Đặc điểm địa hình karst ngầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tài nguyên địa hình karst vịnh hạ long và bái tử long tỉnh quảng ninh phục vụ phát triển bền vững (Trang 55 - 60)

CHƢƠNG I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN ĐỊA HÌNH KARST

3.1. Đặc điểm địa hình karst Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long

3.1.2. Đặc điểm địa hình karst ngầm

Hang động Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái tử Long rất phong phú, đa dạng, đến nay được biết có gần 40 chiếc phân bố thành ba tầng cao chính: tầng cao 3-4m phần lớn thành tạo trong Holocen (11 nghìn năm qua) và có liên quan đến dao động mực

trong thời gian Pleistocen (khoảng 2 triệu đến 11 nghìn năm trước). Về nguồn gốc thành tạo, chúng thuộc về thuộc về ba nhóm cơ bản: Nhóm 1: Di tích các hang ngầm cổ (hang treo), Nhóm 2: Các hang nền karst; Nhóm 3: Hang hàm ếch biển[25].

Nhóm thứ nhất là di tích các hang ngầm cổ, phần lớn có nguồn gốc là các lối

thơng thốt nước từ các phễu karst cổ, chạy theo bề mặt phân lớp đá hoặc theo hệ thống khe nứt, có lối đi dốc và có khoảng chênh cao đáng kể, tiêu biểu là hang Sửng Sốt - động Tam Cung, động Lâu Đài, động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, động Hoàng Long, Thiên Long..v.v. Hang Sửng Sốt ở đảo Bồ Hịn có lối thơng rộng, cao hơn 10 m. Động Tam Cung gồm 3 ngăn chênh cao 20 m phát triển theo phân lớp đá vôi. Động Lâu Đài ở đảo Cổ Ngựa là một phức hệ các lối thông dài 300 m. Động Thiên Cung và hang Đầu Gỗ nằm ở độ cao khoảng 20-50 m, cùng chung một phễu thoát nước. Thiên Cung là một hang lớn, dài hơn 100 m và được các vách nhũ đá chia thành nhiều ngăn nhỏ. Hang Đầu Gỗ có dạng một đường hầm lớn, hạ thấp dọc theo một hệ thống khe nứt.

Nhóm thứ hai là các hang nền karst, được hình thành do xâm thực mở rộng

ngang, có lối thơng gần như nằm ngang, thường liên quan đến các thềm tích tụ hoặc bào mòn nằm ngang mực cơ sở, tiêu biểu là Trinh Nữ, Bồ Nâu, Tiên Ông, Hang Trống..v.v. Đa phần các hang nền karst nằm ở độ cao 5 - 15m. Trinh Nữ là hang nền lớn nhất vịnh Hạ Long, dài 80m, trần cao 12m trên mặt biển và phát triển

qua nhiều giai đoạn. Bồ Nâu là hang nằm ngang dài 70 m xen với nhiều nhũ đá cổ.

Nhóm thứ ba là các hang hàm ếch biển hình thành do q trình hồ tan của

nước biển, và bào mịn do sóng và thuỷ triều, thường có mái trần nằm ngang tạo ra ở mực nước biển hiện tại và ở cả các mực biển biển trong Holocen, thậm chí cả Pleistocen. Khu hồ Ba Hầm gồm tổ hợp 3 hang thông 3 hồ nước mặn với nhau và thông ra biển, với hang ngoài cùng, dài 150 m, rộng 10 m. Hang Luồn ở đảo Bồ Hòn dài 50 m, có mái trần cách mực triều cao khoảng 2 m.

-

Hình 3.3. Các kiểu địa hình và hang động Karst Vịnh Hạ Long (Waltham Tony, 1998)

Tuổi của các hang động trên Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long cho đến nay còn thiếu các tài liệu phân tích chính xác, phần nhiều dự đoán theo các dấu hiệu gián tiếp. Nhóm hang ngầm cổ thường có tuổi rất cổ, được hình thành trong lịng khối đá vơi ở vị trí độ cao hàng trăm mét so với hiện nay (tương ứng với thời gian Miocen), thường gắn với một phễu thoát nước trên đỉnh, phát triển qua nhiều giai đoạn và nằm xiên dốc. Trong quá trình chia cắt sâu sau này, một hang ban đầu có thể bị cắt thành nhiều đoạn hang nằm ở các khoảng độ cao khác nhau. Hang Sửng Sốt là một trong những hang ngầm có tuổi tương đối trẻ, được thành tạo trong Pleistocen sớm - giữa với đáy phễu thốt nằm ở độ cao 50-60m. Nhóm hang nền được hình thành do xâm thực ngang mở rộng và trong khu vực vịnh Hạ Long có thể có mối quan hệ chặt chẽ với dao động của cả mực biển cổ Pleistocen muộn, có nền hang nằm trong khoảng độ cao 6-12m có khả năng có tuổi Pleistocen muộn - Holocen giữa như hang Trinh Nữ

3.2. Đánh giá tài nguyên địa hình karst

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tài nguyên địa hình karst vịnh hạ long và bái tử long tỉnh quảng ninh phục vụ phát triển bền vững (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)