Sự thốt nước trên bề mặt thấm và không thấm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất định hướng quy hoạch không gian mở đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu tại thành phố hà tĩnh (Trang 104)

Thêm vào đó, ý tưởng về các ngón tay Xanh ln đa dạng, sẵn sàng tích hợp nhiều giải pháp Xanh, ví dụ như các mái nhà xanh lá cây giảm thiểu năng lượng (Green Roofs) và các khu vườn được kết nối với hệ thống chứa nước mưa mái nhà,… Các khơng gian Xanh này có thể là khơng gian cơng cộng hoặc không gian Xanh trong nhà. Trong đô thị bàn tay, chúng ta thường không quan tâm đến quy mô không gian mở, các giải pháp sáng tạo và linh hoạt được đưa ra và kết nối với nhau một cách phù hợp với quy luật tự nhiên.

4.2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc tích hợp mơ hình Đơ thị bàn tay vào quy hoạch thành phố Hà Tĩnh

Nghiên cứu đề xuất tích hợp mơ hình Đơ thị bàn tay cho quy hoạch đô thị thành phố Hà Tĩnh vì những lý do phù hợp sau đây:

Thứ nhất, thành phố Hà Tĩnh đang hứng chịu thời tiết khắc nghiệt, nhất là

nắng nóng trong mùa hè, gió phơn khơ nóng và bão lũ, thêm vào đó, hiệu ứng đảo nhiệt đô thị làm cho nhiệt độ bên trong các khu dân cư tăng cao. Các ngón tay Xanh sẽ phát huy triệt để khả năng của nó trong điều hịa vi khí hậu.

Thứ hai, qua điều tra xã hội học, 100% người dân được hỏi đều có nhu cầu về

khơng gian mở, và mong muốn có khơng gian mở ở gần nơi mình sống. Việc đưa các khơng gian mở nhỏ vào bên trong các khu dân cư vừa tạo ra các ngón tay Xanh trong thành phố, giúp điều hịa vi khí hậu, thốt nước cục bộ, vừa có thể cung cấp khơng gian cơng cộng thỏa mãn nhu cầu giải trí, sinh hoạt tập thể, thể thao,… của người dân.

Thứ ba, sự kết hợp các không gian Xanh vốn thực sự đã nhen nhóm trong ý

tưởng “quy hoạch kết nối với dịng sơng” của thành phố. Nếu các khơng gian Xanh có thể được hiểu đa dạng hơn, bao gồm cả dịng sơng, các không gian mở thành phố, các không gian mở trong khu dân cư, các mương nước nhỏ, các bể dự trữ nước mưa và các vườn rau sân thượng, bồn cây bên ngoài của sổ,….vốn đang tồn tại ở một số nơi trong thành phố do sự thích nghi của người dân với khí hậu khắc nghiệt, khi quy hoạch kết nối chúng với nhau tạo ra một Mạng lưới Xanh (Green-Blue Grid), thì đó chính là bộ mặt ban đầu của một Quy hoạch Bàn tay.

Bên cạnh những phù hợp căn bản nêu trên, một câu hỏi đặt ra “cấu trúc hướng

Hình 4.6. So sánh cấu trúc đơ thị hướng tâm và đô thị bàn tay

So sánh hai mơ hình quy hoạch (hình 4.6) ta có thể thấy ngay sự tương đồng: trung tâm của đơ thị hướng tâm chính là “lịng bàn tay” của đơ thị Bàn tay. Nói cách khác, đơ thị bàn tay cũng có cấu trúc hướng tâm, trong đó, xung quanh đơ thị trung tâm – lịng bàn tay, các đơ thị vệ tinh cùng với các không gian mở giữ chức năng khác nhau hỗ trợ cho đô thị trung tâm sẽ tương ứng với các ngón tay kết nối với lòng bàn tay tạo ra sự vận động phát triển một cách nhịp nhàng, thống nhất.

Tuy nhiên, khi tích hợp mơ hình Đơ thị bàn tay vào quy hoạch, chúng ta cần chú trọng vào những đặc trưng địa phương hơn là áp dụng một các máy móc các quy hoạch đi trước. Rất nhiều các vấn đề mang tính địa phương sẽ được đặt ra và cần các nghiên cứu dựa trên các tính tốn, chỉ số cụ thể như:

- Bao nhiêu diện tích đất Xanh là đủ cho đơ thị? Và hiện tại, liệu đơ thị (khu vực nội thành) có cịn đủ quỹ đất dành cho không gian Xanh mới?

- Thực trạng phân bố dân cư và các cơng trình hạ tầng có phù hợp với thiết kế căn bản của mơ hình Đơ thị Bàn tay?

- Vấn đề giải phóng mặt bằng và nguồn vốn đầu tư xây dựng không gian Xanh - Các thiết kế Xanh cần đi kèm với nền kinh tế Xanh như thế nào?

- Một đô thị Xanh trong thiết kế quy hoạch là chưa đủ, cần phải có nhận thức và hành động Xanh từ phía người dân và nhà quản lý đô thị trong: bảo vệ môi trường mỹ quan thành phố, tiết kiệm năng lượng hộ gia đình, …

4.2.2. Đề xuất bộ chỉ số quy hoạch không gian mở đô thị

Đô thị bàn tay đã được xây dựng thành công ở các quốc gia như: Đức, Thụy Điển, Phần Lan,… Các tiêu chí mà các nhà quy hoạch đưa ra cho mỗi đô thị khác nhau phụ thuộc và đặc trưng địa phương, mong muốn của người dân và các vấn đề mà đô thị đang phải đối mặt.

Dựa trên kết quả các phân tích, đo lường và điều tra xã hội học trình bày ở trên, nghiên cứu đề xuất một số chỉ số có thể sử dụng trong quy hoạch không gian mở đô thị thành phố Hà Tĩnh như sau:

Bảng 4.3. Bộ chỉ số phục vụ quy hoạch không gian mở thành phố Hà Tĩnh

TT Chỉ số Giải thích Đề xuất giá trị tiêu chuẩn

1 Không gian mở

Diện tích khơng gian mở/1000người

1 ha/1000 dân (Tiêu chuẩn thành phố New York, Mỹ) - Sân chơi trung

tâm

Số trẻ em dùng chung 1 sân chơi trung tâm

1 sân chơi trung tâm/1250 trẻ em (Tiêu chuẩn thành phố New York, Mỹ)

- Sân thể thao Diện tích sân thể dục, thể thao/1000 người dân hoặc số sân chơi tính trên một số lượng dân cư nhất định

400 m2/1000 dân hoặc 5 sân thể thao, sân chơi nhỏ/10000 dân, trẻ em (Tiêu chuẩn thành phố New York, Mỹ)

- Công viên

trung tâm

Số dân sử dụng chung 1 công viên trung tâm

1 công viên trung tâm/10000 dân (Tiêu chuẩn thành phố New York, Mỹ)

- Hồ nước Diện tích mặt nước/1

người dân

-

2 Khoảng cách từ nhà dân đến không gian mở

- Khoảng cách đi bộ đến không gian mở trong khu dân cư

Phần trăm dân số có thể tiếp cận không gian mở nhỏ trong khu dân cư dưởi 5 phút đi bộ (khoảng dưới 400 m)

100% (Tiêu chuẩn thành phố New York, Mỹ)

TT Chỉ số Giải thích Đề xuất giá trị tiêu chuẩn

đến không gian mở trung tâm

tiếp cận không gian mở trung tâm dưởi 10 phút đi bộ (khoảng dưới 800 m) New York, Mỹ) 4 Các chỉ số Xanh - Tỷ lệ vịm xanh đơ thị Tỷ lệ che phủ xanh nhờ cây bóng mát 40% (Tiêu chuẩn thành phố Baltimore, Mỹ đến 2037) - Tỷ lệ bề mặt thấm hoặc bán thấm Tỷ lệ bề mặt nước có thể thấm qua trên tổng diện tích thành phố 70% (Tiêu chuẩn thành phố New York, Mỹ) - Chỉ số UHIMAX (Urban Heat Island ) Nhiệt lượng hấp thụ cực đại: Tỷ lệ với nhiệt lượng nhận được và tính chất bề mặt tại khu vực nóng nhất của thành phố - - Cân bằng nước mưa bề mặt

Hiệu số giữa lượng nước mưa và lượng nước thoát (thấm hoặc qua hệ thống thoát nước) trong 1 giây

≤ 0 m3/s

4.2.3. Đề xuất một số giải pháp cơng trình

Nghiên cứu đề xuất một số loại hình khơng gian mở tích hợp trong khu dân cư đã được ứng dụng thành công tại nhiều thành phố:

4.2.3.1. Rãnh nước mưa tạm thời để hở (wadi)

Ở Việt Nam, các rãnh nước quanh nhà và ven đường thường là rãnh nước thải được bê tơng hóa, đạy nắp và đồng thời giữ chức năng thốt nước mưa, do đó nước mưa thoát chậm hơn, khi mưa to, rãnh đầy, nước thải cũng theo đó tràn lên mặt đường gây ô nhiễm.

Những rãnh nước mưa tạm thời không dùng chứa đựng nước thải, nó chỉ có tác dụng chứa nước mưa và dẫn nước mưa đến mương thoát nước hoặc nơi dự trữ nước. Thay vì được bê tơng hóa tồn bộ, rãnh nước bên đường giao thông hoặc quanh khu ở được thay thế bằng bề mặt thấm (mặt đất, thảm mục hoặc cỏ) hoặc bán thấm (vật liệu lát bán thấm) và để hở nên các rãnh này thường được thiết kế không quá sâu.

Các rãnh nước mưa tạm thời trong khu dân cư và ven đường giao thơng sẽ có những ưu điểm sau:

- Tăng tối đa tốc độ thốt nước (do khơng có nắp đạy)

- Chỉ có trong khoảng thời gian có mưa, sau đó nhanh chóng khơ trở lại khơng gây bất tiện cho sinh hoạt, lớp thực vật tạo cảnh quan đẹp.

- Tính thấm của các rãnh nước mưa này cùng với sự có mặt của thực vật (cỏ) hoặc vật liệu bán thấm giúp nước mưa thấm một phần xuống đất, giảm lưu lượng nước chảy trên mặt

- Nước mưa mang theo bụi, bùn đất sẽ được cuốn xuống rãnh có thực vật sẽ thành tạo lớp đất ni sống thực vật, không bốc mùi, ô nhiễm.

4.2.3.2. Wet land

Các Wet land là những khu đất tự nhiên trong khu ở, khơng bê tơng hóa, thường thấp hơn các khu vực xung quanh nhằm giữ chức năng chứa đựng nước mưa, tạo một hệ cảnh quan tự nhiên trong khu ở. Nước mưa có thể được tái sử dụng để tưới cây, nuôi dưỡng hệ thực vật tự nhiên.

4.2.3.3. Mái nhà xanh sử dụng nước mưa

Hinh 4.9. Mái nhà xanh sử dụng nước mưa (Nguồn:http://www.urbangreenbluegrids.com) (Nguồn:http://www.urbangreenbluegrids.com)

Các mái nhà xanh cần một sự đầu tư lớn hơn, tuy nhiên nó mang lại hiệu quả cao trong việc tạo cảnh quan đẹp, giảm thiểu hấp thụ nhiệt và điều hịa vi khí hậu. Bên cạnh các mái nhà xanh, người ta cịn cây dựng các “ơ cửa xanh” nhằm tối đa hóa tác dụng làm mát của thực vật cho vi khí hậu của tịa nhà.

Thêm vào đó, nước mưa được dự trữ trên mái nhà phục vụ cho thực vật trên mái. Thực vật được trồng có thể là cây lương thực, thực phẩm cung cấp nhu cầu tại chỗ của tịa nhà. Mơ hình này đã được ứng dụng ở nhiều nơi, trong đó có Việt Nam, nó có một cái tên khác là Nơng nghiệp mái nhà.

Hinh 4.10. Cơng viên có bề mặt thấm tốt, tích hợp chức năng chứa đựng nước mưa (Nguồn:http://www.urbangreenbluegrids.com/) (Nguồn:http://www.urbangreenbluegrids.com/)

Ở những quốc gia có lượng mưa năm lớn như Việt Nam, các công viên chứa đựng nước mưa là mơ hình rất phù hợp:

- Công viên nên được quy hoạch ở khu đất thấp trong thành phố, có thể là nơi chứa đựng nước mưa của một phần hoặc toàn bộ thành phố.

- Có thể hình thành các hồ chứa nước mưa hoặc các hệ sinh thái wet land với hệ thực vật phát triển đa dạng tự nhiên, tối đa bề mặt thấm.

- Thảm xanh rộng lớn trong cơng viên có thể được ni sống hồn tồn bằng nước mưa mà khơng cần hoặc cần nước tưới ít hơn.

4.2.4. Phân vùng quy hoạch không gian mở đô thị thành phố Hà Tĩnh

Trong q trình đơ thị hóa, dân số đơ thị sẽ tăng cao. Ước tính đến 2030, dân số của thành phố sẽ tăng lên đến 200 000 người, trong đó dân thành thị sẽ có khoảng 160 000 người. Một số phường, xã có mật độ dân số thấp sẽ nhanh chóng trở thành khu vực mật độ dân số cao. Sự thiếu hụt không gian mở sẽ ngày càng trở thành vấn đề cấp bách trong tương lai.

Dựa vào định hướng quy hoạch của thành phố, kết quả nghiên cứu hiện trạng không gian mở đơ thị và phân tích quy hoạch yếu tố khơng gian mở thành phố Hà Tĩnh, nghiên cứu đưa ra đề xuất phân vùng quy hoạch không gian mở đô thị thành phố Hà Tĩnh như sau:

Không gian thành phố được chia thành 5 vùng quy hoạch khơng gian mở (hình 4.11) như sau:

Vùng 1: Khu vực có mật độ dân số cao, là đô thị cũ, không gian mở đánh giá ở mức 3 (phường Bắc Hà, Trần Phú)

Vùng 2: Khu vực có mật độ dân số cao, là đơ thị cũ, không gian mở đánh giá ở mức 1 hoặc 2 (phường Nam Hà, Tân Giang)

Vùng 3: Khu vực chưa có khơng gian mở (Phường hà Huy Tập, Thạch Linh, Thạch Quý, Văn Yên)

Vùng 4: Khu vực có mật độ dân số thấp nhưng có xu hướng tăng nhanh, là đô thị mới, không gian mở đánh giá ở mức 1 hoặc 2 (phường Đại Nài, Nguyễn Du)

Vùng 5: Khu vực ngoại thành gắn với nông nghiệp đô thị (xã Thạch Trung, Thạch Hạ, Thạch Môn, Thạch Đồng, Thạch Hưng, Thạch Bình).

Định hướng và giải pháp cụ thể theo các vùng quy hoạch không gian mở đô thị được trình bày trong bảng 4.4.

Bảng 4.4. Định hướng và giải pháp quy hoạch các vùng không gian mở

Vùng Định hƣớng Giải pháp

Vùng 1 - Nâng cao hệ số sử dụng đất để tăng quỹ đất cho không gian xanh

- Cải tạo môi trường - Quy hoạch, cải tạo các KGM đang hoạt động tự phát, chưa quy hoạch - Cải thiện chất lượng dịch vụ tại các không gian mở

- Cải thiện chất lượng nước hồ; lắp đặt hệ thống quan trắc ô nhiễm nước; xây dựng, cải tạo lại hệ thống đường thoát nước thải sinh hoạt

- Cải tạo làm tăng bề mặt thấm, giảm bề mặt bê tông

- Trồng thêm cây xanh, đặc biệt là hành lang xanh ven các trục giao thơng chính

- Quy hoạch thêm và cải tạo các khơng gian vui chơi cho trẻ em

- Cải tạo các không gian mở đang hoạt động tự phát

- Quy hoạch hệ thống gom nước mưa đến các hồ để giảm ngập lụt

- Khuyến khích người dân và các khu nhà hành chính xây dựng mái nhà xanh sử dụng nước mưa Vùng 2 - Cải tạo môi trường

- Bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa, biểu tượng - Cải thiện chất lượng dịch vụ tại các không gian mở - Nâng cao hệ số sử dụng đất để tăng quỹ đất cho không gian xanh

- Cải thiện chất lượng nước khu vực Hào Thành; lắp đặt hệ thống quan trắc ô nhiễm nước; xây dựng hệ thống đường thoát nước thải sinh hoạt. - Trồng thêm cây xanh, đặc biệt là hành lang xanh ven các trục giao thơng chính

- Cải tạo làm tăng bề mặt thấm, giảm bề mặt bê tông

- Bảo tồn, duy trì giá trị văn hóa, lịch sử và biểu tượng tại các không gian mở, tạo cảnh quan đẹp, gắn kết với du lịch văn hóa.

- Khuyến khích người dân và các khu nhà hành chính xây dựng mái nhà xanh sử dụng nước mưa

Vùng Định hƣớng Giải pháp

Vùng 3 - Quy hoạch mới các không gian mở - Tăng cường tính gắn kết với dịng sơng - Nâng cao hệ số sử dụng đất để tăng quỹ đất cho không gian xanh

- Xây dựng thêm các sân chơi, sân tập, vườn hoa, hồ nước quy mô nhỏ trong khu dân cư, kết hợp với một số công viên quy mô lớn tạo mạng lưới Xanh

- Cải tạo nhằm tận dụng không gian sơng trong đơ thị, có thể tích hợp phát triển du lịch

- Bố trí thêm một số điểm quan trắc mơi trường trên đoạn sông qua thành phố, quản lý chặt chẽ chất lượng nước sông

- Quy hoạch không gian mở (bao gồm sông, hồ, công viên quy mô lớn và các không gian mở quy mô nhỏ trong khu dân cư) mang tính kết nối tạo vành đai Xanh cho thành phố

- Khuyến khích người dân và các khu nhà hành chính xây dựng mái nhà xanh sử dụng nước mưa Vùng 4 - Quy hoạch cải tạo

và xây mới không gian mở - Tăng cường tính gắn kết với dịng sơng - Nâng cao hệ số sử dụng đất để tăng quỹ đất cho không gian xanh

- Xây dựng thêm các sân chơi, sân tập, vườn hoa, hồ nước quy mô nhỏ trong khu dân cư, trồng thêm cây xanh.

- Cải tạo chất lượng mơi trường khơng gian mở - Bố trí thêm một số điểm quan trắc môi trường trên đoạn sông qua thành phố, quản lý chặt chẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất định hướng quy hoạch không gian mở đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu tại thành phố hà tĩnh (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)