Đặc điểm địa hình karst trên mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tài nguyên địa hình karst vịnh hạ long và bái tử long tỉnh quảng ninh phục vụ phát triển bền vững (Trang 54 - 55)

CHƢƠNG I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN ĐỊA HÌNH KARST

3.1. Đặc điểm địa hình karst Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long

3.1.1. Đặc điểm địa hình karst trên mặt

Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long là mẫu hình tuyệt vời về karst đá vơi trưởng thành trong điều kiện nhiệt đới ẩm, có một q trình tiến hố karst hồn thiện nhất trải qua 20 triệu năm từ thời kỳ Miocen, nhờ sự kết hợp đồng thời giữa các yếu tố như tầng đá vơi rất dày (khoảng 1000m), khí hậu nóng ẩm và nền kiến tạo nâng chậm chạp trên tổng thể. Ở đây có đủ tất cả các cấp bậc cơ bản của địa hình karst như đồng bằng karst; phễu và thung lũng karst; chóp karst và tháp karst.

Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có hàng nghìn hịn đảo lớn nhỏ, có thể phân thành 3 nhóm bậc địa hình. Nhóm cao140-220 m có các đỉnh cao nhất ứng với mặt san bằng Pliocen. Nhóm 50-130 m phổ biến nhất (59%) phát triển vào đầu Đệ tứ. Nhóm 10-14 m chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển vào Pleistocen muộn - Holocen.

Tại đây, rất phổ biến kiểu địa hình karst kiểu chóp liên kết với nhau và kiểu chóp tách rời nhau. [13]. Kiểu chóp liên kết gồm các cụm đồi đá vơi hình chóp nằm kề nhau, điển hình là ở khu đảo Bồ Hịn và Đầu Bê. Các chóp thường có đỉnh cao trên dưới 100m, cao nhất 200m, vách rất dốc. Kiểu chóp tách rời có các đỉnh tách rời nhau, tạo thành các hịn tháp vách dốc đứng. Có đến hàng trăm ngọn tháp đứng chơi vơi trên mặt biển. Các chóp và tháp bị biển tràn ngập cánh đồng karst, tách rời nhau tạo nên cảnh quan vô cùng đặc sắc.

Các ngấn biển thường có vỏ hầu hà cổ bám vào, có độ cao khác nhau từ 2,0- 2,5 m, 3-5 m, 7-8 m đến 9-12 m, do sóng vỗ và ăn mịn của nước biển ăn lõm vào vách đá, làm cho các đảo dạng nón, tháp, v.v. có đáy thắt nhỏ lại, có nơi tạo hang luồn và hàm ếch góp phần làm tăng vẻ độc đáo, kỳ dị của cảnh quan karst trên biển. Ngấn biển ở các trong đó nhiều ngấn cịn vỏ hàu hà bám vào

Đồng bằng karst trên đáy vịnh bị ngập sâu 3-20 m, có bề mặt đáy phức tạp với nhiều mơ sót, luống, rãnh ngầm có tính phân bậc khá rõ (1-4 m, 6-11 m và 12- 20 m) thể hiện các giai đoạn bóc mịn - mài mịn trước khi bị chìm ngập, được thành

tạo từ Holocen giữa. Trên mặt đồng bằng, phát triển các thung lũng karst bị ngập tạo thành các luồng lạch chủ yếu có phương tây bắc - đông nam, dài 5-10 km có độ sâu 10-20

“Phễu karst ngập nước” là các hồ chứa nước khép kín, nằm giữa các đảo đá vơi, cịn “vịnh khép kín” là các vụng nước có một cửa tương đối lớn thơng với vịnh, nước được lưu thơng, nhưng tương đối kín, độ trong cao, sóng ít (Theo Trần Đức Thạnh và nnk). Phễu, vịnh khép kín - thực chất là những giếng (hoặc phễu), karst bị ngập nước biển, với hình thái khép kín hoặc thơng với biển qua hang ngầm, được hình thành do q trình bào mịn, phong hố của tự nhiên [10]. Theo khảo sát của các nhà khoa học, trên khu vực Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long và Cát Bà có tổng cộng 62 phễu karst ngập nước và 57 vịnh khép kín. Tổng diện tích của 62 phễu là 289,4ha, của 57 vịnh kín là 1.186,2ha.

Những phễu nổi tiếng như: Mê Cung, Ba Hầm, Bù Xám... có cảnh quan thiên nhiên đẹp, khu hệ sinh vật phong phú, nhưng rất ít người được biết đến.

Hình 3.1. Phễu trên đảo Cọc Chèo (nguồn: Đậu Văn Thảo)

Hình 3.2. Phễu Cá Rơ trên đảo Cống Đỏ (Nguồn: Đậu Văn Thảo)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tài nguyên địa hình karst vịnh hạ long và bái tử long tỉnh quảng ninh phục vụ phát triển bền vững (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)