Địa hình karst độc đáo khu vực Vịnh Bái Tử Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tài nguyên địa hình karst vịnh hạ long và bái tử long tỉnh quảng ninh phục vụ phát triển bền vững (Trang 84 - 90)

CHƢƠNG I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN ĐỊA HÌNH KARST

3.3.2. Địa hình karst độc đáo khu vực Vịnh Bái Tử Long

Hang Nhà Trị: có nhiều ngách nhỏ, cửa hang nằm ở độ cao 13m so với mực

nước biển và hang có chiều sâu khoảng 500m, trần hang cao khoảng 18m, rộng 15m. Cửa hang khá dễ dàng tiếp cận, vào ngày triều thấp, ta có thể đi bộ qua bãi triều để vào hang. Bên trong hang rộng >200m2. Đây có thể sẽ trở thành điểm nhấn cho du lịch khu vực trong tương lai.

Hình 3.22. Hang Nhà Trị (Nguồn : Nguyễn Hiệu)

+ Giá trị khoa học: được thể hiện qua quá trình thành tạo của chúng. Chúng được thành tạo chủ yếu do q trình hịa tan đá vơi. Bên trong hang động cịn lưu trữ rất nhiều dấu tích các hoạt động địa chất cũng như các dấu tích của q trình hình

thành chúng. Ngoài ra, trong các hang động đá vơi cịn có rất nhiều nhũ đá, đây cũng là một đối tương nghiên cứu có thể cung cấp cho các nhà khoa học rất nhiều thơng tin như: khí hậu, lượng mưa, tuy nhiên, giá trị đa dạng sinh học của các hang động tại khu vực là không cao.

+ Giá trị thẩm mỹ: Bên trong hang như một sân khấu, xung quanh được bao phủ bởi những tấm “màn nhung” bằng nhũ đá. Hai bên cánh gà có nhiều ngách nhỏ bởi các cột đá. Hang Nhà Trị đặc biệt thích hợp với những ai thích khám phá, ưa mạo hiểm. + Giá trị văn hóa: Giá trị văn hóa hang Nhà Trị hầu như khơng có

+ Giá trị kinh tế: Giá trị kinh tế thấp vì hang chưa có khách du lịch vào thăm

+ Giá trị độc đáo, đặc sắc, kỳ vỹ: Các nhũ đá với những hình thù độc đáo, kỳ dị làm ngất ngay những ai được vào thăm hang. Hang có hai buồng chia hang làm đôi khiến cảm giác như được lạc vào trong mê cung.

+ Giá trị bảo tồn đặc biệt: Hiện nay hang chưa đưa vào khai thác du lịch nên hiện tượng tàn phá nhũ đá vẫn xảy ra. Do đó cần phải có những biện pháp tuyên truyền đến người dân để họ có ý thức cùng bảo vệ và giữ gìn nét đẹp, hoang sơ của hang.

Hang Soi Nhụ: hang Soi Nhụ cách cảng Cái Rồng khoảng 8km. Đặc điểm

của hang là có ba ngăn: ngăn dưới, ngăn giữa và ngăn trên. Hang trên cùng là một hang độc lập. Hang giữa và hang dưới khá sâu, ngoằn nghèo và nối với nhau bằng một đường luồn nhỏ chỉ vừa đủ cho một người lọt qua một cách khó khăn.

+ Giá trị khoa học, kinh tế của hang Soi Nhụ là khơng lớn vì Hang chưa được khai thác phục vụ du lịch.

+ Giá trị văn hóa, nghệ thuật: Hang Soi Nhụ được khảo sát từ năm 1964 và khai quật năm 1967. Hang phân thành 3 ngăn: ngăn dưới, ngăn giữa và ngăn trên với các di chỉ của nền văn hóa Soi Nhụ và Hạ Long.

Hang trên có kích thước nhỏ, nền cao 12m so với mực nước biển, nền hang toàn cát, phân dơi và xương cá do chim ăn để lại. Hang giữa là đối tượng chủ yếu của cuộc khai quật năm 1967 với những di vật tìm thấy gồm: 10 chiếc đồ đá gồm 2 cơng cụ đá ghè đẽo, 3 rìu đá mài, 2 hịn cuội tự nhiên, 2 mảnh bàn mai, 1 chày đá. Đồ gốm hang Soi Nhụ đều là những mảnh vỡ vụn, có hai mảnh tương đối lớn của một chiếc nồi thấy trong tầng vỏ ốc sát vách hang dưới. Căn cứ vào các mảnh miệng, hoa văn, và màu sắc, nhà khảo cổ học Đỗ Văn Ninh phán đoán tổng số hiện vật gốm ở đây có 4 chiếc khác nhau, được trang trí bằng văn đắp thêm hình nàn sóng, “văn chải”, văn “nan rá”. Hang dưới có nền hang cao khoảng 1m so với mực nước thủy triều cao nhất với tầng văn hóa bao gồm các vỏ ốc biển gắn kết với đất cát rất rắn, dày 1,5m. Trong tầng văn hóa có 1 xương chi bị và 400 đốt xương sống cá và các loại vỏ ốc tích tụ thành tầng dày 1,5m ở phía vách hang dưới. Điều đó chứng tỏ các chủ nhân đã sống ở đây khá lâu và phương thức sống chủ yếu là bắt sò ốc, hái lượm hoa quả, đào củ, rễ cây.

Theo nhà khảo cổ học Nguyễn Văn Hảo, di tích Soi Nhụ bao gồm 2 nền văn hóa thuộc hai thời đại hồn tồn khác nhau. Hang giữa chứa trầm tích Pleistocene và đặc biệt là các cơng cụ đá được chế tác ở trình độ thấp, chủ yếu vẫn là lợi dụng các mảnh tước cuội, ghè sơ qua một mặt để sử dụng và các tích tụ nhuyễn thể nước ngọt. Niên đại của 4 mẫu vỏ nhuyễn thể nước ngọt lấy từ ngăn giữa dao động từ 12.500 đến 15.650 năm cách ngày nay, thuộc giai đoạn sơ kỳ đá mới. Điều đó chứng tỏ rằng thời gian ấy khu vực Bái Tử Long, Hạ Long vẫn là đất liền và đường bờ biển cổ lúc đó ở rất xa bên ngồi vùng này

Hình 3.24. Di tích khảo cổ khai quật được ở hang Soi Nhụ (Nguồn:

internet)

Hình 3.25. Hội đình Quan Lạn (Nguồn: internet)

Cũng theo Nguyễn Văn Hảo thì chiếc nồi được tìm thấy trong tầng ốc biển ở vách hang dưới lại có hình dáng, chất liệu và được trang trí bằng văn thừng mang đặc trưng của gốm Văn hóa Hạ Long - thuộc Hậu kỳ đá mới cách ngày nay 5.000- 3.000 năm.

+ Giá trị bảo tồn đặc biệt : Hang soi nhụ có giá trị lớn về lịch sử do đó cần khoanh vùng bảo vệ để tránh sự can thiệp của con người, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa lâu đời còn lưu giữ ở trong hang.

Đảo Trà Bản

+ Giá trị khoa học: Đó chính là các núi đá vôi sừng sững cùng với núi đất tạo nên các cây trồng đa dạng, các hệ sinh thái bao quanh.

+ Giá trị độc đáo, đặc sắc, kỳ vỹ: Cảnh quan tại đây mang trong mình một sự hùng vĩ của các núi đá vôi với vách đá thẳng đứng, cao sừng sững kết hợp một cách khéo léo với những ngọn núi đất phủ một mầu xanh tươi của những cánh rừng. Trên đảo, có một con đường nhỏ độc đạo đi vòng quanh đảo như chia cách cảnh quan thành hai phần riêng biệt. Tất cả đã tạo nên một sức hấp dẫn không chỉ đối với những người thích du lịch sinh thái (đạp xe, đi bộ) mà với cả những du khách mong muốn tìm đến một nơi để tránh đi sự ồn ào náo nhiệt của thành thị.

Hình 3.26. Cảnh quan trên đảo Trà bản

+ Giá trị kinh tế của đảo đang ở dạng tiềm năng. Nếu biết tổ chức hợp lý có thể kết hợp du lịch cộng đồng, thăm quan đảo sẽ tạo sức hút lớn đối với du khách.

+ Giá trị bảo tồn đặc biệt: Hiện nay trên đảo đang có hiện tượng chặt phá rừng làm nơng nghiệp, làm nhà... Nếu khơng có sự quy hoạch hợp lý sẽ làm mất đi vẻ đẹp hoang sơ trên đảo, chặt phá rừng cũng gây mất đất nông nghiệp.

Thung áng Hang Dơi nằm ở khu vực Cái Lim, thuộc đảo Trà Ngọ Lớn, đây

là khu rừng ngập mặn rộng khoảng 10ha, địa hình của thung áng Hang Dơi là không trực tiếp tiếp xúc với nước biển. Nước biển chảy qua những hang ngầm hay những khe hốc đá, cộng với nước ngọt chảy trên sườn núi xuống tạo ra sự đa dạng của các loài động thực vật. Ở đây có nhiều lồi sinh sống như ếch, nhái, rắn, xen kẽ với những lồi nước mặn như: tơm, ngán, sam...

Phễu Cống Đỏ nằm giữa Đảo Cống Đỏ, nằm giáp ranh Vịnh Hạ Long và Bái

Tử Long. Hồ Cống Đỏ có diện tích khoảng 5ha, gần giống như hồ Động Tiên, có mặt nước ăn thông với biển. Nước hồ trong xanh, phẳng lặng như một tấm gương khổng lồ hắt lên trời. Tuy nhiên, khác với hồ Động Tiên, hệ sinh thái ở đây dường như đa dạng hơn với rất nhiều các loài tảo, rong rêu, các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ và tôm, cua, cá, mực...

Phễu Tùng Con: Tùng con được bao bọc xung quan bởi các núi đá vơi, tùng

có lối ngầm thơng với biển nên trong áng có rất nhiều cá. Nước trong tùng trong xanh, chúng ta có thể dễ dàng di chuyển từ phía bờ bên ngồi vào Tùng. Cảnh vật trong tùng tạo nên một khung cảnh sơn thủy hài hịa. Bên ngồi tùng, con người đã

đổ cát tạo nên một bãi biển nhân tạo khá đẹp có tiền năng khai thác làm bãi tắm (

Hình 3.26, 3.27)

Giá trị khoa học của các phễu karst ngập nước khu vực Vịnh Bái Tử Long rất lớn, trong đó là các hệ sinh thái: cỏ biển, giáp xác, cá, san hơ...Đó cũng là giá trị kinh tế mà áng đem lại cho người dân trong vùng nhờ khai thác nguồn tài ngun đó. Tính độc đáo, đặc sắc thì có lẽ các phễu karst ngập nước ở khu vực Vịnh Bái Tử Long vẫn nổi trội hơn so với Vịnh Hạ Long vì chúng có diện tích lớn, cảnh quan xung quanh hùng vĩ và có giá trị đa dạng sinh học cao.

Hình 3.26. Cảnh quan bên ngồi Phễu tùng con

Hình 3.27. Phễu tùng con

.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tài nguyên địa hình karst vịnh hạ long và bái tử long tỉnh quảng ninh phục vụ phát triển bền vững (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)