 tiểu vùng khác nhau:
- Vùng núi: độ cao trung bình 150- 300m, chiếm 46,5% diện tích tự nhiên của tồn huyện. Vùng này có 2 loại địa hình: núi cao thuộc vƣờn Quốc Gia Ba Vì và đồi núi thấp thuộc 7 xã miền núi.
- Vùng đồi gị: địa hình thấp dần từ 100 đến 20-25m theo hƣớng Tây Bắc thuộc địa bàn của 13 xã chiếm 34,66 % diện tích tồn huyện.
- Vùng đồng bằng sơng Hồng: địa hình tƣơng đối bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ đê sơng Hồng ra tả ngạn sơng Tích, gồm 12 xã chiếm 18,84 % diện tích tự nhiên tồn huyện.
c. Khí hậu
Ba Vì nằm sát phía Tây Bắc vùng châu thổ sông Hồng là vùng đặc trƣng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và có mùa đơng lạnh, khơ và mùa hè nóng, mƣa nhiều. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 140, cao nhất là 35-370. Lƣợng mƣa trung bình đạt 1682mm/ năm. Độ ẩm trung bình là 85-87%.
d. Thủy văn
Ba Vì c ó hệ thống thủy văn phong phú và đa dạng bao gồm sông Đà và sông Hồng dài 50km ta ̣o nên nguồn nƣớc tƣới phong phú , mang phù sa màu mỡ bồi lên vùng đồng bằng ven sông của huyện.
Ngồi hệ thống sơng , śi, Ba Vì còn có các a o hồ và đầm , đă ̣c biê ̣t có nhƣ̃ng hồ, đầm có cảnh quan đe ̣p đã và đang đƣợc cải ta ̣o , khai thác vào mu ̣c đích kinh doanh du li ̣ch, dich vu ̣ nhƣ: hồ Suối Hai, hồ Đầm Long, Ao Vua, Khoang Xanh,…
e. Tài nguyên rừng
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010, diện tích rừng tồn huyện là 10901,84 ha, trong đó đất rừng phịng hộ là 78,44 ha, đất rừng đặc dụng là 6436,31 ha tập trung chủ yếu trên núi Ba Vì từ độ cao 400m trở lên. Rừng có thảm động, thực vật rất phong phú, đa dạng. Đây là nguồn tài nguyên rừng quý hiếm cần đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt để giữ gìn nguồn gen động thực vật và nghiên cứu khoa học.
Đất rừng sản xuất 4387,09 ha phân bố khắp các vùng đồi gò của huyện nhƣng tập trung nhiều nhất ở các xã ven chân núi Ba Vì tạo nên một cảnh quan môi trƣờng và sinh thái cho phát triển ngành du lịch dịch vụ. Ngoài ra, rừng cịn có tác dụng rất lớn trong phịng hộ và điều hồ khí hậu của vùng, ý nghĩa to lớn về an ninh quốc phòng và tham quan du lịch. Chính vì vậy, việc khơi phục vốn rừng đã mất, trồng thêm, trồng mới, tái tạo quỹ rừng là một trong những nhiệm vụ cần đƣợc quan tâm đặc biệt trong các chƣơng trình bảo vệ mơi trƣờng sinh thái của huyện.
Đất Ba Vì đƣợc phân thành 2 nhóm chính sau:
+ Nhóm đất vùng đồng bằng: đây là nhóm đất đƣợc hình thành do q trình bồi tụ và đƣợc chia thành các nhóm nhỏ: đất phù sa đƣợc bồi (chiếm 15,35%), đất phù sa không đƣợc bồi (10,56%), đất phù sa glây (chiếm 4,57%), đất bạc màu và đất bạc màu glây trên phù sa cổ (chiếm 8,16%).
+ Nhóm đất vùng đồi núi: Đƣợc hình thành do kiến tạo địa chất và đƣợc phân thành các nhóm nhỏ nhƣ sau: đất nâu vàng trên phù sa cổ (chiếm 21,52%), đất đỏ vàng trên phiến sét (chiếm 24,33%), đất đỏ trên đá mắc ma bazơ trung tính (chiếm 15,51%).
Nhìn chung, Ba Vì là huyện có nhiều vùng khí hậu khác nhau. Bởi vậy, số lƣợng các loại đất cũng rất đa dạng, phức tạp nên có khả năng đa dạng hóa cây trồng, thâm canh tăng vụ, làm tăng năng suất cây trồng. Trong quá trình canh tác trên đất xám bạc màu và xám bạc màu glây cần có biện pháp hợp lý nhằm chống xói mịn, rửa trơi đất.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
a. Dân số - lao động - việc làm và thu nhập
Theo điều tra dân số năm 2010, huyện có khoảng 251.878 ngƣời, mật độ dân số khoảng 170 ngƣời/km². Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 9,6 triệu đồng năm 2010. Vì vậy, tình hình đời sống nhân dân trong những năm gần đây đã đƣợc cải thiện, khơng cịn hộ đói, số hộ nghèo giảm cịn 19,61%, và sự gia tăng dân số cũng giảm xuống.
b. Cơ cấu kinh tế và tốc độ phát triển của các ngành
Trong năm 2010, mặc dù phải đứng trƣớc những trở ngại về khủng hoảng tài chính, kinh tế thế giới, dịch bệnh ở ngƣời và gia súc diễn biến phức tạp,… cán bộ và nhân dân trong huyện đã cố gắng khắc phục khó khăn, tập trung đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế ngay từ đầu năm, hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu và nâng mức tăng trƣởng kinh tế lên 9,2% với tổng sản lƣợng đạt 6.800 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu ngƣời là 9,6 triệu đồng, cụ thể:
+ Đối với ngành nông nghiệp:
Trong những năm qua, sản xuất nơng nghiệp trong huyện đã có sự phát triển đáng kể, thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Theo tính tốn, tổng giá trị sản xuất trong năm 2010 đạt 4.594 tỷ đồng. Điều này cho thấy, giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng và ln giữ vai trị quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế, là nguồn sống cơ bản của dân cƣ.
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 530 tỷ, tăng 6,9% so với cùng kỳ. Hiện nay, huyện đã duy trì ổn định các ngành nghề truyền thống, tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình, tiếp nhận các dự án kinh tế, dự án của doanh nghiệp và các công ty đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh tại địa bàn huyện nhằm thúc đầy tốc độ tăng trƣởng của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
+ Đối với ngành dịch vụ - thương mại du lịch:
Với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo cơ chế thị trƣờng đã thúc đẩy các hoạt động sản suất, kinh doanh và tăng nhu cầu giao lƣu trao đổi hàng hóa. Ngành dịch vụ thƣơng mại trong huyện đƣợc giữ vững và phát triển rộng trên khắp địa bàn huyện, phục vụ kịp thời cho sản suất và đặc biệt tạo ra thị trƣờng tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp khá phát triển. Giá trị dịch vụ thƣơng mại năm 2010 đạt 1.146 tỷ đồng, tăng 11,8%.
c. Cơ sở hạ tầng xã hội – kỹ thuật
Hệ thống giao thơng: Trên địa bàn huyện có 15,5 km đƣờng quốc lộ, 115 km đƣờng tỉnh lộ, 36.2 km đê đại hà, 151 km đƣờng huyện lộ, 950 km đƣờng trục xã, thơn, xóm. Đƣờng quốc lộ 32 mới đƣợc nâng cấp trong năm 2006 nền đƣờng rộng 9 m, đoạn qua thị trấn Tây Đằng rộng 16 m. 9/11 tuyến đƣờng tỉnh lộ đã đƣợc trải nhựa với chiều rộng bình quân từ 5,0 – 5,5 m. Hệ thống giao thông nông thôn đến nay đã kiên cố hóa đƣợc 208 km (đƣờng trục xã 25 km, đƣờng ngõ xóm 183 km).
Hệ thống thủy lợi: Hiện nay đã có 15 km mặt đê đƣợc đổ bê tơng, cịn lại 21,1 km mặt đê là đất, đã bị xuống cấp nặng. Hiện tại, hệ thống hồ đập, trạm bơm, kênh tƣới đảm bảo tƣới nƣớc cho hơn 80% diện tích lúa huyện, chỉ cịn gần 20 % diện tích lúa ở vùng đồi gị, vùng núi chƣa chủ động nƣớc tƣới do thiếu nguồn.
Hệ thống giáo dục – đào tạo: tồn huyện có 36 trƣờng mầm non, 35 trƣờng tiểu học, 36 trƣờng trung học cơ sở, 07 trƣờng PTTH. Nhìn chung các trƣờng tiểu học, THCS đã đƣợc kiên cố nhƣng vẫn chƣa đủ lớp học, hầu hết nhà ban giám hiệu là nhà cấp 4, chƣa có các phịng thí nghiệm để dụng cụ đồ dùng giảng dạy.
Y tế: Công tác y tế đã đƣợc thực hiện tốt các chƣơng trình y tế quốc gia, phịng chống các dịch bệnh góp phần chăm sóc, nâng cao sức khỏe của nhân dân. Có 4 xã đƣợc cơng nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế nâng tổng số xã đƣợc công nhận đạt chuẩn lên 15 xã.
Văn hóa – thể thao: Nhà văn hóa huyện 1 tầng, diện tích chật hẹp, nhà văn hóa xã chƣa có, thƣờng làm chung với trụ sở thơn hoặc sinh hoạt nhờ ở đình. Huyện và xã đều có sân vận động nhƣng mới chỉ ở dạng sân đất, chƣa có khán đài, diện tích hẹp.
Du lịch: đã hình thành một số khu du lịch nhƣ Suối Hai, Ao Vua, Khoang Xanh, Suối Tiên, Đầm Long, Thiên Sơn – Thác Ngà, Vƣờn quốc gia Ba Vì,… với lƣợng du khách đến ngày càng đông, doanh thu hàng năm đều tăng.
Các cơng trình di tích lịch sử và văn hố: là vùng q xứ Đồi, Ba Vì có nhiều di tích lịch sử văn hóa đã đƣợc nhà nƣớc công nhận và xếp hạng bảo vệ. Nổi bật nhất là núi Ba Vì với truyền thuyết lịch sử về 2 vị thần Sơn Tinh, Thủy Tinh. Ngoài ra, Ba Vì cịn có rất nhiều đình chùa nổi tiếng với những kiến trúc cổ mang đậm bản sắc dân tộc, truyền thống của vùng quê Việt Nam.
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội 2.1.3.1. Thuận lợi 2.1.3.1. Thuận lợi
- Huyện Ba Vì với vị trí địa lý nằm trên vùng có điều kiện khí hậu, thời tiết đặc thù, cảnh quan thiên nhiên đẹp, là huyện ngoại thành phố Hà Nội nên có thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa lớn là nội đơ thành phố Hà nội có sức mua lớn và tiêu dùng với nhu cầu cao nên Ba Vì có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là du lịch, dịch vụ.
- Quỹ đất của huyện rất lớn, nhất là đất nơng, lâm nghiệp đó là nguồn tài nguyên quan trọng cho mở rộng các hoạt động kinh tế, xây dựng các cơng trình văn hố, giáo dục, y tế phục vụ nhu cầu trong huyện. Đặc biệt, đất đai vùng ven sơng màu mỡ, phì nhiêu, vùng đồi gị đa dạng thích hợp cho nhiều loại cây trồng khác nhau.
- Nguồn nƣớc dồi dào, phân bố tƣơng đối đồng đều khắp các vùng trong huyện tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của ngƣời dân.
- Rừng và sông hồ tạo nên vùng đất tự nhiên với cảnh quan đẹp, môi trƣờng trong lành thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái và các loại hình dịch vụ du lịch. Ngồi ra, Ba Vì cịn có nguồn nƣớc khống, núi đá vôi,…phục vụ tốt cho cơng nghiệp khai khống và sản xuất vật liệu xây dựng.
- Nguồn nhân lực khá dồi dào, với tính đa sắc tộc cho phép huyện Ba Vì có thể phát triển các hoạt động kinh tế, khai thác theo hƣớng xuất khẩu lao động, phát triển các nghề thủ công truyền thống tăng thu nhập cho nhân dân.
2.1.3.2. Những hạn chế và khó khăn
- Địa hình phức tạp, chia cắt của bộ phận lãnh thổ thuộc miền núi của huyện ảnh hƣởng đến xây dựng các hệ thống hạ tầng và phát triển kinh tế.
- Sự phân hóa của khí hậu, chế độ thủy văn theo mùa đã ảnh hƣởng không nhỏ tới đời sống sản xuất của nhân dân. Mùa mƣa lũ, nƣớc từ thƣợng nguồn đổ về gây nên hiện tƣợng ngập úng cục bộ, gây sói lở đất ngồi đê ảnh hƣởng đến sản xuất.
- Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động còn chậm. Chất lƣợng lao động biểu hiện ở trình độ văn hố và tay nghề của ngƣời lao động thấp, ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động chƣa cao ảnh hƣởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo hƣớng phát triển ngành du lịch.
- Kết cấu hạ tầng đƣợc huy động đầu tƣ xây dựng, nâng cấp đã có nhiều thay đổi về diện mạo nhƣng còn chậm chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông.
2.2. Đặc điểm tình hình sử dụng và quản lý đất đai tại huyện Ba Vì
Ba Vì là một huyện có đất đai rộng lớn. Ranh giới hành chính giữa các xã trong huyện đều đã đƣợc hoạch định theo chỉ thị 364/CT-HĐBT ngày 6/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ), xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc các điểm mốc giới và đƣợc khoanh vẽ trên bản đồ. Đến nay, toàn huyện Ba Vì đã đƣợc bàn giao hồ sơ địa giới hành chính ở tất cả 31 xã.
Bảng 2.1. Diện tích các loại đất chính của huyện Ba Vì năm 2005 và năm 2010
STT Loại đất Hiện trạng năm 2005 (ha) Cơ cấu (%) Hiện trạng năm 2010 (ha) Cơ cấu (%) 1 Đất nông nghiệp 29103.71 67,99 29188.58 68,84
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 17390.53 40,63 17134.99 40,43
1.2 Đất lâm nghiệp 10754.62 25,13 10901.84 25,71
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 946.93 2,21 1114.94 2,63
1.4 Đất làm muối 0 0 0 0
1.5 Đất nông nghiệp khác 11.63 0,03 28.39 0,07
2 Đất phi nông nghiệp 13065.73 30,52 12939.98 30,52
2.1 Đất ở 1665.85 3,89 1701.41 4,01
2.2 Đất chuyên dùng 4402.13 10,28 4526.85 10,68
2.3 Đất tơn giáo tín ngưỡng 39.20 0,09 38,75 0,09
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 283.76 0,66 285.08 0,67
2.5 Đất sông suối mặt nước chuyên dùng 6674.69 15,59 6386.85 15,06
2.6 Đất phi nông nghiệp khác 0,10 0,00 1,04 0,00
3 Đất chƣa sử dụng 634.93 1,49 274,13 0,64
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 327.86 0,77 212.45 0,50
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 247.82 0,58 48,55 0,11
3.3 Núi đá khơng có rừng cây 59.25 0,14 13,13 0,03
Tổng 42804,37 100 42402,69 100
Theo kết quả tổng kiểm kê đất đai năm 2005, huyện Ba Vì có tổng diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính đƣợc UBND tỉnh Hà Tây (cũ) xác định theo chỉ thị 364 là 42.804,37 ha, bao gồm 32 đơn vị hành chính xã, thị trấn. Đến năm 2007 do điều chỉnh địa giới, cắt điều chuyển xã Tân Đức diện tích 450,43 ha về tỉnh Phú Thọ quản lý và tăng 48,75 ha do năm 2007 UBND tỉnh Hà Tây chuyển hệ tọa độ từ HN-72 sang hệ tọa độ VN-2000. Nhƣ vậy, đến năm 2010 diện tích tự nhiên toàn huyện là 42402,69 ha, gồm 31 đơn vị hành chính xã, thị trấn.
Qua bảng 2.1 cho thấy, trong vòng 5 năm qua, việc sử dụng quỹ đất của huyện đã có nhiều thay đổi đáng kể. Đất đai đƣợc đƣa vào sử dụng một cách triệt để hơn làm xóa đi tình trạng đất vơ chủ, tiết kiệm đƣợc tài nguyên đất. Bên cạnh đó, sự chuyển dịch cơ cấu ngành cũng đã cho thấy sự phát triển đồng bộ về kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của huyện.
2.2.1. Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Ba Vì đã sớm chỉ đạo tất cả các xã, các nông lâm trƣờng tiến hành đo đạc bản đồ giải thửa tỉ lệ lớn theo chỉ thị 299/TTg của Thủ tƣớng chính phủ, 32 xã đo đƣợc 864 bản đồ, các nông lâm trƣờng đo đƣợc 70 tờ bản đồ tỉ lệ 1/1000 đến 1/2000.