Lớp phủ thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tài nguyên địa hình karst vịnh hạ long và bái tử long tỉnh quảng ninh phục vụ phát triển bền vững (Trang 50 - 52)

CHƢƠNG I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN ĐỊA HÌNH KARST

2.1. Nhóm các nhân tố tự nhiên

2.1.5. Lớp phủ thực vật

Lớp phủ thực vật có vai trị quan trọng đối với q trình phát triển của địa hình Karst. Lớp phủ dày tạo điều kiện chia cắt địa hình karst mạnh cùng với độ ẩm cao tạo nên đặc trưng về địa hình karst nhiệt đới ẩm cho khu vực vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. Khối núi đá vơi trên (hình 2.4) cho thấy, lớp phủ thực vật thân gỗ có mức độ che phủ khơng đồng đều, ngồi tác động phá vỡ khối đá vôi qua hệ thống rễ cây, hệ thực vật còn cung cấp một lượng lớn khí CO2, các axit hữu cơ được xem như là tác nhân thúc đẩy quá trình karst diễn ra mạnh hơn.

Hình 2.4. Khối karst được bao phủ bởi thực vật

2.1.6. Tai biến thiên nhiên

Bên cạnh các nhân tố trên, các yếu tố bất thường như bão và các thiên tai cũng là những nhân tố tác động đến tài nguyên địa hình như gây sụt lở, dập vỡ…

Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long chiu tác động của nhiều tai biến như bão, các thiên tai gây sập đổ các khối karst. Hằng năm, khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng trực tiếp của các cơn bão và áp thấp nhiệt đới từ Biển Đơng. Trung bình mỗi năm có từ 4 - 8 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực. Bão xuất hiện thường kèm theo mưa to, gió lớn gây ra nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống của người dân. Bên cạnh đó, bão cịn gây ra ảnh hưởng đến hoạt động du lịch vì mùa bão ở đây (từ tháng 6 đến tháng 10) trùng với mùa du lịch của khu vực.

Thiên tai khu vực vịnh bao gồm những biến đổi từ từ hoặc bất thường của tự nhiên như mực nước biển dâng cao, bão tố, giơng lốc, mưa lớn, xói lở bờ bãi và sa bồi luồng bến. Giông lốc trên vịnh khá bất ngờ và nguy hiểm. Xói lở và sa bồi ở đây không ồn ĩ như những nơi khác, nhưng đưa lại những hậu quả rất xấu đối với đa dạng sinh học như gây đục hố, bùn hố và nơng hố vực nước vịnh. Phần lớn các yếu tố tác động phát sinh tại chỗ, nhưng có những yếu tố tác động từ lưu vực thượng nguồn như phá rừng đầu nguồn, khai mỏ v.v. và có yếu tố xuyên lãnh hải thậm chí có tính tồn cầu như sự ấm lên của trái đất làm dâng cao mực nước hay

san hô chết trắng đã xuất hiện ở vùng biển vịnh Hạ Long, có thể do cả tăng cao nhiệt độ và ô nhiễm môi trường. Nếu mực nước biển dâng cao 1 – 2m, toàn bộ ngấn hàm ếch biển và các hang luồn bị ngập chìm và cảnh quan biển đảo sẽ có những thay đổi sâu sắc theo chiều hướng xấu.

Do điều kiện sương mù, địa hình đảo đá vơi, luồng lạch phức tạp và là nơi có cảng lớn, mật độ tầu thuyền cao, vịnh là nơi có khả năng đâm va tàu thuyền gây các vụ tràn dầu và hoá chất khá cao. Thực tế, đã có một số vụ tai nạn tàu thuyền gây lo lắng cho công luận.

Hình 2.5. Đổ lở sườn và nứt tách các khối đá vôi khu vực đảo Đầu Bê, Hàng Trai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tài nguyên địa hình karst vịnh hạ long và bái tử long tỉnh quảng ninh phục vụ phát triển bền vững (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)