(Nguồn:http://www.urbangreenbluegrids.com/)
Ở những quốc gia có lượng mưa năm lớn như Việt Nam, các công viên chứa đựng nước mưa là mơ hình rất phù hợp:
- Cơng viên nên được quy hoạch ở khu đất thấp trong thành phố, có thể là nơi chứa đựng nước mưa của một phần hoặc tồn bộ thành phố.
- Có thể hình thành các hồ chứa nước mưa hoặc các hệ sinh thái wet land với hệ thực vật phát triển đa dạng tự nhiên, tối đa bề mặt thấm.
- Thảm xanh rộng lớn trong cơng viên có thể được ni sống hồn tồn bằng nước mưa mà không cần hoặc cần nước tưới ít hơn.
4.2.4. Phân vùng quy hoạch không gian mở đô thị thành phố Hà Tĩnh
Trong q trình đơ thị hóa, dân số đơ thị sẽ tăng cao. Ước tính đến 2030, dân số của thành phố sẽ tăng lên đến 200 000 người, trong đó dân thành thị sẽ có khoảng 160 000 người. Một số phường, xã có mật độ dân số thấp sẽ nhanh chóng trở thành khu vực mật độ dân số cao. Sự thiếu hụt không gian mở sẽ ngày càng trở thành vấn đề cấp bách trong tương lai.
Dựa vào định hướng quy hoạch của thành phố, kết quả nghiên cứu hiện trạng khơng gian mở đơ thị và phân tích quy hoạch yếu tố không gian mở thành phố Hà Tĩnh, nghiên cứu đưa ra đề xuất phân vùng quy hoạch không gian mở đô thị thành phố Hà Tĩnh như sau:
Không gian thành phố được chia thành 5 vùng quy hoạch khơng gian mở (hình 4.11) như sau:
Vùng 1: Khu vực có mật độ dân số cao, là đô thị cũ, không gian mở đánh giá ở mức 3 (phường Bắc Hà, Trần Phú)
Vùng 2: Khu vực có mật độ dân số cao, là đơ thị cũ, không gian mở đánh giá ở mức 1 hoặc 2 (phường Nam Hà, Tân Giang)
Vùng 3: Khu vực chưa có khơng gian mở (Phường hà Huy Tập, Thạch Linh, Thạch Quý, Văn Yên)
Vùng 4: Khu vực có mật độ dân số thấp nhưng có xu hướng tăng nhanh, là đô thị mới, không gian mở đánh giá ở mức 1 hoặc 2 (phường Đại Nài, Nguyễn Du)
Vùng 5: Khu vực ngoại thành gắn với nông nghiệp đô thị (xã Thạch Trung, Thạch Hạ, Thạch Mơn, Thạch Đồng, Thạch Hưng, Thạch Bình).
Định hướng và giải pháp cụ thể theo các vùng quy hoạch khơng gian mở đơ thị được trình bày trong bảng 4.4.