CHƢƠNG I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN ĐỊA HÌNH KARST
2.2. Các hoạt động khai thác tài nguyên địa hình
Hoạt động kinh tế của con người làm thay đổi môi trường địa chất như xây dựng hồ chứa nước, khai thác nước dưới đất, mở các hố móng, các cơng trường khai thác lộ thiên,... cũng như thải ra các nước thải có tính ăn mịn vào mơi trường tự nhiên làm thay đổi môi trường địa chất, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình karst phát triển hoặc tái hoạt động.
Tài nguyên khoáng sản trong khu vực chủ yếu là than đá và nguyên vật liệu xây dựng. Hiện nay, tổng trữ lượng than đá đã thăm dò được là trên 530 triệu tấn, tài nguyên đá vơi cịn khoảng trên 15 triệu tấn có thể khai thác được. Ngoài ra, tài nguyên sét và cát xây dựng cũng có trữ lượng khá dồi dào[13].
Khai thác vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí: Để phục vụ lợi ích kinh tế trước mắt, hoạt động khai thác dang diễn ra rầm rộ ở các dải đá vôi khu vực vịnh Hạ
Long. Các công trường khai thác ngày càng mở rộng trong khi nhiều núi đá vôi tuyệt đẹp đã vĩnh viễn biến mất. Đặc biệt tại một số khu vực bờ giáp biển có núi đá vơi, do nhu cầu mở rộng diện tích sử dụng các núi đá vơi đã bị thay thế bởi các cơng trình dân sinh. Một số nơi người dân còn vào hang đập phá thạch nhũ mang về trang trí hoặc bán kiếm lời. Karst mang một giá trị văn hóa lớn, danh thắng đầy tiềm năng du lịch đã mất đi thì khơng thể tái tạo được [4].
Hình 2.6. Khai thác đá vơi làm vật liệu xây dựng và trang trí
Đốt phá rừng, mở rộng diện tích sản xuất nơng nghiệp sẽ làm mất thảm thực vật bảo vệ, lớp đất mỏng trên địa hình karst sẽ bị xói mòn làm mất dần cảnh quan karst. Canh tác nơng nghiệp có thể gây ơ nhiễm nguồn nước karst, nhất là những nơi khơng có lớp đất phủ đủ dày có tác dụng như một tầng chắn lọc tự nhiên. Một khi nước mặt ở đó bị nhiễm bẩn thì lập tức nước ngầm cũng bị ơ nhiễm.
Phát triển du lịch không bền vững: Một số hang động ở vịnh Hạ Long và Bái Tử Long được trang trí, chiếu sang quá mức, điều kiện tự nhiên thay đổi, các nhũ đá suy thoái dần, rêu tảo sinh sôi, phát triển. Các hoạt động khai thác tài nguyên karst còn đe dọa thế giới sinh học ở những vùng này. Chẳng hạn, một số cửa hang có thể bị lấp hoặc tạo mới, ảnh hưởng tiêu cực đến các loài chim, dơi và các sinh vật khác. Một số lồi sinh vật mới có khi lại được du nhập vào. Hoạt động tín ngưỡng hoặc du lịch thiếu ý thức cũng có thể đe dọa các lồi động thực vật, nhất là những loài sống ở chân núi [4].
CHƢƠNG III. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐỊA HÌNH KARST VỊNH HẠ LONG - VỊNH BÁI TỬ LONG