Hiện tại Thành phố gồm 10 phường nội thành và 06 xã với diện tích tự nhiên khoảng 5.663 ha (theo niên giám thống kê thành phố Hà Tĩnh 2016). Thành phố Hà Tĩnh có vị trí chiến lược, nằm giữa hai trung tâm đơ thị lớn Hà Nội và Đà Nẵng, là cửa ngõ giao lưu vùng với Lào, là trung tâm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh, là đầu mối kết nối các tuyến du lịch trong và ngồi tỉnh.
Tuy nhiên vị trí địa lý cũng gây ra khơng ít bất lợi cho lãnh thổ, từ việc phải chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam khơ nóng đến việc thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, lũ khiến cho Hà Tĩnh được xem như là một trong những vùng đất “khắc nghiệt nhất” của Việt Nam.
2.2. Điều kiện tự nhiên
2.2.1. Địa hình, địa mạo
Nằm hoàn toàn trong vùng đồng bằng phía Đơng của dải đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh. Địa hình thấp dần theo hướng Tây – Đơng, Phía Tây là vùng đồi, phía Đơng Bắc địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao địa hình trung bình 4,33m so với mực nước biển. Địa hình của các khu vực đã xây dựng trong nội thị có cao độ từ +2,0 đến +3,0m, các khu ruộng trũng có cao độ nền từ +1,0m đến +2,3m và khu vực dọc theo sơng Rào Cái có cao độ nền từ + 0,7 đến + 1,1m.
Địa hình thành phố Hà Tĩnh có thể chia thành hai dạng chính sau:
- Dạng địa hình cao: Phân bố ở phía Tây Nam và một phần ở rìa phía Bắc. - Dạng địa hình ơ trũng: Chủ yếu là các hồ, ao và ruộng thấp.
Địa hình bằng phẳng thuận lợi cho quy hoạch các khu đô thị hướng tâm, hệ thống sông, biển bao quanh tạo cảnh quan thuận lợi cho phát triển du lịch, địa hình cao phia Tây hỗ trợ che chắn gió Tây Nam khơ nóng cho đơ thị bên trong.
Tuy nhiên, thành phố Hà Tĩnh nằm trong khu vực đồng bằng khá thấp, cách bờ biển chỉ khoảng 12km, bao quanh bởi 3 con sông bị ảnh hưởng thủy triều (sông Rào Cái, sơng Cày và sơng Nghèn) với khả năng thốt nước hạn chế. Do đặc thù về vị trí địa lý và địa hình, thành phố Hà Tĩnh thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai như bão, mưa lớn gây lũ, ngập lụt…
2.2.2. Khí hậu – thủy văn
2.1.2.1. Khí hậu:
Tỉnh Hà Tĩnh nói chung và thành phố Hà Tĩnh nói riêng nằm trong vùng khí hậu Bắc Trung Bộ, có hai mùa rõ rệt là mùa đơng khơ và lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4, mùa hè nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10.
Nhiệt độ trung bình năm là 23,80C, biên độ nhiệt năm khá cao 29,70C; Độ ẩm tương đối bình quân năm 86%, lượng bốc hơi chênh lệch khá lớn giữa các mùa: 24,97 – 131,18mm;
Bảng 2.1. Số liệu quan trắc nhiệt ẩm thành phố Hà Tĩnh 2017
Đặc trƣng Trạm Hà Tĩnh
Nhiệt độ khơng khí trung bình tháng 24,7
Nhiệt độ kk cao nhất tháng 33,8
Nhiệt độ kk thấp nhất tháng 18,6
Độ ẩm khơng khí TB tháng (%) 84
Độ ẩm KK TB tháng min (%) 49,6
Nguồn: Trạm khí tượng thành phố Hà Tĩnh, thống kê 9/2017
Số giờ nắng khá cao vào mùa hè (178 giờ), vào mùa đơng số giờ nắng ở mức trung bình (93 giờ);
Lượng mưa lớn, trung bình năm là 2661 mm, ngày mưa lớn nhất có thể lên đến 657,2 mm dễ gây ngập lụt cục bộ.
Tốc độ gió đạt 40m/s, gió mạnh nhất thường xuất hiện theo hướng Bắc, Tây Bắc, Đơng Nam. Hướng gió chủ đạo là hướng Tây Nam và Đơng Bắc, gió Tây Nam khơ nóng từ tháng 4 đến tháng 8 (hai tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7), gió Đơng Bắc từ tháng 11 đến tháng 3.
Hà Tĩnh thuộc vùng chịu ảnh hưởng của bão nhiều trong khu vực miền trung. Bão thường xuất hiện từ tháng 7 hết thúc vào khoảng tháng 11, 12. Tần xuất bão có xu hướng tăng, bão thường kéo theo mưa lớn gây ra lụt. Trong năm 2017 địa bàn Hà Tĩnh trực tiếp hứng chịu 4 cơn bão (bão số 2 xảy ra vào tháng 7 và cơn bão số 10 xảy ra vào tháng 9, cơn bão số 11,12 trong tháng 10 và 11) đã gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản và môi trường.
2.2.2.2. Thủy văn
Thành phố Hà Tĩnh nằm ở lưu vực của hai con sơng là sơng Rào Cái ở phía Đơng Bắc và sơng Cày ở phía Tây Bắc, hai sơng này hợp lưu ở phía Bắc của thành phố hợp thành sơng Cửa Sót cách biển 8km. Các sơng này chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thuỷ triều. Về mùa kiệt, sông chịu ảnh hưởng chủ yếu của dòng triều; Về mùa lũ giao lưu giữa triều và lũ ở mức cao nhất +2,88m (P=1%). Chế độ dịng chảy có hai mùa rõ rệt:
+ Dòng chảy mùa cạn từ (tháng 12 đến tháng 7) dòng chảy ổn định. Khi có mưa tiểu mãn dịng chảy tăng lên khá nhiều vào tháng 5.
+ Dòng chảy mùa lũ thường từ tháng 8 đến 11 thường có biến động lớn đạt bình quân 50% tổng lưu lượng cả năm. Mặc dù thành phố có hệ thống đê phịng hộ, tồn bộ thành phố vẫn phải đối mặt với lũ lụt của sông Rào Cái với mức lũ cao nhất là 2,8m.
Thành phố Hà Tĩnh nằm ở lưu vực của hai con sơng là sơng Rào Cái ở phía Đơng Bắc và sơng Cày ở phía Tây Bắc. Hai sơng này hợp lưu ở phía Bắc của thành phố hợp thành sơng Cửa Sót (Hạ Vàng) cách biển 8km. Các sông này chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy triều.
- Về mùa kiệt chủ yếu là dòng triều.
- Về mùa lũ giao lưu giữa triều và lũ ở mức cao nhất +2,88m.
Triều vào ngược dòng chảy của sông làm cho độ nhiễm mặn của nước sông vùng này tăng lên làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và nước tưới cho cây trồng.Mặc dù thành phố có hệ thống đê phịng hộ, tồn bộ thành phố vẫn phải đối mặt với lũ lụt của sông Rào Cái với mức lũ cao nhất là 2,8m. Lưu lượng dịng chảy chính của sơng Rào Cái (đo ở thượng nguồn cách thành phố 14km) là khoảng 13,6m3/s với mức thấp nhất là 0,2m3/s và cao nhất 1,51m3/s. Như vậy, các sông thuộc thành phố Hà Tĩnh đều là sông nội địa, ngắn và chỉ đổ ra biển qua một cửa duy nhất là Cửa Sót do đó về mùa mưa mực nước sơng dâng khá nhanh. Dịng chảy của các sơng cao nhất vào tháng 9, 10 (chiếm 60% dòng chảy cả năm) và thấp nhất vào tháng 4. Sự biến động dòng chảy này làm tăng mức độ ảnh hưởng của thủy triều đối với sơng Cửa Sót, sơng Rào Cái, sơng Hộ Độ, Sơng Cày.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu thủy văn thành phố Hà Tĩnh khá phức tạp, biên độ các chỉ số khí hậu, thủy văn dao động lớn theo mùa. Theo báo cáo của Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan liên quan đến nhiệt độ, lượng mưa đang có những diễn biến bất thường khó kiểm sốt…, gây nên những thiệt hại đáng kể cho đô thị.
2.2.3. Thảm thực vật
Thảm thực vật tại thành phố Hà Tĩnh chủ yếu là thực vật trồng, đa dạng sinh học khơng cao, có thể chia thành 3 loại thảm thực vật: thảm xanh trong đô thị và thảm thực vật nông, lâm nghiệp.
- Thảm xanh trong đơ thị: bao gồm các loại cây xanh bóng mát, cây cảnh, hoa, cây bụi, cỏ.
- Thảm xanh nông, lâm nghiệp bao gồm: lúa nước, cây hàng năm khác, cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây dược liệu, vườn ươm.
2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội, môi trƣờng
2.3.1. Dân số, lao động
Theo Niên giám thống kê thành phố Hà Tĩnh năm 2012 - 2016, thành phố có quy mơ diện tích 5.654,95 ha, quy mơ dân số 98 355 người, mật độ dân số ở mức trung bình: 1739 người/km2. Trong đó khu vực thành thị: quy mơ diện tích 2.49697 ha, quy mô dân số 68 988 người, mật độ dân số 2763 người/km2;
Dân số ở mức trung bình nhưng có xu hướng tăng nhanh, dân số phân bố không đồng đều trên địa bàn, các phường Thạch Linh, Hà Huy Tập không khải là những khu vực đơng dân nhất thành phố nhưng có tỷ lệ gia tăng dân số nhanh nhất do đây là những khu vực đô thị mới, dân số sẽ còn tăng nhanh trong thập kỷ tới do chuyển cư.