So sánh giá trị của địa hình karst Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tài nguyên địa hình karst vịnh hạ long và bái tử long tỉnh quảng ninh phục vụ phát triển bền vững (Trang 90)

CHƢƠNG I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN ĐỊA HÌNH KARST

3.3.3. So sánh giá trị của địa hình karst Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long

Giá trị địa chất, địa mạo ngoại hạng của Vịnh Hạ Long đã được thế giới công nhận, tuy nhiên vẻ đẹp bên ngồi thì ai cũng nhìn thấy nhưng vẻ đẹp “ trong nó”

Bảng 3.2. Đánh giá chi tiết địa hình karst Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long

Trong đó: 0: khơng có giá trị; 1: có giá trị nhưng ít; 2: có giá trị nhưng ở mức trung bình; 3: có giá trị rất lớn.

hay giá trị của tài nguyên địa hình karst cần phải có những đánh giá cụ thể thơng qua các giá trị đánh giá. Vịnh Bái Tử Long nằm ngay cạnh Hạ Long có các điều kiện địa lý tương đồng dường như ít được chú ý đến. Do đó cần phải có những so

Hang động Địa hình karst dạng chóp,

nón Hang Sửng Sốt Hang Cung Hang Nhà Trò Hang Soi Nhụ Đảo Con Cóc,

Trống Mái Nga, Hịn Xếp Hòn Thiên

Giá trị khoa học Địa chất- địa mạo 3 2 3 2 3 3 Đa dạng sinh học 2 1 2 1 0 0 Khảo cổ học 2 3 1 3 0 0 Giá trị văn hóa, nghệ thuật Nghệ thuật 0 0 1 2 0 0 Truyền thống 2 2 2 3 2 1 Giá trị kinh tế 3 1 1 1 3 2 Giá trị thẩm mỹ 3 1 3 1 3 3 Giá trị độc đáo, đặc sắc, kỳ vỹ 2 1 2 1 3 3 Giá trị bảo tồn 1 3 2 3 3 3 Tổng 18 14 17 17 17 15 Cảnh Quan Giá trị

sánh về giá trị địa hình thơng qua các tiêu chí đánh giá cụ thể mới thấy được giá trị về tài nguyên địa hình Vịnh Bái Tử Long cũng độc đáo và có khả năng thu hút du lịch trong khi sức ép về phát triển KTXH ở Vịnh Hạ Long là rất lớn. Học viên sử dụng đánh trọng số theo từng dạng tài nguyên và theo các tiêu chí cụ thể như sau:

So sánh theo trọng số điểm giữa các hang khá tương đồng nhau như hang Sửng Sốt (18) và hang Nhà Trò (17) thấy được giá trị của hai hang này đều rất lớn, cụ thể đều có giá trị khoa học, thẩm mỹ cao. Hang Sửng Sốt hiện đang được khai thác du lịch nên có giá trị kinh tế cao hơn, tuy nhiên hang Nhà Trò lại đang được bảo tồn để phát huy vẻ hoang sơ và tự nhiên của các Nhũ đá trong hang.

Xét về giá trị văn hóa, lịch sử thì hang Mê Cung (Vịnh Hạ Long) và hang Soi Nhụ (Vịnh Bái Tử Long) đều có giá trị khảo cổ học lớn, nó minh chứng sự tồn tại của loài người trong hang động từ những thời kỳ rất sớm. Hang Mê Cung để lại các giá trị như thói quen, phong tục sống của con người thời tiền sử, hang Soi Nhụ có lẽ có giá trị văn hóa, lịch sử lớn hơn vì các nhà khoa học đã tìm thấy trong hang nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc của người xưa, vì thế hang Soi Nhụ có giá trị cao hơn. Xét về tổng thể tuy các hang trên có ít giá trị về kinh tế nhưng nó mang ý nghía rất lớn về lịch sử cội nguồn nên cần được bảo vệ để nghiên cứu.

Các dạng địa hình tháp, nón độc đáo có thể quan sát bằng mắt thì thường theo cảm nhận của người nhìn, ngắm nó. Hịn Con Cóc, hịn Trống Mái làm say đắm lòng người nhờ vẻ đẹp tự nhiên, mộc mạc nhưng lại rất riêng. Tương tự hòn Thiên Nga hay hòn Xếp (Vịnh Bái Tử Long) cũng là kiệt tác của tạo hóa ban tặng cho Vịnh, các hịn đảo trên vịnh Bái Tử Long là như vậy, đều có nét riêng mà khơng nơi đâu có thể sánh bằng. Có thể khó khăn về mặt địa lý và nằm ngay cạnh Vịnh Hạ Long nên các giá trị, vẻ đẹp đó có lẽ ít ai có thể cảm nhận được.

Bảng 3.3. Đánh giá chi tiết địa hình Phễu karst ngập nước Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long

Trong đó: 0: khơng có giá trị; 1: có giá trị nhưng ít; 2: có giá trị nhưng ở mức trung bình; 3: có giá trị rất lớn.

So sánh về địa hình áng (bảng 3.3) nói chung giá trị của các phễu karst ngập nước giữa hai Vịnh là hoàn toàn tương đồng. Nhưng xét về diện tích và phân bố thì vịnh Bái Tử Long có hệ sinh thái Phễu, vịnh kín phong phú hơn, phong cảnh cũng đẹp và đa dạng sinh học cũng rất lớn. Dường như các phễu ngập nước ở Vịnh Bái Tử Long được người dân trong vùng khai thác nhiều hơn để phục vụ cuộc sống. Có thể nói hệ sinh thái phễu, vịnh khép kín mang lại nét riêng cho vịnh Bái Tử Long, tuy nhiên lại chưa được sử dụng một cách hợp lý và đúng cách để phát triển du lịch.

Dựa vào cách đánh trọng số trên (bảng 3.2 và 3.3) ta thấy được các giá trị địa

Địa hình Phễu ngập nƣớc Hồ Ba Hầm (VHL) Phễu vẹm (VHL) Phễu Tùng Con (BTL) Phễu Cống Đỏ (BTL) Giá trị khoa học Địa chất-địa mạo 3 2 3 2 Đa dạng sinh học 3 3 3 3 Khảo cổ học 1 1 1 1 Giá trị văn

hóa, nghệ thuật Nghệ thuật 0 0 0 0

Truyền thống 0 0 0 0 Giá trị kinh tế 2 1 2 1 Giá trị thẩm mỹ 3 2 3 2 Giá trị độc đáo, đặc sắc, kỳ vỹ 2 1 2 1 Giá trị bảo tồn 2 2 2 2 Tổng 16 12 16 12 Cảnh Quan Giá trị

hình Vịnh Bái Tử Long gần như tương đồng và thậm chí một số dang địa hình (Phễu) có trọng số điểm cao hơn. Điều đó thể hiện tài ngun địa hình karst Vịnh Bái Tử Long hết sức đa dạng, độc đáo và cần có sự quan tâm đúng mức để phát triển. Bên cạnh đó cần có các biện pháp tuyên truyền để hạn chế thấp nhất tác động xấu đến địa hình karst nói riêng và tài ngun địa hình nói chung trong khu vực.

3.4. Định hƣớng sử dụng bền vững tài nguyên địa hình karst vịnh Hạ Long - Bái Tử Long tỉnh Quảng Ninh

3.4.1. Quan điểm sử dụng

Các hoạt động hướng tới phát triển bền vững và bảo tồn các vùng Karst ở Việt Nam cũng như ở nhiều nơi khác trên thế giới hiện cịn gặp nhiều khó khăn do những mâu thuẫn về lợi ích đến từ nhiều phía. Những vùng này thường có phong cảnh đẹp, hữu tình, truyền thống văn hoá dân tộc giầu bản sắc, tài nguyên phong phú, hệ sinh thái, môi trường cũng như các đặc điểm địa chất- địa mạo đa dạng v.v. Nhưng công cuộc phát triển kinh tế-xã hội ở đó chủ yếu mới chỉ chú trọng đến tăng trưởng kinh tế mà chưa chú ý đúng mức đến bảo vệ mơi trường, bảo tồn các di sản văn hố, tự nhiên v.v.

Kết quả một số dự án nghiên cứu liên ngành ở một số vùng karst Việt Nam cho thấy để phát triển bền vững, cần hiểu biết đầy đủ không chỉ các điều kiện tự nhiên mà còn cả các vấn đề về tổ chức xã hội, truyền thống văn hoá, tập quán kinh tế, hệ thống giáo dục cộng đồng v.v. Cần giải quyết một cách tổng thể các mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và bảo tồn với sự tham gia của các ngành khoa học cả tự nhiên lẫn xã hội.

Bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên karst trước hết chúng ta cần nắm rõ các nguy cơ có thể xảy đến đối với các vùng karst, các nguy cơ đó là những nhân tố chính gây tàn phá và hủy diệt cảnh quan karst, từ đó có những biện pháp và hành động giảm thiếu các nguy cơ đó. Các nguy cơ gây tàn phá địa hình karst bao gồm: các dạng thiên tai; lũ quét, úng ngập, hạn hán, ô nhiễm nguồn nước, sạt lở ngầm, xói mịn đất, hoang mạc đá hóa....Khai thác quá mức, hủy diệt tài nguyên karst: khai

nêu trên cho thấy môi trường karst rất giòn, dễ đổ vỡ, không thể phục hồi, và đặc biệt, rất nhạy cảm với tác động của con người, do đó việc khai thác, sử dụng tài nguyên karst khơng hợp lý, thiếu quy hoạch, thậm chí đến mức hủy diệt khơng những trực tiếp đe dọa cuộc sống hiện tại mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thế hệ mai sau. Do vậy bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên karst là trách nhiệm, nghĩa vụ của tất cả mọi người, kể cả những người sống ở bên ngoài vùng này.

3.4.2. Thực trạng sử dụng

Hiện nay, trên khu vực vinh có rất nhiều hoạt động kinh tế diễn ra, trong đó có rất nhiều hoạt động có tác động tới tài nguyên địa hình và ngược lại như:

- Các hoạt động khai thác

- Các hoạt động du lịch và dịch vụ - Các hoạt động xây dựng

- Các hoạt động kinh tế khác

Trong phần này, nghiên cứu chủ yếu tập trung đến các hoạt động có tác động tiêu cực đến tài nguyên địa hình. Cụ thể như:

 Hoạt động khai thác

- Hiện tượng khai thác đá trái phép ở một số điểm trong Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long trong những năm qua vẫn diễn ra thường xuyên và gây bức xúc trong dư luận xã hội, điển hình là khu vực gần hịn Củ Cải (tọa độ 20049‟ vĩ độ bắc và 1070 23‟ kinh độ đơng), có trên 10 đảo bị nổ mìn, phá đá trong đó có nhiều đảo đá gần như bị san bằng [16].

- Hiện tượng khai thác lâm sản trên các đảo cũng diễn ra liên tục với quy mô lớn.

- Hiện tượng khai thác cát san hô để nuôi tu hài cũng diễn ra liên tục trên nhiều địa điểm khác nhau của Vịnh đã làm biến mất nhiều hệ sinh thái (khơng có khả năng hồi phục) và phá vỡ cảnh quan môi trường tại một số khu vực.

- Hiện tượng tự ý đổ cát xây dựng các bãi biển, các khu nghỉ dưỡng vẫn còn diễn ra tuy nhiên đã được ngăn chặn kịp thời.

 Hoạt động lấn biển, đổ thải ven bờ Vịnh

Dọc ven biển từ khu vực Quang Hanh (thành phố Cẩm Phả) đến chân cầu Vân Đồn tình trạng đổ thải lấn biển, mở rộng đơ thị trong thời gian qua diễn ra khá mạnh. Hầu hết các luồng lạch ven bờ đã bị san lấp, có khu vực lấn biển ra gần 2km như khu vực cảng Cửa Ông, cảng Khe Dây,…Tất cả các hoạt động đổ thải ven bờ đều không theo quy định kỹ thuật nên đã dẫn đến tình trạng bồi lấp luồng lạch, tạo lớp bồi lắng bao phủ bề mặt đáy Vịnh đặc biệt vào những tháng mùa mưa. Điều này gây ảnh hưởng đến không chỉ hệ sinh thái vịnh mà còn tác động đến các giá trị cảnh quan của nó[16].

 Hoạt động du lịch – dịch vụ:

Đây là hoạt động chính khai thác một cách có hiệu quả các giá trị của tài nguyên địa hình. Tại khu vực nghiên cứu, các hoạt động du lịch và các tuyến du lịch tập trung chủ yếu ở trong vịnh Hạ Long và Minh Châu – Quan Lạn và một số khu du lịch trên đảo Cái Bầu. Hoạt động du lịch mạnh mẽ dẫn đến nhiều cảnh quan đẹp như thạch nhũ, măng đá bị làm hư hại và gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra, các hoạt động du lịch lại tập chung chủ yếu vào du lịch nghỉ dưỡng biển và du lịch tâm linh, lễ hội, văn hóa. Các hoạt động du lịch tham quan khám phá trong vịnh Bái Tử Long còn khá nghèo nàn, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ du lịch tham quan khám phá còn kém. Trong khi các hoạt động du lịch còn đang phát triển, lượng khách tham quan chưa nhiều, thì một số hoạt động du lịch đi kèm lại gây mất trật tư, an toàn thủy nội địa. Đặc biệt là khu vực ven bờ cảnh Vân Đồn các nhà bè sinh sống và bán hàng đã đổ thải trực tiếp chất thải rắn và nước thải ra môi trường gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên.

Hiện nay, chính quyền huyện đang có cơ chế cho các doanh nghiệp đâu thầu khai thác các hoạt động du lịch trong huyên. Tuy nhiên, hiện nay, cơng tác này vẫn cịn đang q trình hồn thiện sao cho vừa đảm bảo thu được lợi ích từ các cảnh quan mà vẫn bảo tồn được các giá trị của chúng.

Bên cạnh các hoạt động khai thác trực tiếp tài nguyên địa hình tạo ra lợi nhuận, người dân trong khu vực cịn có rất nhiều hoạt động khai thác một cách gián tiếp các giá trị của tài ngun địa hình như: hoạt động khai thác các lồi thủy sinh tại các bãi bồi, các bãi triều; khai thác thủy sản tại các áng nước trong núi đá vôi; hoạt động neo đậu tầu thuyền tránh bão tại các vịnh nhỏ được hình thành trong khu vực của các ngư dân; cải tạo môi trường phục vụ nuôi trông thủy sản (đổ cát nuôi tu hài); việc nuôi trồng thủy hải sản trong các vịnh nhỏ kín gió, kín trong vịnh Bái Tử Long; hay việc khai thác nguồn nước ngọt từ những hồ chứa nước tự nhiên;…. Các hoạt động này ít hay nhiều đều gây ra các tác động đến tài nguyên địa hình như: trực tiếp nhất là việc cải tạo môi trường phục vụ nuôi trồng thủy hải sản; hay xa hơn là ô nhiễm môi trường nước từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản tác động xấu đến các dạng địa hình đá vơi của khu vực…

3.4.3. Đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên địa hình karst khu vực vịnh Hạ Long và Bái Tử Long vực vịnh Hạ Long và Bái Tử Long

Quan trắc và đánh giá nguy cơ ở các vùng đá vôi

- Điều tra, nghiên cứu nguy cơ: Giảm nhẹ thiên tai, hạn chế khai thác tài nguyên quá mức ở các vùng Karst đòi hỏi trước hết phải điều tra, nghiên cứu những nguy cơ này một cách cơ bản, hệ thống, từ đó thường xuyên tiến hành các biện pháp quan trắc, đánh giá định kỳ. Chỉ có trên cơ sở đó các cấp, các ngành, thậm chí cả người dân mới có thể nắm bắt được hiện trạng, dự báo nguy cơ và có biện pháp giảm nhẹ, phịng tránh kịp thời.

- Trình tự tiến hành: Điều tra, nghiên cứu, quan trắc và đánh giá nguy cơ ở các vùng đá vơi có thể làm từng bước, tỷ lệ nhỏ ở quy mô lãnh thổ, tỷ lệ trung bình ở quy mơ khu vực và tỷ lệ lớn, chi tiết cho từng vùng nhỏ. Cũng có thể tiến hành theo thứ tự ưu tiên, hoặc chi tiết hơn, ở các vùng trọng điểm rồi mở rộng dần ra những nơi khác. Công tác này thường được các cơ quan nghiên cứu thực hiện theo yêu cầu của các cấp quản lý. Nhưng hiện nay đang diễn ra một xu hướng mới, đó là các cộng đồng địa phương tham gia ngày càng nhiều hơn, tích cực hơn và hiệu quả hơn vào công tác này.

- Phương pháp tiến hành: Có nhiều phương pháp quan trắc và đánh giá nguy cơ ở các vùng đá vôi, từ truyền thống như khảo sát thực địa, đến hiện đại như viễn thám và Hệ Thông tin Địa lý (GIS), khảo sát hang động hoặc dùng chất chỉ thị theo dõi nước ngầm, qua đó có thể đánh giá nguy cơ ô nhiễm nguồn nước hoặc lũ lụt v.v.

Nâng cao nhận thức về nguy cơ ở các vùng Karst

Sử dụng kết quả điều tra, nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu, quan trắc và đánh giá nguy cơ ở các vùng Karst cần sớm chuyển đến các cấp chính quyền, đến từng cộng đồng, góp phần nâng cao nhận twhcs, tiến tới giảm nhẹ, hậu quả của chúng. Những kết quả này cũng cần được sử dụng trong các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, làm cơ sở để hạn chế khai thác quá mức tài nguyên Karst. Các dự án phát triển cần xem xét đầy đủ mọi khía cạnh, mọi giá trị của các vùng đá vôi. Chẳng hạn như khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng cần xem xét các giá trị du lịch, đa dạng sinh học, văn hóa, lịch sử của khu vực khai thác dự kiến. Sau đó cần đánh giá đầy đủ các tác động đến môi trường do khai thác gây ra: như mức độ ảnh hưởng đến cảnh quan, hệ sinh thái, mức đội bụi, đất đá thải, tiếng ồn..v.v.

Phương pháp tiến hành: Có thể làm việc ngay trên cơ sở phối hợp giữa các nhà khoa học tự nhiên (có chun mơn về điều tra, đánh giá nguy cơ) với các nhà khoa học xã hội (thường tiếp xúc với chính quyền các cấp và cộng đồng địa phương). Cũng có thể làm việc này thơng qua sự tham gia tích cực của cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tài nguyên địa hình karst vịnh hạ long và bái tử long tỉnh quảng ninh phục vụ phát triển bền vững (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)