Diện tích các loại đất chính của huyện Ba Vì năm 2005 và năm 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 40)

STT Loại đất Hiện trạng năm 2005 (ha) Cơ cấu (%) Hiện trạng năm 2010 (ha) Cơ cấu (%) 1 Đất nông nghiệp 29103.71 67,99 29188.58 68,84

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 17390.53 40,63 17134.99 40,43

1.2 Đất lâm nghiệp 10754.62 25,13 10901.84 25,71

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 946.93 2,21 1114.94 2,63

1.4 Đất làm muối 0 0 0 0

1.5 Đất nông nghiệp khác 11.63 0,03 28.39 0,07

2 Đất phi nông nghiệp 13065.73 30,52 12939.98 30,52

2.1 Đất ở 1665.85 3,89 1701.41 4,01

2.2 Đất chuyên dùng 4402.13 10,28 4526.85 10,68

2.3 Đất tơn giáo tín ngưỡng 39.20 0,09 38,75 0,09

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 283.76 0,66 285.08 0,67

2.5 Đất sông suối mặt nước chuyên dùng 6674.69 15,59 6386.85 15,06

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 0,10 0,00 1,04 0,00

3 Đất chƣa sử dụng 634.93 1,49 274,13 0,64

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 327.86 0,77 212.45 0,50

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 247.82 0,58 48,55 0,11

3.3 Núi đá khơng có rừng cây 59.25 0,14 13,13 0,03

Tổng 42804,37 100 42402,69 100

Theo kết quả tổng kiểm kê đất đai năm 2005, huyện Ba Vì có tổng diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính đƣợc UBND tỉnh Hà Tây (cũ) xác định theo chỉ thị 364 là 42.804,37 ha, bao gồm 32 đơn vị hành chính xã, thị trấn. Đến năm 2007 do điều chỉnh địa giới, cắt điều chuyển xã Tân Đức diện tích 450,43 ha về tỉnh Phú Thọ quản lý và tăng 48,75 ha do năm 2007 UBND tỉnh Hà Tây chuyển hệ tọa độ từ HN-72 sang hệ tọa độ VN-2000. Nhƣ vậy, đến năm 2010 diện tích tự nhiên tồn huyện là 42402,69 ha, gồm 31 đơn vị hành chính xã, thị trấn.

Qua bảng 2.1 cho thấy, trong vòng 5 năm qua, việc sử dụng quỹ đất của huyện đã có nhiều thay đổi đáng kể. Đất đai đƣợc đƣa vào sử dụng một cách triệt để hơn làm xóa đi tình trạng đất vơ chủ, tiết kiệm đƣợc tài nguyên đất. Bên cạnh đó, sự chuyển dịch cơ cấu ngành cũng đã cho thấy sự phát triển đồng bộ về kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của huyện.

2.2.1. Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Ba Vì đã sớm chỉ đạo tất cả các xã, các nông lâm trƣờng tiến hành đo đạc bản đồ giải thửa tỉ lệ lớn theo chỉ thị 299/TTg của Thủ tƣớng chính phủ, 32 xã đo đƣợc 864 bản đồ, các nông lâm trƣờng đo đƣợc 70 tờ bản đồ tỉ lệ 1/1000 đến 1/2000. Công tác giao ruộng đất ổn định lâu dài cho nông dân theo Nghị định 64/CP của chính phủ và Quyết định 250/QĐ-UB của UBND tỉnh Hà Tây cũ đều dùng tài liệu này.

Tuy nhiên, bản đồ đo đạc đã lâu, trong quá trình sử dụng đất đai lại thƣờng xuyên xảy ra biến động nên hệ thống bản đồ địa chính cần phải đƣợc chỉnh lý và đo đạc lại để phục vụ cho công tác quản lý đất đai đƣợc sát thực và kịp thời.

Công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của toàn huyện đã hoàn thành dựa trên cơ sở số liệu thống kê – kiểm kê đất đai và chỉnh lý biến động tình hình sử dụng đất của huyện.

2.2.2. Tình hình giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng

Trong năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009, trên địa bàn huyện Ba Vì đã thực hiện 43 Quyết định thu hồi đất, giao đất để thực hiện các dự án cơng trình cơng cộng, an ninh quốc phòng, giao đất giãn dân, đấu giá đất, cho thuê đất vào mục đích kinh tế. Trong đó:

- Thu hồi vào mục đích cơng cộng, an ninh quốc phòng: 9 Quyết định, diện tích 248.441,70 m2.

- Thu hồi đất để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất: 01 Quyết định, diện tích: 76.214 m2.

- Thu hồi để giao cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh: 6 Quyết định, diện tích 99.438,10 m2.

Ngồi ra, UBND huyện cịn cho các hộ gia đình, cá nhân th đất làm trang trại, kinh doanh quy mô nhỏ ở nông thôn. UBND TP. Hà Nội quyết định cho các đơn vị thuê đất làm du lịch xung quanh núi Ba Vì dƣới Cos 100. Ngồi diện tích đất th, các tổ chức trên cịn nhận giao khốn trồng và bảo vệ rừng Quốc gia Ba Vì hàng trăm ha. Thêm vào đó, các đơn vị kinh doanh du lịch xung quanh chân núi Ba Vì sử dụng đất để kinh doanh tạo thêm công ăn việc làm tại chỗ cho nhân dân địa phƣơng, tăng thêm nguồn thu cho ngân sách Nhà nƣớc.[13]

Nhìn chung, việc giao đất, cho thuê đất thực hiện đúng quy định của Luật đất đai. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại nhƣ sử dụng quá diện tích đƣợc giao, đƣợc thuê, thực hiện nghĩa vụ tài chính chậm hoặc mới chỉ san lấp mặt bằng chƣa tiến hành xây dựng nên tiến độ của cơng tác giao đất, đấu giá đất, giải phóng mặt bằng ở một số xã cịn chậm. Đề tài đã tìm hiểu và xác định các nguyên nhân chủ yếu do:

- Giá đất năm 2009 do UBND thành phố Hà Nội quy định cao hơn năm 2008, một số vị trí gấp tới 2-3 lần năm 2008, dẫn đến một số xã không thể thực hiện đƣợc tại những vị trí đã có trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Thủ tục giao đất có một số quy định mới nhƣ lập quy hoạch mặt bằng xây dựng 1/500, làm hạ tầng cơ sở trƣớc khi giao đất, cũng ảnh hƣớng tới tiến độ giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất.

- Tiêu chuẩn giao đất nhƣ điều kiện về hộ khẩu, hạn mức giao đất tối đa, tối thiểu theo hƣớng dẫn mới của Sở TN&MT làm giảm số đối tƣợng đƣợc giao đất.

- Một số xã chƣa giải quyết tồn tại về thu tiền sử dụng đất năm 2008, 2009, 2010 nên chƣa tích cực tập trung vào giao đất mới của năm 2011.

- Theo quy định, các xã đƣợc để lại 5% đất cơng ích song có nơi giữ lại 10- 20%. Việc cho thuê đất cơng ích tối đa là 5 năm nhƣng nhiều xã cho thuê vài chục năm cho thấy công tác quản lý đất đai ở đây rất lỏng lẻo và cần có sự quan tâm đúng mức hơn của các đơn vị có liên quan.

2.2.3. Tình hình kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Từ năm 2008, Hà Tây đƣợc sát nhập vào Hà Nội thì đất đai ở đây trở nên có giá hơn rất nhiều. Thêm vào đó, do điều kiện vị trí, cảnh quan ở đây khá đẹp, có nhiều khu du lịch sinh thái nhƣ Tiên Sơn – Suối Ngà, khu du lịch Khoang Xanh, Ao Vua, Suối Hai, Đầm Long,… có điều kiện cho phát triển du lịch và nghỉ ngơi nên các giao dịch về đất ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản khác gắn liền với đất hiện vẫn chƣa đƣợc hoàn thành.

Cho đến ngày 20/6/2010, huyện Ba Vì đã cấp đƣợc 43.145 GCN cho đất nơng nghiệp khơng có trích lục bản đồ (chiếm 96%), cấp đƣợc 36.677 GCN đối với đất ở có kèm theo trích lục bản đồ (chiếm 76%).

Bảng 2.2. Số lượng GCNQSDĐ được cấp tính đến ngày 30/5/2002 và 20/06/2010

“Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Ba Vì đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và tiến độ cấp GCNQSDĐ năm 2010”

Từ các số liệu ở trên cho thấy trong vòng 8 năm, huyện chỉ cấp thêm đƣợc 28% giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với đất ở; 4% cho đất nông nghiệp và 0,3% đối với đất lâm nghiệp. Nhƣ vậy, công tác đăng ký quyền sử dụng đất tại huyện Ba Vì cịn rất chậm. Hiện nay, số thửa đất là đất ở lâu dài chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận còn hơn 20%, song tiến độ cấp giấy là rất chậm.

Việc đăng ký và chỉnh lý biến động sử dụng đất tại địa bàn nghiên cứu hầu nhƣ không đƣợc thực hiện. Trên thực tế, từ khi mà Hà Tây sát nhập vào Hà Nội thì đất đai ở đây đã có giá hơn rất nhiều. Các giao dịch về đất cũng tăng lên song số lƣợng giấy chứng nhận chƣa đƣợc cấp vẫn cịn nhiều, việc đăng ký biến động thì rƣờm rà nên một bộ phận giao dịch chủ yếu là diễn ra tự do trên thị trƣờng “ngầm”. Các cán bộ quản lý khơng kiểm sốt đƣợc những giao dịch này. Đây là một thực trạng báo động trong việc quản lý đất đai của huyện Ba Vì nói riêng và thủ đơ Hà Nội nói chung.

Công tác kê khai đăng ký, cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện cịn gặp nhiều khó khăn do:

- Địa bàn huyện Ba Vì rộng, địa hình phức tạp, xa trung tâm, có nhiều cơ quan tổ chức trên địa bàn trong đó đặc biệt là các nơng lâm trƣờng chiếm tới gần 1/3 diện tích tự nhiên, dẫn đến việc quản lý đất đai gặp nhiều khó khăn.

- Hệ thống hồ sơ tài liệu về địa chính thiếu, bản đồ giải thửa đo vẽ theo Chỉ thị 299 (đo những năm 80), nay đã cũ nát biến động nhiều, độ chính xác khơng cao, một số xã tài liệu đo đạc sai lệch nhiều chƣa đƣợc đo vẽ lại và bổ sung.

- Ngân sách huyện và các xã khó khăn khơng có khả năng chi trả cho cơng tác đo vẽ lập bản đồ địa chính.

- Một số cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở chƣa thực sự quan tâm sâu sát chỉ đạo công tác quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng.

Loại đất Số lƣợng GCNQSDĐ thống kê theo bản đồ Số GCNQSDĐ đã cấp Tỷ lệ (%) 30/5/2002 20/06/2010 30/5/2002 20/06/2010 Đất ở 48.261 24.158 36.677 48 76 Đất NN 44.955 41.358 43.145 92 96 Đất LN 4.982 187 206 3,8 4,1

- Các trƣờng hợp vi phạm Luật đất đai đã nhiều năm đến nay chƣa đƣợc xử lý nên không cấp giấy chứng nhận đƣợc.

- Việc cấp giấy chứng nhận cho một số tổ chức còn vƣớng mắc do chƣa đo đạc hoặc ranh giới chƣa rõ ràng nhƣ: Vƣờn Quốc Gia Ba Vì, Nơng trƣờng Việt Mông, Trƣờng bắn Đồng Doi.

- Quy trình, thủ tục đăng ký đất đai rƣờm rà, tốn kém kinh phí và sức lực, việc cải cách thủ tục hành chính cịn chậm đã làm cho tiến độ cấp giấy chứng nhận tại đây gặp khó khăn.

- Tình hình vi phạm trong sử dụng đất nhƣ tự chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở và sản xuất kinh doanh, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai vẫn xảy ra tại hầu hết các xã trong huyện.

- Tiến độ thực hiện dự án VLAP của thành phố Hà Nội về đo vẽ lập bản đồ, hồ sơ địa chính thực hiện chậm dẫn đến việc thiết lập hồ sơ địa chính chính quy ở cấp cơ sở rất khó khăn.

- Số liệu thống kê đất đai đối với các nơng lâm trƣờng độ chính xác chƣa cao do các đơn vị khơng có bản đồ địa chính, diện tích chủ yếu đƣợc báo cáo trên cơ sở sổ sách và hồ sơ đất đai cũ. Tình hình sử dụng đất trong các nơng lâm trƣờng, trạm trại đặc biệt là đối với các nơng lâm trƣờng quốc doanh cũ cịn nhiều phức tạp, việc quản lý các đối tƣợng sử dụng đất gặp khó khăn do tự ý chuyển nhƣợng sang tay, tình trạng có nhà ở và các cơng trình xây dựng khác trên diện tích khốn theo Nghị định số 01/CP hoặc các đơn vị bố trí cho cán bộ nhân viên làm nhà ở từ những năm trƣớc đây là khá phổ biến ở hầu hết các nông lâm trƣờng, trạm trại quốc doanh cũ. Mặt khác, công tác quản lý đất đai của các nơng lâm trƣờng trên địa bàn huyện cịn lỏng lẻo, khơng có quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đất kém, xảy ra nhiều vi phạm rất khó khắc phục.

2.2.4. Cơng tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Nhìn chung cơng tác điều tra lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của huyện trong những năm qua đƣợc quan tâm, giúp cho việc đánh giá và quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên đất đai, làm cơ sở hoạch định phát triển kinh tế xã hội trên phạm vi rộng cũng nhƣ phục vụ cho quá trình giao đất, cho thuê và cấp GCNQSDĐ của mỗi địa phƣơng.

Tuy nhiên, còn nhiều phƣơng án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chất lƣợng còn chƣa cao, còn chồng chéo, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng trong tình hình mới, nhiều chỉ tiêu đƣa ra khơng sát với tình hình thực tế, mang tính áp đặt chủ quan, tính khả thi không cao. Quy hoạch sử dụng đất của nhiều xã bị thay đổi nhiều trong quá trình thực hiện giao đất, cho thuê đất và

cấp GCNQSDĐ. Thực tế hiện nay, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực đang sử dụng đất q nhiều, gây lãng phí. Vì vậy, phải tiến hành rà sốt, điều chỉnh xây dựng mới phƣơng hƣớng quy hoạch phát triển của ngành. Ví dụ nhƣ quy hoạch các cụm điểm công nghiệp, công nghiệp làng nghề đến nay mới chỉ thực hiện đƣợc 1/31 điểm. Hiện nay, huyện đang tiến hành điều tra lập dự án quy hoạch sử dụng đất của huyện.

2.2.5. Công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp khiếu nại tố cáo

Trƣớc năm 2004, tại các xã trung du, miền núi tình trạng vi phạm sử dụng đất để làm nhà ở diễn ra khá nhiều, đặc biệt là đất nông – lâm trƣờng. Một số trƣờng hợp sai lệch vị trí thực tế so với bản đồ từ 10- 20m. Cho nên, các tranh chấp về ranh giới thửa, về quyền sử dụng đất xảy ra khá nhiều do xuất phát từ mâu thuẫn hàng ngày. Hiện nay, trên địa bàn huyện vẫn còn một số điểm còn tranh chấp, chồng lấn địa giới hành chính chƣa thống nhất đƣợc tại các xã nhƣ: khu vực đồi Dê, Núi Chẹ, Đầm Tôm, đồi Cáp thuộc xã Khánh Thƣợng (giáp ranh với xã Hợp Thịnh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình), khu vực xóm Đồng Đồi thuộc xã n Bài (giáp ranh với xã Yên Bình, huyện Thạch Thất). Do bản đồ đo đạc theo chỉ thị 299-TTg của các xã, các đơn vị sử dụng đất thực hiện trƣớc khi có bản đồ địa giới hành chính 364- CP, vì vậy cịn có chỗ chồng lần hoặc hở, chƣa khép kín.

Thêm vào đó, thực trạng đơn khiếu nại ngày càng gia tăng do sự buông lỏng quản lý và của nhiều năm trƣớc để lại. Huyện đã có nhiều cố gắng giải quyết song vẫn cịn tồn đọng khá nhiều do lực lƣợng cán bộ mỏng, công tác xử lý cịn thiếu sót, nhiều việc đã đƣợc xử lý ở cấp huyện nhƣng ngƣời khiếu kiện vẫn tiếp tục kiện vƣợt cấp là do điều tra, xác minh và kết luận chƣa đƣợc chuẩn xác. Mặt khác, do ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phân cơng dân cịn hạn chế.

2.2.6. Đánh giá chung về tình hình sử dụng và quản lý đất đai tại địa bàn nghiên cứu cứu

Ba Vì là một huyện có đất đai rộng lớn, địa hình phức tạp và có nhiều cơ quan nông lâm trƣờng. Đất đai của huyện đƣợc khai thác sử dụng ngày càng triệt để và có hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai của huyện còn một số tồn tại nhƣ sau:

- Một số vi phạm trong trong quản lý, sử dụng đất vẫn xảy ra nhƣ xây dựng trái phép, chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất trái pháp luật,…

- Việc cấp GCNQSDĐ đối với đất ở, đất lâm nghiệp còn rất chậm, chƣa đạt kế hoạch đề ra.

- Việc quản lý đất đai của các nơng, lâm trƣờng cịn nhiều bất cập, hiệu quả sử dụng đất kém.

- Một số địa phƣơng, cơ quan đơn vị chƣa thực sự quan tâm đến công tác bảo vệ mơi trƣờng, cịn một số điểm gây ô nhiễm về môi trƣờng nhƣ: các cơ sở chăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)