Sự tồn tại của 37% diện tích đất nơng nghiệp trong đơ thị rất có ý nghĩa cho sự phát triển bền vững đô thị trong bối cảnh biến đổi khí hậu, các khu sản xuất nơng nghiệp có thể được coi như các khơng gian mở, vừa có chức năng cung cấp lương thực, thực phầm, lại vừa đóng vai trị hài hịa cảnh quan đơ thị, điều hịa khí hậu, giảm thời tiết khắc nghiệt, giảm ngập lụt cho đô thị.
Tổng diện tích cơng viên, cây xanh trong thành phố Hà Tĩnh là 49,7 ha, chiếm 0,02% tổng diện tích đất nội thành, tính trên đầu người: là 7,1 m2/người. Đạt tiêu chuẩn về diện tích không gian xanh đối với đô thị loại III quy định tại Quy chuẩn 01/2008 của Bộ Xây Dựng.
Kết nối với không gian nông nghiệp đô thị, các không gian mở đô thị như cơng viên, mặt nước, thậm chí những vườn hoa quy mơ rất nhỏ trong khu dân cư, không những tạo cảnh quan đẹp, hài hòa, điều hòa vi khí hậu mà cịn là một hợp phần quan trọng làm tăng tính đàn hồi của hệ sinh thái đơ thị trước sự thay đổi bất thường của khí hậu trong tương lai.
Đất cây xanh, công viên Đất phi nông nghiệp khác Đất nông nghiệp đô thị Đất chưa sử dụng
Hình 2.7. Hiện trạng sử dụng đất liên quan đến không gian mở đô thị thành phố Hà Tĩnh và lân cận 2017
2.5. Diễn biến của biến đổi khí hậu tại Hà Tĩnh
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn từ biến đổi khí hậu. Đã có nhiều chương trình, dự án được tổ chức và nghiên cứu nhằm dự báo và tìm ra các giải pháp ứng phó với Biến đổi khí hậu. “Kịch bản biến đổi khí hậu Việt Nam” do World Bank công bố năm 2009, “ Kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng
cho Việt Nam” được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố và cập nhật các năm 2009, 2012, 2016, ngoài ra, một số tỉnh thành chịu ảnh hưởng mạnh của biến đổi khí hậu cũng có những tính tốn và dự báo về biến đổi khí hậu chi tiết cho riêng mình, dựa vào đó, quy hoạch Quốc gia, vùng và lãnh thổ hiện tại đều đã tính đến các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hà Tĩnh là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của bão, lũ lụt nói riêng, thời tiết bất thường và biến đổi khí hậu nói chung. Những biểu hiện và xu hướng của biến đổi khí hậu sau đây được thừa kế, bổ sung và phân tích từ các tài liệu: - Dữ liệu Dự án “Tư vấn kỹ thuật và phân tích khí hậu hiện tại và tương lai phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước tại Hà Tĩnh, 2016”;
- Số liệu quan trắc thực địa;
- Số liệu đo đạc từ Trạm khí tượng thành phố Hà Tĩnh năm 2017;
“Kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng Việt Nam năm 2016” của bộ Tài nguyên và Môi trường nhận xét:
- Nhiệt độ có xu thế tăng ở hầu hết các trạm quan trắc, tăng nhanh trong những thập kỷ gần đây. Trung bình cả nước, nhiệt độ trung bình năm thời kz 1958-2014 tăng khoảng 0,620 C, riêng giai đoạn (1985-2014) nhiệt độ tăng khoảng 0,420 C.
- Lượng mưa trung bình năm có xu thế giảm ở hầu hết các trạm phía Bắc; tăng ở hầu hết các trạm phía Nam.
- Cực trị nhiệt độ tăng ở hầu hết các vùng, ngoại trừ nhiệt độ tối cao có xu thế giảm ở một số trạm phía Nam.
- Hạn hán xuất hiện thường xuyên hơn trong mùa khô.
- Mưa cực đoan giảm đáng kể ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ, tăng mạnh ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
- Số lượng bão mạnh có xu hướng tăng.
- Số ngày rét đậm, rét hại có xu thế giảm nhưng xuất hiện những đợt rét dị thường.
- Báo cáo số 318/CTK-HT của Cục thống kê Hà Tĩnh về tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2017.
2.5.1. Biểu hiện của các yếu tố biến đổi khí hậu tại thành phố Hà Tĩnh
2.5.1.1. Khí hậu khắc nghiệt và khắc nghiệt hơn a. Nhiệt độ
Trong 54 năm qua, nhiệt độ khơng khí trung bình năm ở thành phố Hà Tĩnh có xu thế tăng lên 0,1 – 0,20C/thập kỷ.
- Nhiệt độ cao nhất các thập kỷ từ năm 1961 đến 2014 tại trạm khí tượng thành phố Hà Tĩnh từ 39,5 0C (giai đoạn 1961-1970), cao nhất 40,20C (giai đoạn 1991 - 2000);
- Nhiệt độ thấp nhất các thập kỷ từ năm 1961 đến 2014 tại trạm khí tượng thành phố Hà Tĩnh từ 9,00C (giai đoạn 2001-2010), thấp nhất 6,80C (giai đoạn 1981 - 1990).
Hình 2.8. Biến đổi nhiệt độ trung bình thập kỷ từ 1961 – 2011 [32]
Đặc biệt, mùa hè và mùa thu trở nên nóng hơn, nhiệt độ tăng nhanh hơn qua các thập kỷ. Nhiệt độ trung bình mùa hè tăng 0,240C/thập kỷ, nhiệt độ trung bình mùa thu tăng 0,210C/thập kỷ.
Hình 2.9. Gia tăng nhiệt độ trung bình các mùa (giai đoạn 1961 – 2011 )[32]
0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3
Một số yếu tố cực đoan liên quan đến nhiệt độ cũng gia tăng, điển hình như nhiệt độ tối cao tuyệt đối (TXx):
Trong giai đoạn 1961 – 2014, TXx thành phố Hà Tĩnh có xu thế tăng liên tục trong các thập kỷ từ 1961 – 2000, giai đoạn sau từ năm 2000 – 2014, TXx có xu thế giảm nhẹ. Nhưng nhìn chung, xu thế biến đổi tuyến tính của nhiệt độ tối cao tuyệt đối năm vẫn tăng với tốc độ 0,30C/thập kỷ.
Hình 2.10. Gia tăng nhiệt độ tối cao (TXx) các mùa 1961 – 2011 [32] b. Lượng mưa
Phân tích số liệu lượng mưa tại trạm khí tượng thành phố Hà Tĩnh cho thấy từ năm 1961 đến 2014, giá trị trung bình tuyến tính lượng mưa năm giảm nhẹ, khoảng 44,7 mm/thập kỷ.
Hình 2.11. Biến đổi nhiệt độ tối cao (TXx) từ 1961 - 2011[32]
Lượng mưa có xu thế tăng nhẹ trong mùa hè và mùa xuân, giảm mạnh trong mùa thu và mùa đông.
Hình 2.12. Biến đổi lượng mưa các mùa (giai đoạn 1961 - 2011)[32]
Các yếu tố cực đoan liên quan đến lượng mưa cũng gia tăng:
- Lượng mưa một ngày lớn nhất thể hiện xu thế tăng mạnh, khoảng 5 – 8,5mm/thập kỷ.
- Số ngày mưa trên 50m và trên 100m giảm :
+ Số ngày mưa trên 50mm: tập trung vào các tháng mùa thu. Phân bố số ngày mưa lớn gồm có 2 cực đại, một cực đại chính vào tháng X và một cực đại phụ vào tháng V cũng chính là thời điểm xuất hiện mưa tiểu mãn ở khu vực Bắc Trung Bộ, khi gió mùa tây nam đang mạnh dần lên gặp các đợt xâm nhập lạnh yếu cuối mùa.
+ Số ngày mưa trên 100 mm, tốc độ giảm 0,3 ngày/thập kỷ.
-50 -40 -30 -20 -10 0 10 20
Mùa xuân Mùa hè Mùa thu Mùa đơng
Hình 2.13. Xu thế biến đổi số ngày mưa trên 200 mm năm tại một số trạm tiêu biểu của tỉnh Hà Tĩnh 1961 – 2014 [32]
- Tuy nhiên, số ngày mưa rất to trên 200 mm lại tăng, so với một số trạm khác trên khu vực tỉnh Hà Tĩnh như trạm Kỳ Anh, Hương Khê, tốc độ tăng số ngày mưa trên 200mm lớn nhất được nhìn thấy ở trạm Hà Tĩnh, tăng 0,13 ngày/thập kỷ (hình 2.12).
d. Độ ẩm
Trong thời kỳ 1961 - 2014, độ ẩm tương đối trung bình năm ở tỉnh Hà Tĩnh có xu thế giảm nhẹ với tốc độ giảm từ 0,03-0,96%/thập kỷ.
Tốc độ giảm nhanh nhất ở trạm Hà Tĩnh. Nhìn chung, độ ẩm tương đối có xu thế giảm trong mùa thu, mùa đơng với tốc độ giảm tương ứng là: 0,13 - 0,12 %/thập kỷ và 0,1 - 0,8 %/thập kỷ. Trong mùa xuân và mùa hè, xu thế biến đổi của độ ẩm là khác nhau giữa các trạm. Vào mùa xuân, độ ẩm có xu thế giảm (≈ 0,94 %/thập kỷ), sang mùa hè, xu thế giảm độ ẩm mạnh nhất vẫn thể hiện tại trạm Hà Tĩnh (0,9%/thập kỷ).
Phân tích xu thế mùa cho thấy, độ ẩm tương đối có tốc độ biến đổi nhanh nhất tại trạm Hà Tĩnh so với các trạm ở khu vực khác tại tỉnh Hà Tĩnh. Độ ẩm giảm mạnh trong tất cả các mùa trong năm.
e. Mực nước biển
Xu thế biến đổi mực nước biển quan trắc bằng vệ tinh được tính tốn từ chuỗi số liệu dị thường độ cao bề mặt biển từ năm 1993 đến 2013, kết quả tính tốn cho
Hình 2.14. Xu thế biến đổi tuyến tính của độ ẩm tương đối trung bình năm (%) tại một số trạm tiêu biểu của tỉnh Hà Tĩnh 1961 – 2014 [32]
thấy mực nước trung bình cho khu vực ven biển Hà Tĩnh biến đổi với tốc độ khoảng 2,9 mm/năm. Mực nước biển dâng ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nước và độ mặn trong hệ thống sơng Rào Cái nói chung, các sơng hồ trên địa bàn thành phố nói riêng.
Hình 2.15. Gia tăng mực nước biển trung bình năm giai đoạn từ 1993 – 2013 tại vùng biển Hà Tĩnh [32] 2.5.1.2. Bão và ngập lụt gây thiệt hại nặng nề
a. Tần suất và cường độ bão
Tính từ năm 1961 đến tháng 11 năm 2017, Hà Tĩnh hứng chịu trực tiếp 28 cơn bão. Trong đó bão mạnh (24,5 - 32,6 m/s) 6 cơn chiếm 20,7%, bão và áp thấp nhiệt đới 8 cơn, chiếm 79,3%.
Bảng 2.4. Thống kê bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) các thập kỷ [32]
Thập kỷ 1961 - 1970 1971- 1980 1981- 1990 1991- 2000 2001- 2010 2010- 2017 Tổng ATNĐ 4 3 2 1 3 2 15 Bão 1 2 3 1 1 8 Bão mạnh 2 2 2 6 Tổng 5 7 5 3 4 4 29
* ATNĐ < 17,2 m/s; Bão 17,2 - 24,4 m/s; Bão mạnh 24,5 - 32,6 m/s.
Ngoài ra, trong 53 năm từ 1961 – 2013, Hà Tĩnh còn chịu ảnh hưởng của 44 XTNĐ gây mưa lớn, ngập lụt nghiêm trọng. Hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới
(XTNĐ) trên Biển Đông chủ yếu tập trung vào các tháng nửa sau của năm, từ tháng 6 đến tháng 11 nhưng số lượng XTNĐ đổ bộ và ảnh hưởng đến Hà Tĩnh chủ yếu trong ba tháng giữa mùa bão là tháng 8, 9, 10.
XTNĐ khi đổ bộ và ảnh hưởng đến Hà Tĩnh không đồng đều giữa các tháng, số liệu quan trắc trong vòng 63 năm cho thấy, tháng 9 có số XTNĐ đổ bộ và ảnh hưởng nhiều nhất với 16 cơn chiếm 36,3%, tháng 6 ít nhất trong 53 năm có 1 cơn, tháng 8 và tháng 10 có số lượng đổ bộ và ảnh hưởng tương đương nhau, các tháng 1 - 5 và tháng 11, 12 khơng có XTNĐ nào đổ bộ. Nếu xét XTNĐ ảnh hưởng trực tiếp tới Hà Tĩnh thì tháng 9,10 chịu ảnh hưởng nhiều nhất, tháng 6 khơng có XTNĐ nào ảnh hưởng.
Bảng 2.5. Thống kê xốy thuận nhiệt đới (XTNĐ) trung bình các tháng [32]
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng
XTNĐ đổ bộ 1 2 8 10 5 26
XTNĐ ảnh hưởng 2 4 6 6 18
Tổng 1 4 12 16 11 44
Tại vùng biển Bắc Vịnh Bắc Bộ, Nam Vịnh Bắc Bộ, vùng Đông Bắc Biển Đơng có mật độ xuất hiện XTNĐ trên 1 x 1 ô lưới dao động từ dưới 30 cơn đến trên 90 cơn trong đó mật độ dày đặc nhất ở khu vực Đơng Bắc Biển Đông với mật độ xuất hiện từ 60 cơn trở lên.
Khu vực ven biển Hà Tĩnh nằm trong vùng biển Nam Vịnh Bắc Bộ, có mật độ bão xuất hiện từ dưới 30 cơn đến trên 40 cơn. Trong đó mật độ bão đổ bộ và ảnh hưởng đến tỉnh Hà Tĩnh là dưới 30 cơn.
b.Gió mạnh và mưa do bão
Hình 2.16. Bản đồ mật độ xuất hiện các XTNĐ khu vực ven biển Miền Bắc
Tốc độ gió cực đại trung bình của XTNĐ khi ảnh hưởng và đổ bộ vào khu vực tỉnh Hà Tĩnh. Theo đó tốc gió cực đại trung bình của XTNĐ khi ảnh hưởng và đổ bộ vào Hà Tĩnh đạt từ 22m/s đến trên 24m/s.
Khi bão hoạt động ở vùng biển Nam Vịnh Bắc Bộ, cách đất liền Hà Tĩnh 50÷100km hoặc đổ bộ vào địa phận phía bắc của Nghệ An và phía Nam của Quảng Bình thì gây lượng mưa trung bình cho tỉnh Hà Tĩnh dao động từ 50÷70mm/ngày. Bão đi vào địa phận tỉnh Hà Tĩnh thì lượng mưa trung bình ngày xảy ra ở Hà Tĩnh dao động từ 70 đến trên 90mm/ngày.
Những cơn bão mạnh, tốc độ gió có thể lên tới 47 m/s, lượng mưa trong bão có thể lên tới hơn 500 mm đến 1100 mm, gây ra nhiều thiệt hại về người, tài sản và môi trường.
c. Thiệt hại do bão và ngập lụt
Năm 2017 chứng kiến nhiều cơn bão gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Những con số thống kê thiệt hại tại một số trận bão lớn gần đây qua các báo cáo tình hình kinh tế xã hội của Tỉnh Hà Tĩnh [Nguồn: www.hatinh.gov.vn ]:
Trong 6 tháng đầu năm 2017, thiên tai làm 27 người chết và mất tích, 30 người bị thương; 5,9 nghìn ngơi nhà bị ngập, sạt lở, tốc mái; 7,6 nghìn ha lúa và 3,8
Hình 2.17. Bản đồ lượng mưa do bão khu vực miền Bắc Việt Nam
Hình 2.18. Bản đồ tốc độ gió do bão khu vực miền Bắc Việt Nam
nghìn ha hoa màu bị ngập, hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại trong 6 tháng đầu năm ước tính hơn 433 tỷ đồng
Riêng tháng 6/2017, mưa lớn, lũ, lốc xoáy và sạt lở đất đã làm 17 người chết và mất tích, 13 người bị thương; gần 600 ngơi nhà bị ngập, sạt lở, tốc mái; 2 nghìn ha lúa, 529 ha hoa màu bị ngập, hư hỏng; giá trị thiệt hại ước tính hơn 100 tỷ đồng.
Cơn bão Doksuri tháng 9/2017 gây mưa to, ngập lụt, làm 2 người bị thương, 2 nhà sụp đổ, 2.362 nhà ngập nước, 81 phòng học, 9 phòng khám, 1 trụ sở cơ quan, 12 nhà văn hóa bị ngập, hư hại; 65m chiều dài đê, 220m chiều dài các đoạn kè bị vỡ,..; 38 ha lúa, 638 ha hoa màu bị ngập và hư hỏng, 14 ha cây ăn quả, 62 ha cây công nghiệp và 294,7 ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại,….Tổng giá trị thiệt hại ước tính 18,98 tỷ đồng.
Đơ thị đang bị tổn thương và thiếu khả năng tự phục hồi trước tác động của đơ thị hóa và biến đổi khí hậu. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu liên tục gia tăng, số lượng cơn bão, những hiện tượng thời tiết bất thường và những thiệt hại do bão, lũ và nắng nóng bất thường tại Hà Tĩnh thống kê năm sau cao hơn năm trước. Nếu khơng có những giải pháp thiết thực ngay lập tức thì những con số thiệt hại sẽ cịn gia tăng hằng năm.
Bản đồ ngập lụt (hình 2.18) từ ảnh vệ tinh chụp ngày 16/9/2017, 1 ngày sau khi cơn bão Doksuri đổ bộ vào miền Trung nước ta đã cho thấy tình trạng ngập lụt (khu vực màu vàng) diễn ra tại hầu hết đồng ruộng và nhiều khu dân cư trong thành phố Hà Tĩnh.
Tuy diện tích ngập lụt trong nội thành nhỏ hơn khu vực ngoại thành và lân cận, các khu ngập trong thành phố phân bố rải rác và có diện tích hầu hết khơng q lớn nhưng lại gây ra những thiệt hại và trở ngại lớn cho người dân đô thị. Những khu ngập lụt nhỏ này hồn tồn có thể được hỗ trợ một cách hiệu quả bởi các khơng gian mở có bề mặt thấm hoặc bán thấm trong các khu dân cư.
Hình 2.19. Bản đồ ngập lụt khu vực thành phố Hà Tĩnh ngày 16/9/2017(Nguồn: Nghiên cứu phân tích ảnh vệ tinh Sentinel SAR về ngập lụt để hỗ trợ FEMA trong các phản ứng khẩn cấp đối với tác động ngập bão, thực hiện tại Phịng thí nghiệm
Động cơ phản lực, Viện Công nghệ California, hỗ trợ bởi NASA Land Cover và Chương trình Đổi mới Sử dụng đất, Chương trình Khí tượng Trái đất của NASA.)
CHƢƠNG 3 - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN MỞ VÀ QUY HOẠCH THÀNH PHỐ HÀ TĨNH
Qua khảo sát thực tế, các không gian mở đô thị thành phố Hà Tĩnh bao gồm: các công viên, hồ nước công cộng, sân vận động, sân chơi, khoảng đất trống, và các khu vực tín ngưỡng như đình chùa, nhà thờ.
Các khơng gian mở có mức độ, quy mơ khác nhau, có những khơng gian mở có diện tích rộng lớn, được quy hoạch, đầu tư xây dựng, được gán chức năng cụ thể; ngược lại, có những khơng gian mở quy mơ nhỏ, có nguồn gốc đất trống hoặc đất cơng, được người dân tự đóng góp xây dựng thành các sân chơi thể thao phục vụ