CHƢƠNG I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN ĐỊA HÌNH KARST
3.2.1. Tài nguyên địa hình karst vịnh Hạ Long
Giá trị khoa học về địa hình
Vịnh Hạ Long mang nhiều giá trị qúy giá cho khoa học Địa hình, địa mạo kỷ Nhân sinh và Địa chất biển. Vịnh ngày nay mới được hình thành trong 7-8 nghìn năm qua. Nhưng để có Vịnh, đã phải có một biển cổ tích tụ tầng đá vơi dày trên ngàn mét hình thành trong khoảng 340-250 triệu năm trước, một thời kỳ xâm thực karst kéo dài trên 20 triệu năm trong môi trường lục địa kỷ Neogen và Nhân sinh và phải có một biển tiến hành tinh liên quan tới trái đất ấm lên - băng tan trong hơn vạn năm qua. Các bậc thềm biển nâng cao, các bề mặt đồng bằng phân bậc nằm chìm dưới đáy vịnh, các dịng sơng cổ ngập chìm, hang động, trầm tích hang động, các ngấn biển cổ và bệ hầu hà nằm cao trên vách đá là kho tư liệu quý giá nghiên cứu biến động mực nước biển cổ và hiện đại, cũng như ảnh hưởng của chúng tới con người từ các nền văn hoá khảo cổ xa xưa như Soi Nhụ (25000 - 7000 năm trước), Cái Bèo (7000 - 5000 năm trước), Hạ Long (4500 - 3500 năm trước) và con người ngày nay. Các di tích vỏ hầu hà bám trên vách đá vôi Hạ Long ở khoảng độ cao 7- 10m có tuổi tuyệt đối trên 40.000 năm là tài liệu xác thực nhất về một đợt biển tiến ở ven bờ Việt Nam vào cuối Pleistocen muộn. Các di tích vỏ hầu hà bám tại các khoảng độ cao 3,5 - 5,5m, có khoảng tuổi 2200 - 5000 năm rất có ý nghĩa đối với nghiên cứu dao động mực nước biển trong thời gian Holocen ở ven bờ Việt Nam và thế giới, một vấn đề vơ cùng quan trọng góp phần nâng cao hiểu biết và ứng xử với tình trạng mực nước biển dâng cao do trái đất ấm lên hiện nay. Vịnh Hạ Long là một mẫu hình tiêu biểu về một vịnh biển tạo nên không phải từ các mũi nhô mà từ hệ thống đảo chắn. Đó là vịnh thuỷ triều, nhật triều đều biên độ lớn điển hình nhất thế giới, một kiểu bờ ăn mịn hố học tiêu biểu và đặc sắc.
Có số lượng rất lớn hồ nước mặn và vịnh hẹp: Vùng Hạ Long - Cát Bà có đến
57 vịnh kín và 62 phễu karst, độ sâu thường 1-3 m. Trong đó, lớn nhất là vịnh Gấu (220 ha) và phễu Vẹm (28,8 ha); nhỏ nhất là vịnh Mây Đen (1,5 ha) và phễu Trề
Mơi (0,7 ha). Nhiều phễu khép kín thành các hồ nước mặn tạo nên sinh cảnh khác hẳn bên ngoài.
Các phễu thường có đặc điểm sinh thái là chất đáy được cấu tạo bởi cát hoặc cát pha sỏi và vỏ sinh vật, độ sâu từ 1,5-4m, trong suốt đến đáy. Theo thống kê của các nhà khoa học, hệ sinh vật của các phễu ngập nước có 66 lồi, bao gồm 21 lồi rong, 37 loài động vật nhuyễn thể, 8 loài giáp xác và một số loài san hơ. Trong đó có một số lồi q hiếm như trai ngọc, vẹm xanh, con sút, sò, rong guột...
Với vịnh khép kín, đặc điểm sinh thái chung là có chất đáy dạng cứng, độ trong có thể đạt 2m. Tuỳ từng mỗi vịnh kín mà số lồi sinh vật khác nhau, tập trung ở 3 nhóm san hơ, động vật đáy và rong biển. Trong đó đều tìm thấy các loài đặc sản như tu hài, ghẹ, sò huyết, sị lơng, trai ngọc… Trong các vịnh khép kín, các nhà khoa học cịn tìm thấy 4 lồi sinh vật q hiếm như ốc đụn đực, ốc đụn cái, trai ngọc mơi đen và con sút, 4 lồi này đã được ghi nhận là động vật cần được bảo vệ trong Sách Đỏ.
Điều lý thú là bên cạnh sự đặc sắc, phong phú và đa dạng sinh vật mang tính đặc trưng, các nghiên cứu còn cho thấy những thay đổi cơ bản về thành phần giống, lồi trong phễu, vịnh kín của khu vực Hạ Long - Cát Bà giữa các mùa với số lồi ưu thế khác nhau. Vì vậy, các phễu, vịnh kín có thể coi như là một phịng thí nghiệm tự nhiên vơ cùng giá trị, phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học.
Có thể nói, phễu, vịnh kín khơng những góp phần làm đa dạng sinh thái của Vịnh Hạ Long mà còn làm tăng giá trị cảnh quan vào loại bậc nhất nhì của di sản. Đó là một giá trị tuyệt hảo của hệ sinh thái đất ướt của Vịnh Hạ Long. Mặc dù vậy, việc khai thác những giá trị của áng, tùng chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức, đặc biệt về du lịch.
Giá trị về thẩm mỹ
Giá trị mỹ học lần đầu đã tôn vinh cho Vịnh Hạ Long thành Di sản thế giới vào năm 2004. Vẻ đẹp vô song của cảnh quan tự nhiên bắt nguồn từ các thuộc tính đa dạng địa chất của một vùng karst đá vôi tạo vịnh ở vùng bờ biển nhiệt đới. Nếu
sắc của một viên ngọc quý thì giá trị địa chất được xem là cấu trúc và chất liệu tạo nên viên ngọc ấy. Giá trị thẩm mỹ Vịnh Hạ Long gắn với địa chất học và mang lại giá trị to lớn cho du lịch và là nguồn cảm hứng sâu sắc và vô tận cho sáng tạo nghệ thuật.
Cội nguồn của giá trị thẩm mỹ siêu hạng Hạ Long là từ các giá trị đa dạng địa chất và cái đẹp của đá, của các chóp đá và các tháp đá trên biển, liên kết hoặc tách rời nhau, tạo nên cảnh quan vơ cùng đặc sắc. Các quần thể chóp và tháp đá Hạ Long, nhìn tổng thể thì hài hồ, hài hồ với nhau và với sắc cảnh biển trời, nhưng đi đến chi tiết thì lại rất đa dạng với những nét tương phản, nổi bật nên luôn gây cảm xúc bất ngờ.
Các chóp đá thường liên kết thành từng dãy trùng điệp, cảm giác như tạo ra những bức tường thành hùng vĩ, nhưng rồi lại liên tục mở ra trước mũi thuyền và khép lại sau đuôi thuyền như những mê cung trên mặt biển. Các tháp đá thường vách dốc đứng, tách rời nhau, lẻ loi, chập chờn trên sóng nước và chơi vơi trên mặt biển, tạo nên cảm giác mỏng manh, cô đơn và gợi nên một nỗi niềm man mác.
Địa hình karst rất đa dạng và phong phú về các đỉnh, sườn, vách và ln thay đổi bất ngờ về hình dáng, góc độ và độ cao nên ln tạo ra cảm nhận mới lạ và ngạc nhiên. Các vùng karst lục địa cũng có những dáng nét như vậy, nhưng thiếu cảnh biển và điều kiện di chuyển khó khăn, chậm chạp nên thiếu cảm xúc và khó cảm nhận. Biển đã nhấn chìm ngập các các phễu, hố sụt và thung lũng karst, tạo nên những hồ nước mặn, như cụm hồ Ba Hầm nằm sâu trong lòng đảo Đầu Bê, hay các vũng, vịnh nhỏ gọi là tùng hoặc áng. Chúng đều có phong cảnh tuyệt đẹp, với rừng cây, vách đá bao quanh vùng nước yên tĩnh, trong xanh, hiện rõ các tập đồn san hơ và thế giới thuỷ sinh kỳ lạ, muôn mầu sắc.
Thế giới màu sắc góp phần quan trọng tạo nên phong cảnh thiên nhiên Hạ Long tuyệt đẹp và huyền ảo. Đá vôi Hạ Long thường tinh khiết với thành phần cacbonat canxi rất cao, có màu xám, xám trắng và trắng, khi phong hố có vẻ màu xám xanh. Đảo và đá dường như có màu xám vào ngày đơng lạnh, ít nắng, nhưng trở lên xanh sẫm khi khi trời trong, nắng đẹp. Vào những dịp cuối xuân, đầu thu khi
sương chiều buông phủ hay sương sớm chưa tan, quần thể đá và đảo chuyển thành màu tím sẫm. Nước Hạ Long có màu xanh biếc, hình như khơng giống bất cứ nơi nào. Nước rất xanh tạo cảm giác rất sâu, mặc dù đáy vịnh thường khơng sâu, nhờ có các lồi vi tảo, trong điều kiện ít đục phù sa sơng. Đáy nơng, nhưng vịnh ít khi bị sóng khuấy đục nhờ kín sóng gió và thường có nhiều ngày trời n, biển lặng. Khi bị khuấy thì cũng ít nhận ra đục, vì bùn đáy thường có màu xám tro và xám xanh.
Đặc điểm vi địa hình vùng đá vơi trên biển tác động nhiều đến vi khí hậu và có ý nghĩa lớn đối với cảnh sắc của vịnh biến đổi theo thời gian và không gian. Các yếu tố thời tiết như nắng, mưa, nhiệt độ, độ ẩm và sương mù thay đổi trong ngày và theo bốn mùa tạo nên những cảnh sắc rất khác nhau trên mặt vịnh. Phải ở Hạ Long tại nhiều thời điểm thì mới có thể cảm nhận hết vẻ đẹp của vịnh. Có một Vịnh Hạ Long bừng sáng, rực rỡ, nét đến từng chi tiết trong nắng hè, sau một cơn mưa giông trên biển. Nhưng lại có một Vịnh Hạ Long mờ ảo, chìm trong sương khói đầu xuân.
Nói đến vẻ đẹp của Hạ Long, không thể quên hang động và thạch nhũ. Cái đẹp của hang động thật huyền bí do hình khối kỳ lạ và cách phối sáng thật khác thường. Ở đây, có những khoảng khơng đen thẳm và tĩnh lặng tuyệt đối, có những khơng gian mờ,ảo huyền hoặc, nhưng lại có những vùng sáng - tối rạch rịi đến mức khơn ngờ. Tổ hợp thạch nhũ hang động gồm các măng đá, nhũ đá và đá dòng, tạo nên các hình khối khác nhau. Người giàu tưởng tượng thấy giống hình thù các đồ vật, con giống, hình người, thậm chí hình các bậc tiên thánh. Đó là các khối đá bao gồm các tinh thể Aragonite được kết tụ từ Cacbonat Canxi hoà tan trong q trình ăn mịn, rửa lũa đá vơi. Nằm ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều, quá trình tạo thạch nhũ xảy ra tích cực, ln cónước ngọt chảy rửa làm sạch và bồi đắp, nên các khối này thường sáng lấp lánh và đẹp kỳ lạ do bề mặt các tinh thể phản xạ ánh sáng từ các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ (kể cả từ hơi ấm từ du khách) và ánh sáng ngoại lai trong hang tăng lên, nhũ đá sẽ nhanh chóng xỉn mầu do phong hoá và rêu phong mặt.
động thực vật; các khối, mạch khoáng vật kết tinh trong đá; các uốn nếp, phân lớp trên vách đá; các mặt trượt và dăm kết biểu hiện của đứt gãy kiến tạo; các dạng địa karst và địa hình biển hiện đại; các ngấn ăn mòn, các vết bám của hầu hà minh chứng cho các mực biển cổ xưa v.v. Cùng với sự phát triển của nhận thức về tự nhiên và tri thức về khoa học và sự mở rộng luồng khách, giá trị du lịch của Hạ Long không chỉ ở sự cảm nhận vẻ đẹp tuyềt vời của cảnh quan bề ngồi, mà cịn ở sự cảm thụ những giá trị thẩm mỹ chiều sâu đối với những biến cố vĩ đại của lịch sủ địa chất, cấu trúc, thành phần vật chất, loại hình, thứ bậc và cuộc đời sinh động của mỗi hình thể, vật thể địa chất vịnh.
Bức tranh thiên nhiên khơng thể hồn thiện và tuyệt vời đến như vậy nếu vắng mặt các yếu tố hữu sinh. Cây trên các đảo đá không cao lớn, ít khi tạo thành thảm rừng, nhưng cũng đủ tô thêm màu diệp lục xanh đậm cho bản hoà tấu gam sắc màu xanh của không gian trời xanh, biển xanh và đảo cũng thường xanh. Cây xanh bám treo trên vách đá, thích nghi với điều kiện thiếu đất, khơ hạn và thiếu dinh dưỡng, thường có dáng thân và tán lá khác lạ, vẻ độc đáo và cổ kính, tốt lên sức sống mãnh liệt, thách thức với những khắc nghiệt của thiên nhiên. Đơi khi, có những tán cây xanh tốt vươn xa trên mặt vịnh , soi bóng xuống mặt nước trong, tạo nên cảnh đẹp hơn tranh vẽ. Thế giới dưới làn nước xanh cũng vơ cùng sinh động với các lồi thuỷ sinh rong, tảo, cỏ biển và tôm, cá v.v. Nhiều chỗ cịn rạn san hơ, nơi mà thế giới thuỷ cung thật tráng lệ, kỳ lạ, sống động và tấp nập. Ở đấy, màu sắc cũng rực rỡ và khác lạ so với trên mặt vịnh. Ánh sáng tự nhiên xuyên qua làn nước trong được khúc xạ thành các thành phần đơn sắc, những phổ màu tách bạch, giống như sắc cầu vồng sau cơn mưa. Du khách có dịp được mang bình khí xuống thăm, đều ngẩn ngơ trước vẻ đẹp thần tiên của chốn này.
Vịnh Hạ Long nên thơ với vẻ đẹp đa hình, đa sắc, thanh khiết khi bình minh lên, lung linh khi hồng hơn xuống, rực rỡ trong nắng trưa hè, huyền diệu trong trong trăng đêm thu, mờ ảo trong sương khói đầu xuân .v.v. là nguồn cảm hứng vô tận cho thơ, ca, nhạc hoạ, nhiếp ảnh, điện ảnh từ bao đời.
Vẻ đẹp và sự độc đáo của vịnh Hạ Long đã cuốn hút sự đam mê của các hoạ sỹ và nghệ sỹ nhiếp ảnh, tiêu biểu là tranh vẽ biển và những cánh buồm nổi tiếng của hoạ sĩ Lê Vân Hải và tranh vẽ lụa đầy những cảm xúc mãnh liệt, độc đáo của hoạ sỹ Trần Công Phú. Tác phẩm của các nghệ sỹ nhiếp ảnh Đỗ Kha, Hào Minh, Đỗ Lợi, Đỗ Khánh, Xn Phương, Đồn Đức Chính v.v. đã khám phá cảnh đẹp và những nét độc đáo, kỳ ảo của thiên nhiên và nếp sống của ngư dân Vịnh Hạ Long. Nhiều du khách khi đã đến Hạ Long đều cảm thấy thêm yêu cuộc sống, muốn mình thành nghệ sỹ, chiêm ngưỡng và khám phá để mang về những ký ức, suy tưởng và những hình ảnh khơng phai mờ về vẻ đẹp Hạ Long.
Giá trị văn hóa, lịch sử Truyền thuyết
Cảnh quan muôn vàn đảo đá trên vịnh đã được huyền thoại hoá gắn với truyền thống chống giặc ngoại xâm. Vào thuở mới lập nước, thuyền ngoại xâm đã từ biển ào ạt tiến vào. Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ cùng đàn Rồng Con xuống giúp người Việt đánh giặc. Đàn Rồng đã phun ra vô số châu ngọc, biến thành muôn ngàn đảo đá trên biển, tạo nên bức tường thành vững chắc, bất ngờ chặn đứng thuyền giặc, làm chúng đột ngột đâm vào các đảo đá và xô vào nhau vỡ tan tành. Giặc tan, đàn Rồng ở lại nơi chiến địa là Hạ Long, nơi Rồng Mẹ hạ giới và Bái Tử Long, nơi Rồng Con đáp xuống theo mẹ.
Các nền văn hố tiền sử
Với mơi trường sinh cư thuận lợi của vùng đồng bằng karst nhiều núi sót, hang động và cùng q trình hình thành và phát triển vịnh biển hiện đại, Hạ Long đã trở thành quê hương của nhiều nền văn hoá tiền sử nổi tiếng như văn hoá Soi Nhụ (25000-7000 năm trước) đồng đại với văn hố Hồ Bình - Bắc Sơn ở các hang động trên vùng đảo vịnh; văn hoá Cái Bèo (7000-5000 trước) của các ngư dân ven biển định cư trên các thềm biển và văn hoá Hạ Long (4500-3000 năm trước) được phát hiện trên hai choc di chỉ.
Do đặc điểm vị thế chiến lược, Vịnh Hạ Long là nơi xảy ra nhiều diến biến lịch sử quan trọng được ghi lại bằng sử ký và chứng tích khảo cổ học. Đây là khu vực xảy ra chiến trận diệt đoàn thuyền quân lương Trương Văn Hổ của đô đốc Trần Khánh Dư trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông lần thứ ba. Hang Đầu gỗ là nơi giấu các cọc gỗ cắm ngang sông Bạch Đằng làm nên chiến thắng vang dội của trận thuỷ chiến Bạch đằng năm 1288, kết thúc mộng xâm lăng của đế quốc Nguyên - Mông đối với nước Đại Việt.
Các giá trị về tinh thần và lối sống
Cảnh đẹp thiên nhiên Hạ Long là một trong những yếu tố sản sinh và ni dưỡng tình u và lịng tự hào về quê hương đất nước, tạo nên những giá trị tinh thần to lớn để quyết tâm gìn giữ và xây dựng đất nước.
Điều kiện môi trường sống cũng tạo nên những nét riêng về lối sống và phong tục, tập quán của cư dân địa phương, làm phong phú thêm nhưỡng nét đẹp văn hoá của người Việt ở vùng biển - đảo Đông bắc Tổ quốc. Vịnh Hạ Long vừa là vùng đánh bắt (nay có cả ni trồng) thuỷ sản, vừa là nơi sinh sống, qua lại của cộng đồng. Ngày nay, các làng chài trên vịnh Hạ Long là một mơ hình hiếm gặp trong các tổ chức cộng đồng làng xã người Việt, khác với các vạn chài trên bờ từ Bắc vào Nam, hay các vạn chài trên vùng đầm phá Miền Trung.
Giá trị kinh tế
Hạ Long lưu giữ nguồn tài nguyên lớn về vật liệu cacbonat canxi với trữ