nhiên, kết hợp các khơng gian giải trí và dịch vụ du lịch, là vành đai xanh ven sông cho cộng đồng tiếp cận dễ dàng với dịng sơng. Giải quyết thốt nước cho thành phố và khu vực phụ cận.
- Cảnh quan nông nghiệp trong thành phố: Duy trì các hoạt động nơng nghiệp tại
một số khu vực trong và lân cận với thành phố nhằm gìn giữ cảnh quan nơng nghiệp, tạo sự đa dạng về cảnh quan, duy trì cảnh quan nơng nghiệp bên trong và bên ngoài thành phố để hướng tới sự phát triển bền vững và thân thiện với môi trường.
- Công viên: 3 công viên lớn kết nối với các công viên khu vực và không gian
xanh hai bên sông và vùng sinh thái nông nghiệp cao đan xen giữa các khu chức năng hình thành nên một mạng lưới cây xanh liên hoàn của toàn thành phố. Hệ thống cơng viên này đóng vai trị quan trọng trong việc điều hịa mơi trường cảnh quan cho thành phố, đem đến cuộc sống chất lượng cao cho người dân thành phố:
+ Cơng viên văn hóa Xã Thạch Trung 21ha: Là nơi tập trung tổ chức các lĩnh vực: lịch sử văn hóa, nơng nghiệp và các thế mạnh của thành phố. Trong công viên bao gồm các khu trưng bày và triển lãm, là cơ hội cho việc tổ chức các hội chợ thương mại trong công viên.
+ Công viên Trung Tâm 70ha : Là cơng viên mang tính năng động cao với các cơ sở thương mại và giải trí khác nhau. Cơng viên kết hợp với hồ điều hòa của thành phố và một số khu vực được khai thác sử dụng theo mùa. Trong công viên tổ chức các loại hình vui chơi giải trí, vườn sinh vật cảnh, dịch vụ... phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi của người dân thành phố.
+ Cơng viên thể thao Bồng Sơn: Hồn thiện cảnh quan công viên và bổ xung các cơng trình thể thao nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động thể thao cho người dân thành phố.
Giai đoạn 2030 đến 2050, ba công viên đô thị tại xã Thạch Tân, Thạch Linh, Thạch Đài sẽ góp phần phát triển thành phố theo tiếu chí thành phố xanh trong tương lai.
- Hệ thống mặt nước: dịng sơng và các hồ đóng vai trị quan trọng trong việc điều hịa mơi trường cảnh quan thành phố.
Tóm lại, cấu trúc phát triển quy hoạch đưa ra đối với các không gian mở là
phát triển theo mơ hình cụm, có nghĩa là mỗi một cụm phát triển cần có bản sắc riêng, vì vậy phương án quy hoạch đã điều chỉnh gắn thêm các chắc năng cụ thể cho 3 công viên để làm rõ chức năng của các công viên giúp cho thành phố có chiến lược đầu tư cụ thể nhằm gây dựng bản sắc rõ nét cho từng công viên nhằm tạo sự phát triển không gian cơng cộng có bản sắc.
Việc gây dựng bản sắc cho không gian công cộng dựa trên:
+ Nhu cầu của dân cư về hoạt động thể thao để xây dựng công viên thể thao cho người dân (khác biệt với các trung tâm thể thao cho các vận động viên chuyên nghiệp).
+ Dựa trên định hướng phát triển mơ hình nơng nghiệp trong đơ thị phù hợp với mơ hình nơng ngiệp của các vùng nơng thơn để xây dựng công viên Hoa.
+ Dựa trên chức năng là trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa của tỉnh Hà Tĩnh để xây dựng công viên trung tâm văn hóa đáp ứng các nhu cầu tổ chức các hoạt động mang tính chất văn hóa lớn quy mơ cấp tỉnh và khu vực.
Các khơng gian mở có bản sắc riêng thực sự sẽ là những điểm nhấn trong hành lang xanh đô thị.
Như vậy, trọng hệ thống sử dụng đất, các khơng gian mở đóng vai trị vừa hỗ trợ nâng cao giá trị các hình thức sử dụng đất khác, tạo nguồn lợi kinh tế sử dụng đất, vừa là hành lang Xanh giảm thiểu rủi ro trong sử dụng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp của thành phố.
Tuy nhiên, theo kết quả điều tra xã hội học của đề tài nghiên cứu, khoảng cách để người dân tiếp cận các không gian mở rất quan trọng, người dân vẫn rất cần các không gian mở quy mô nhỏ trong khu dân cư để phục vụ nhu cầu thư giãn, thể thao tại chỗ của mình, đây cũng là khơng gian giao lưu, tổ chức các sự kiện quy mô nhỏ trong các xã phường. Hơn nữa, các không gian mở trong khu dân cư sẽ góp phần điều hịa vi khí hậu, nếu thiết kế tích hợp, nó cịn hỗ trợ giảm ngập lụt tại chỗ cho các khu dân cư.
4.1.4. Xu thế biến đổi một số yếu tố khí hậu (BĐKH) theo kịch bản BĐKH cho tỉnh Hà Tĩnh cho tỉnh Hà Tĩnh
Nhiệt độ có xu thế tăng là chủ yếu trong hầu hết các thành phần mơ hình khí hậu, nhiệt độ trung bình tại thành phố Hà Tĩnh có xu thế tăng cao hơn so với một số huyện khác. Nhìn chung, nhiệt độ có xu thế tăng trong cả 3 thời kỳ theo 2 kịch bản RCP. Cụ thể, theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ 21, nhiệt độ tăng trong khoảng 0,3÷ 1,1oC; đến giữa thế kỷ 21, mức biến đổi nhiệt độ trung bình năm tỉnh Hà Tĩnh dao động từ 1,0°C đến 2,2oC. Đến cuối thế kỷ 21, mức biến đổi có thể dao động từ 1,4°C đến 3,0o
C. Theo kịch bản RCP8.5, mức tăng dự tính của nhiệt độ trung bình lớn hơn nhiều so với kịch bản RCP4.5; vào đầu thế kỷ nhiệt độ tăng trong khoảng 0,6÷1,3oC; vào giữa thế kỷ 21, mức biến đổi của nhiệt độ trung bình năm tỉnh Hà Tĩnh có thể dao động từ 1,4 ÷ 2,9oC. Đến cuối thế kỷ 21, mức biến đổi có thể dao động trong khoảng 2,8 ÷5,0oC .
b. Lượng mưa
Mức biến đổi lượng mưa dự tính từ tất cả các thành phần mơ hình trên 3 trạm khí tượng của Hà Tĩnh theo kịch bản RCP4.5. Theo kịch bản tổ hợp các mơ hình, vào đầu thế kỷ 21, lượng mưa năm có xu thế tăng lên trên cả 3 trạm khí tượng, với mức tăng từ 2,5 đến 5,4%. Trong các mùa xu thế thế tăng tương tự như lượng mưa năm; ngoại trừ mùa hè lượng mưa có xu thế giảm từ 0,7 đến 7,7%. Đến giữa thế kỷ, xu thế biến đổi lượng mưa năm và các mùa tương tự như thời kỳ đầu thế kỷ với xu
thế tăng của lượng mưa năm, mùa đông, mùa xuân, mùa thu và xu thế giảm của lượng mưa mùa hè. Đến cuối thế kỷ, lượng mưa năm tăng 9,4 đến 12,6% .
b. Mực nước biển dâng
Hình 4.22 đưa ra dự tính kịch bản mực nước biển dâng trung bình cho khu vực biển ven bờ Hà Tĩnh. Trong những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, xu thế tăng của mực
nước biển trong 2 kịch bản RCP4.5 và RCP8.5 có sự sai khác khơng nhiều nhưng có sự khác biệt đáng kể từ năm 2040 trở đi. Với kịch bản RCP8.5, ước tính trung vị của kịch bản mực nước biển trung bình khu vực biển ven bờ Hà Tĩnh là 72 cm trong khi cận trên (phân vị 95%) có giá trị 101 cm và cận dưới (phân vị 5%) có giá trị 49 cm. Với kịch bản RCP4.5, vào cuối thế kỷ 21, ước tính trung vị của mực nước biển dâng tổng cộng là 50 cm trong khi cận trên (phân vị 95%) có giá trị 75 cm và cận dưới (phân vị 5%) có giá trị 32 cm
4.1.5. Lồng ghép giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong quy hoạch
Trước những tác động của biến đổi khí hậu ngày càng mạnh mẽ, đơ thị địi hỏi quy hoạch cần phải có những nhận thức, đánh giá và hành động mới về ứng phó với biến đối khí hậu. Thành phố Hà Tĩnh gần đây trải qua 2 lần quy hoạch: quy hoạch Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ cận đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 được UBND tỉnh Hà Tĩnh năm 2007 và Điều chỉnh quy hoạch hoạch chung xây dựng thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ cận đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 được UBND tỉnh Hà Tĩnh năm 2015.
Bảng 4.3. Nhận thức, đánh giá và hành động về ứng phó với biến đổi khí hậu trong đồ án điều chỉnh quy hoạch thành phố Hà Tĩnh năm 2007 và năm 2015
Tiêu chí ứng phó với biến đổi khí hậu
Đồ án điều chỉnh QHC thành phố Hà Tĩnh 2007 Điều chỉnh QHC thành phố Hà Tĩnh 2015 Nhận thức Đánh giá Hành động Nhận thức Đánh giá Hành động Đề cập đến “Biến đổi khí hậu” X √ Mực nƣớc biển dâng X X X √ √ √
Biến đổi nhiệt độ X X X √ √ √
Biến đổi lƣợng mƣa X X X √ √ √
Ảnh hƣởng ngập lụt √ √ √ √ √ √
Ảnh hƣởng mƣa bão √ √ √ √ √ √
Ảnh hƣởng thủy triều √ X X √ X X
Ảnh hƣởng khô hạn √ √ √ √ √ √
So với điều chỉnh quy hoạch năm 2007, điều chỉnh quy hoạch năm 2015 đã bắt đầu tích hợp giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu vào quy hoạch. Trong đó, quy hoạch hướng đến các giải pháp giảm thiểu CO2, giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ mơi trường, điều hịa dịng chảy, thoát nước. Cụ thể như sau:
- Quy hoạch đơ thị nhằm giảm thiểu khí CO2
+ Hạn chế tối đa việc lấp dòng các kênh rạch hiện có, tận dụng và khai thác triệt để hệ thống kênh mương thủy lợi sẵn có cũng như các kênh rạch tự nhiên trong vấn đề thoát nước. Việc tận dụng những kênh rạch sẵn có giúp hạn chế bớt việc tiêu thụ năng lượng vào việc san lấp, đào bới và gây biến đổi môi trường tự nhiên khu vực xung quanh.
+ Mạng lưới thoát nước xây mới, được thiết kế với nhiều tuyến mương xây hở, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thoát nước mưa cũng như tạo thêm các không gian cảnh quan cây xanh mặt nước. Với mạng lưới thốt nước có nhiều mương xây hở, hệ thống cống thốt nước sẽ có kích thước vừa phải, độ sâu chôn cống cũng sẽ giảm được đáng kể, khi xây dựng sẽ giảm được đáng kể việc xả thải khí CO2. Ngồi ra, với giải pháp này sẽ hạn chế được việc sử dụng bê tông, sắt thép vào việc xây dựng hệ thống thoát nước và gián tiếp làm giảm việc xả thải khí CO2.
- Quy hoạch ứng phó với nước biển dâng:
Để ứng phó với việc nước biển dâng và nguy cơ mực nước lũ ứng với các tần suất thiết kế tăng, hệ thống đê bao được tính tốn quy hoạch và cải tạo đảm bảo việc mở rộng và nâng cao cao trình đỉnh đê khi cần thiết.
- Quy hoạch đô thị đối phó và thích ứng với lũ lụt gia tăng:
+ Tạo điều kiện cho việc tiêu thốt nước được nhanh chóng bằng cách khơi thơng nạo vét và kiên cố hóa hệ thống sơng, kênh tiêu chính cho các khu vực.
+ Các hồ điều hòa cần được bảo vệ chống lấn chiếm diện tích hồ, đồng thời thường xuyên nạo vét hồ đảm bảo mực nước điều tiết của hồ luôn đạt hiệu quả tốt như: hồ Bồng Sơn, hồ Thạch Trung, hồ Thạch Quý...
+ Những khu vực có nền thấp trũng sẽ phát triển thành những khu sinh thái trũng, tạo ra không gian mặt nước mới làm nơi chứa nước mưa, đây sẽ là yếu tố quan trọng tạo không gian cảnh quan, thư giãn trong đô thị.
+ Mở rộng và kè hồn thiện các đoạn bờ sơng đi qua các khu dân cư, chống lấn chiếm dịng như sơng Cày, sơng rào Cái.
- Quy hoạch đơ thị thích nghi với nhiệt độ gia tăng
+ Việc sử dụng nhiều tuyến kênh, mương xây hở trong việc tiêu thoát nước cho thành phố Hà Tĩnh, ngồi các tính năng đã nói trong phần trên, việc xây dựng các tuyến mương xây hở sẽ làm gia tăng diện tích cây xanh mặt nước trong đơ thị và vơ hình chung ta đã tạo ra một yếu tố giúp cải thiện điều kiện vi khí hậu cho đơ thị. Hệ thống mương xây hở liên kết với nhau và với các hồ nước trong khu vực thành một khơng gian mặt nước liên hồn, giúp các lồi thủy sinh có nhiều hơn cơ hội phát triển và mơi trường sinh học nơi đây ngày càng đa dạng.
+ Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường trong công tác kè bờ sông cũng như bờ các tuyến kênh mương xây hở.
Nhìn chung, quy hoạch đã chú ý đến một số giải pháp ứng phó với biến đổi
khí hậu như: giảm thiểu khí CO2 và cấp thốt nước. Tuy nhiên quy hoạch vẫn chưa thực sự chú ý đến các giải pháp về mặt sinh thái, chưa có các mơ hình và tính tốn tổng hợp, từ đó điều tiết các yếu tố trong hệ sinh thái thành phố một cách phù hợp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.
4.2. Đề xuất định hƣớng quy hoạch không gian mở đô thị
Thành phố đang là khu vực dễ bị tổn thương trước tác động của đơ thị hóa và biến đổi khí hậu cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của các hiện tượng thời tiết cực đoan, bão, lũ lụt và nước biến dâng. Ngay trước mắt, quy hoạch đơ thị thành phố cần được tích hợp một mơ hình với những tính tốn cụ thể, chi tiết về các hợp phần của nó đặt trong hệ sinh thái đơ thị.
4.2.1. Đề xuất mơ hình đơ thị bàn tay Finger plan – đơ thị ứng phó với biến đổi khí hậu biến đổi khí hậu
4.2.1.1. Khái qt về mơ hình đơ thị bàn tay Finger plan
Các vấn đề mà các đô thị nhạy cảm trên thế giới đang gặp phải đó là đảo nhiệt đơ thị, ngập lụt và thiếu hụt không gian sinh hoạt cộng đồng. Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận thấy được rằng các khơng gian mở như cây xanh, mặt nước có thể hỗ trợ đơ
thị hiệu quả trong cả 3 vấn đề lớn này nếu như chúng được quy hoạch hợp lý và thâm nhập sâu vào các khu ở trong thành phố.
Mơ hình “Lope-City” (hình 4.4) được phát triển từ nửa đầu thế kỷ 20 [6]. Mơ hình này được sử dụng cho quy hoạch thành phố bàn tay ở Copenhagen, Amsterdam, Hamburg, Stockholm, Berlin,…
Trong các không gian Xanh xen lẫn trong đô thị theo kiểu gân lá, những không gian xanh lá rộng lớn, có động lực thấp như là đất nghĩa trang, nghiã địa, các vườn rau gia đình, các khu giải trí và thể thao, …cần phải được quy hoạch. Khi chúng ta có một mơ hình tốt
và một sự tính tốn mang tính sinh thái của các nhà quản lý, thì những giá trị tự nhiên và cả giá trị xã hội của những không gian Xanh xen lẫn nhỏ bé này lại cực kì to lớn.
So sánh hiện trạng sử dụng đất và ảnh hồng ngoại nhiệt cho thấy, khu vực có các ngón tay Xanh có nền nhiệt thấp hơn các khu vực khác:
01. Một cách rất tự nhiên, các ngón tay Xanh trong thành phố mang đến oxy cho và góp phần đáng kể trong việc tiêu thụ khí cacbonic trong khơng khí, q trình này ngược lại đối với các diện tích xây dựng các tịa nhà.
02. Khu vực xây dựng nhà cửa trong đơ thị có mức độ hấp thụ bức xạ mặt trời cao hơn, có mức sử dụng năng lượng cao và sinh nhiệt cao hơn, do đó ln nóng hơn các khơng gian Xanh, thống bên cạnh nó. Khi đan xen các ngón tay Xanh vào giữa các tòa nhà sẽ tạo các không gian lưu thơng khí, làm mát cục bộ, từ đó làm tăng khí áp nơi có các tịa nhà cao tầng, giảm sự chênh lệch khí áp giữa trung tâm đơ thị và ngoại ơ.
Hình 4.4. Sơ đồ mơ hình đơ thị bàn tay [6]
03. Các ngón tay Xanh cịn là nơi dự trữ nước mưa và hỗ trợ thoát nước cho đơ thị. Có nhiều cách tổ chức được đề xuất để đạt hiệu quả cao nhất trong thốt nước đơ thị như các mương nước hở tạm thời với bề mặt thấm hoặc bán thấm, các “Wet land”, các vườn hoa, sân chơi quy mơ nhỏ có các bề mặt thấm nước và mương thoát nước, vừa chứa nước vừa tạo cảnh quan đẹp, vườn rau trong đô thị. Các bề mặt thấm là các bề mặt chưa được bê tơng hóa, khả năng thấm nước của bề mặt tăng lên khi có lớp phủ thực vật bên trên (hình 4.5).
04. Các ngón tay Xanh có ảnh hưởng lớn đến vi khí hậu đơ thị, giống như là các dịch vụ hệ sinh thái nông thôn được mang vào thành phố. Và điều đặc biệt và