Thực trạng sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tài nguyên địa hình karst vịnh hạ long và bái tử long tỉnh quảng ninh phục vụ phát triển bền vững (Trang 94 - 96)

CHƢƠNG I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN ĐỊA HÌNH KARST

3.4. Định hướng sử dụng bền vững tài nguyên địa hình karst vịnh Hạ Long-Bái Tử

3.4.2. Thực trạng sử dụng

Hiện nay, trên khu vực vinh có rất nhiều hoạt động kinh tế diễn ra, trong đó có rất nhiều hoạt động có tác động tới tài ngun địa hình và ngược lại như:

- Các hoạt động khai thác

- Các hoạt động du lịch và dịch vụ - Các hoạt động xây dựng

- Các hoạt động kinh tế khác

Trong phần này, nghiên cứu chủ yếu tập trung đến các hoạt động có tác động tiêu cực đến tài nguyên địa hình. Cụ thể như:

 Hoạt động khai thác

- Hiện tượng khai thác đá trái phép ở một số điểm trong Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long trong những năm qua vẫn diễn ra thường xuyên và gây bức xúc trong dư luận xã hội, điển hình là khu vực gần hịn Củ Cải (tọa độ 20049‟ vĩ độ bắc và 1070 23‟ kinh độ đơng), có trên 10 đảo bị nổ mìn, phá đá trong đó có nhiều đảo đá gần như bị san bằng [16].

- Hiện tượng khai thác lâm sản trên các đảo cũng diễn ra liên tục với quy mô lớn.

- Hiện tượng khai thác cát san hô để nuôi tu hài cũng diễn ra liên tục trên nhiều địa điểm khác nhau của Vịnh đã làm biến mất nhiều hệ sinh thái (khơng có khả năng hồi phục) và phá vỡ cảnh quan môi trường tại một số khu vực.

- Hiện tượng tự ý đổ cát xây dựng các bãi biển, các khu nghỉ dưỡng vẫn còn diễn ra tuy nhiên đã được ngăn chặn kịp thời.

 Hoạt động lấn biển, đổ thải ven bờ Vịnh

Dọc ven biển từ khu vực Quang Hanh (thành phố Cẩm Phả) đến chân cầu Vân Đồn tình trạng đổ thải lấn biển, mở rộng đô thị trong thời gian qua diễn ra khá mạnh. Hầu hết các luồng lạch ven bờ đã bị san lấp, có khu vực lấn biển ra gần 2km như khu vực cảng Cửa Ông, cảng Khe Dây,…Tất cả các hoạt động đổ thải ven bờ đều không theo quy định kỹ thuật nên đã dẫn đến tình trạng bồi lấp luồng lạch, tạo lớp bồi lắng bao phủ bề mặt đáy Vịnh đặc biệt vào những tháng mùa mưa. Điều này gây ảnh hưởng đến không chỉ hệ sinh thái vịnh mà còn tác động đến các giá trị cảnh quan của nó[16].

 Hoạt động du lịch – dịch vụ:

Đây là hoạt động chính khai thác một cách có hiệu quả các giá trị của tài nguyên địa hình. Tại khu vực nghiên cứu, các hoạt động du lịch và các tuyến du lịch tập trung chủ yếu ở trong vịnh Hạ Long và Minh Châu – Quan Lạn và một số khu du lịch trên đảo Cái Bầu. Hoạt động du lịch mạnh mẽ dẫn đến nhiều cảnh quan đẹp như thạch nhũ, măng đá bị làm hư hại và gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra, các hoạt động du lịch lại tập chung chủ yếu vào du lịch nghỉ dưỡng biển và du lịch tâm linh, lễ hội, văn hóa. Các hoạt động du lịch tham quan khám phá trong vịnh Bái Tử Long còn khá nghèo nàn, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ du lịch tham quan khám phá còn kém. Trong khi các hoạt động du lịch còn đang phát triển, lượng khách tham quan chưa nhiều, thì một số hoạt động du lịch đi kèm lại gây mất trật tư, an toàn thủy nội địa. Đặc biệt là khu vực ven bờ cảnh Vân Đồn các nhà bè sinh sống và bán hàng đã đổ thải trực tiếp chất thải rắn và nước thải ra môi trường gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên.

Hiện nay, chính quyền huyện đang có cơ chế cho các doanh nghiệp đâu thầu khai thác các hoạt động du lịch trong huyên. Tuy nhiên, hiện nay, cơng tác này vẫn cịn đang q trình hồn thiện sao cho vừa đảm bảo thu được lợi ích từ các cảnh quan mà vẫn bảo tồn được các giá trị của chúng.

Bên cạnh các hoạt động khai thác trực tiếp tài nguyên địa hình tạo ra lợi nhuận, người dân trong khu vực cịn có rất nhiều hoạt động khai thác một cách gián tiếp các giá trị của tài nguyên địa hình như: hoạt động khai thác các loài thủy sinh tại các bãi bồi, các bãi triều; khai thác thủy sản tại các áng nước trong núi đá vôi; hoạt động neo đậu tầu thuyền tránh bão tại các vịnh nhỏ được hình thành trong khu vực của các ngư dân; cải tạo môi trường phục vụ nuôi trông thủy sản (đổ cát nuôi tu hài); việc nuôi trồng thủy hải sản trong các vịnh nhỏ kín gió, kín trong vịnh Bái Tử Long; hay việc khai thác nguồn nước ngọt từ những hồ chứa nước tự nhiên;…. Các hoạt động này ít hay nhiều đều gây ra các tác động đến tài nguyên địa hình như: trực tiếp nhất là việc cải tạo môi trường phục vụ nuôi trồng thủy hải sản; hay xa hơn là ô nhiễm môi trường nước từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản tác động xấu đến các dạng địa hình đá vơi của khu vực…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tài nguyên địa hình karst vịnh hạ long và bái tử long tỉnh quảng ninh phục vụ phát triển bền vững (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)