Mức độ hài lịng đối với các khơng gian mở đô thị thành phố của các nhà quy hoạch nằm ở các mức trung bình và kém với tỷ lệ 50:50.
Kết quả phân tích ý kiến từ phía nhà quy hoạch cho thấy quan điểm khá đồng nhất đối với tất cả các tiêu chí mà nghiên cứu đưa ra. Cho điểm của các chuyên gia quy hoạch đều nằm ở mức khá, trung bình và kém trong thang đánh giá, hai mức điểm cực đại và cực tiểu hầu như không xuất hiện.
3.2.2.4. Sự khác biệt trong quan điểm từ ba phía: người dân, người quản lý và người quy hoạch.
Kết quả phân tích xã hội học từ 3 nhóm đối tượng phỏng vấn: người dân, người quản lý đô thị và người quy hoạch cho các đánh giá việc thực các chức năng của không gian mở theo các tiêu chí về sinh thái môi trường, kinh tế xã hội, ứng phó với biến đổi khí hậu và mức độ hài lịng khi sử dụng các khơng gian mở cho thấy sự khác biệt:
a. Quan điểm từ người dân và người quản lý đơ thị đối với các tiêu chí đưa ra có sự phân bổ rộng hơn trong thang đánh giá, các quan điểm từ người lập quy hoạch phân bố tập trung hơn, chủ yếu vào các mức đánh giá ở khoảng giữa như khá, trung bình.
- Mỗi người dân khi trả lời câu hỏi đều đánh giá trực tiếp không gian mở mà mình đang sử dụng và mỗi người quản lý khi đánh giá đều dựa trên hiểu biết của
Trung bình Kém
mình về các khơng gian mở thuộc đơn vị hành chính mà mình quản lý, vì vậy mỗi phiếu trả lời có thể đại diện cho sự đánh giá một khu vực hoặc một nhóm khơng gian mở cụ thể. Từ đó, sự đa dạng khách quan của các không gian mở đã làm cho các đánh giá có phân bố rộng.
- Mặt khác, các nhà quy hoạch đánh giá dựa trên các nghiên cứu tổng hợp và những hiểu biết của mình về các khơng gian mở trong thành phố. Những đánh giá tầm vĩ mô thường phân bố tập trung hơn trong thang đánh giá.
b. Các nhà quy hoạch và các nhà quản lý đô thị đánh giá cao các không gian mở hơn.
Các chức năng như: cải thiện môi trường, sử dụng đất, kinh tế được các nhà quản lý và các nhà quy hoạch đánh giá cao hơn. Trong khi hầu như người dân trả lời “không” đối với các chức năng này thì các nhà quản lý và nhà quy hoạch lại đánh giá “tốt”, “khá” và “trung bình”.
c. Các nhà quản lý cho nhiều điểm tốt, khá hơn, còn các nhà quy hoạch cho nhiều điểm trung bình và kém.
Điều này cho thấy, trong quan điểm của các nhà quản lý, không gian mở đang phát huy khá tốt các chức năng của mình, cịn về phía các nhà quy hoạch, các khơng gian mở chỉ mới phát huy các chức năng của mình ở mức trung bình, kém, cấn hơn nữa các quy hoạch cải thiện hệ thống không gian mở thành phố.
d. Các nhà quy hoạch chú trọng hơn vào tiêu chí cảnh quan.
Người dân cảm thấy cảnh quan tại các khơng gian mở đã khá hài hịa, tiêu chí “hài hịa cảnh quan” trong cách hiểu của người dân chính là khơng gian thống đãng, nhìn đẹp mắt. Cịn trong quan điểm của các kiến trúc sư quy hoạch, “hài hòa cảnh quan” khơng chỉ là đẹp mắt mà cịn liên quan đến cân bằng các hợp phần cảnh quan, cân bằng nhiệt, ẩm, năng lượng.
Mặt khác, các kiến trúc sư quy hoạch rất để tâm đến yếu tố thiết kế cảnh quan, do đó nếu như người dân cảm thấy hài lịng với phong cảnh hiện tại thì các nhà quy hoạch lại chỉ nhận định cảnh quan ở mức độ trung bình và kém.
Đánh giá từ phía người dân có phân bố rộng và đều hơn trong các chức năng kinh tế, xã hội và con người, kết quả phân tích từ phía người dân phân bố trên toàn thang đánh giá, nghiêng về mức kém và khơng. Từ phía người quản lý và quy hoạch, kết quả phân tích các tiêu chí này ln tập trung ở mức độ khá và trung bình, kết quả này thể hiện cái nhìn vĩ mơ, chưa chú trọng đến từng tiện ích vi mơ mà người dân – đối tượng trực tiếp sử dụng khơng gian mở cần hơn hết.
Tuy có những góc nhìn khác nhau và thể hiện quan điểm tương đối khác biệt về các không gian mở đô thị, nhưng cả người dân, người quy hoạch và người quản lý đô thị đều chưa thực sự hài lịng với các khơng gian mở hiện tại. Điều này chứng tỏ một trong những đối tượng quan trọng cần được quan tâm hơn trong quy hoạch thành phố Hà Tĩnh là các khơng gian mở đơ thị. Cần có những thay đổi lớn trong quy hoạch không gian mở, không chỉ thay đổi trong việc thiết kế các yếu tố xanh, bề mặt thấm, các cơng trình cơng cộng phù hợp mà cịn cần sự thay đổi trong quan điểm quy hoạch, minh bạch và đồng nhất giữa ba phía: người lập quy hoạch, người dân và người quản lý đô thị.
3.2.3. Phân vùng hiện trạng không gian mở thành phố Hà Tĩnh
Bằng phân tích hồi quy tuyến tính đa biến nhằm đánh giá ảnh hưởng của 3 nhóm tiêu chí: Sinh thái, mơi trường và Biến đổi khí hậu (MT); xã hội (XH) và con người (xem bảng 3.1); Kinh tế và hiệu quả sử dụng đất (KT) đến mức độ hài lịng của người dân với các khơng gian mở, nghiên cứu đã tạo 3 biến đại diện: MT, XH, KT.
Bảng 3.3. Các nhóm tiêu chí và các biến đại diện
Biến đại diện Giá trị
MT MT1, MT2, MT3, MT4, MT5, MT6, MT8, MT9, MT10, MT11, MT12
KT KT1, KT2, KT3, KT4, KT5
XH XH1, XH2, XH3, XH4, XH5, XH6
3 biến đại diện nói trên đã thể hiện được sự độc lập, tuyến tính trong phân tích bằng phương trình tuyến tính: y = 0,818*MT + 0,258*KT + 0,654*XH (R2 = 0,768; Hệ số Durbin-Watson = 1,665; Sig kiểm định F = 0,000) (hình 3.30)
Điều này cho thấy ảnh hưởng của nhóm nhân tố Sinh thái, mơi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu có ảnh hưởng lớn nhất đến sự hài lịng của người dân, thứ hai là nhóm các nhân tố xã hội và con người và ít được người dân quan tâm hơn là nhóm chức năng sử dụng đất và kinh tế.