Tài nguyên địa hình karst vịnh Bái Tử Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tài nguyên địa hình karst vịnh hạ long và bái tử long tỉnh quảng ninh phục vụ phát triển bền vững (Trang 70 - 79)

CHƢƠNG I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN ĐỊA HÌNH KARST

3.2.2. Tài nguyên địa hình karst vịnh Bái Tử Long

Vịnh Bái Tử Long có nhiều giá trị điển hình tương đồng với khu vực vịnh Hạ Long, nơi mà năm 2000 được UNESCO lần thứ 2 công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới về giá trị địa chất, địa mạo karst.

Giá trị khoa học

Đa dạng về thành tạo vật chất

Các loại đá trong khu vực chủ yếu nhóm trầm tích nhưng khá đa dạng về nguồn gốc và tuổi thành tạo, thuộc nhiều hệ tầng. Đá vôi trong khu vực chủ yếu là trầm tích nguồn gốc hóa học thuộc hệ tầng Bản Pap (D2bp) và hệ tầng Bắc Sơn ( C1-P bs).

Hóa thạch động, thực vật rất phong phú và đa dạng, thuộc nhiều nhóm ngành khác nhau, đại diện cho các tiến hóa sinh giới trong khu vực.

Hình 3.10. Xương cá heo bụng trắng (Ảnh: internet)

Chính nhờ sự đa dạng về nguồn gốc và tuổi thành tạo đã mang đến cho Bái Tử Long nhiều dạng địa hình karst phong phú, với mức độ phát triển, hình dạng, kích thước các khối karst khác nhau.

Q trình tiến hóa lâu dài

Về cấu trúc địa chất, khu vực vịnh Bái Tử Long cùng nằm trong phạm vi đới Duyên hải như vịnh Hạ Long, chịu sự vận động nghịch đảo, tạo sơn cách nay từ 340- 285 triệu năm trước

Nơi đây có một q trình tiến hóa karst đầy đủ trải qua 20 triệu năm từ thời kỳ Mioxen, nhờ sự kết hợp đồng thời của các yếu tố như tầng đá vơi dày, khí hậu

nóng ẩm và q trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể. Bái Tử long tập trung tổng thể các mẫu hình tuyệt vời về karst trưởng thành trong điều kiện nhiệt đới ẩm trên nền trầm tích đá vơi kéo dài từ vịnh Hạ Long xuống Bái Tử Long mà chủ yếu là khu vực lạch Thẻ Vàng và Cái Bầu.

Quá trình phát triển karst đầy đủ của vịnh Bái Tử Long cũng trải qua 5 giai đoạn như Vịnh Hạ Long:

Giai đoạn 1: khởi đầu là một đồng bằng cổ hoặc một cảnh quan bằng phẳng kế thừa

Giai đoạn 2: sự phát triển của địa hình phễu karst

Giai đoạn 3: hình thành các cụm đồi hình chóp, hình nón nối với nhau(phong linh)

Giai đoạn 4: phát triển thành các tháp cao có vách dựng đứng tách rời nhau Giai đoạn 5: giai đoạn cuối là đồng bằng karst. Đồng bằng karst nguyên khởi được hình thành vào cuối Paleogen, sau giai đoạn kiến tạo hình thành lên bán bình ngun rộng lớn. Đó là cơ sở phát triển karst vào các giai đoạn sau và cuối cùng là hình thành đồng bằng karst mới trước biển tiến Holocen.[3]

Tuy nhiên, vịnh Bái Tử Long có cấu trúc địa chất tương đối khác biệt với vịnh Hạ Long do Bái Tử Long có một bộ phận lớn các đảo tập trung, chủ yếu là các đảo phía ngồi của vịnh là các đảo đá vôi được phủ bởi một lớp dày đất sét xen kẹp là các sạn silic. Đây có thể là do trong quá khứ khu vực này đã có một giai đoạn là biển nông bị bồi tụ bởi các lớp trầm tích sơng cổ.

Như vậy, địa hình karst của khu vực Bái Tử Long mang tầm quan trọng cổ địa lý rất lớn và tính đại diện cho địa hình karst nhiệt đới điển hình với nhiều nét tương đồng karst Hạ Long. Bên cạnh đó Bái Tử Long cịn mang trong mình những nét đặc sắc riêng mà Hạ Long khơng có. Đó chính là các đảo đá vơi xen lẫn đảo đất tạo sự đa dạng cảnh quan cho khu vực.

Đa dạng địa hình karst, cảnh quan tự nhiên a. Nhóm karst chóp- tháp

Vịnh Bái Tử Long hội tụ hầu hết các dạng địa hình karst cơ bản giống Vịnh Hạ Long như đồng bằng karst, phễu và thung lũng; chóp và tháp karst.

Trong đó đặc trưng cho giai đoạn phát triển tận cùng của q trình karst nhiệt đới là karst dạng chóp và karst dạng tháp. Các chóp và tháp có thể liên kết thành tổ hợp hoặc dãy hoặc đứng đơn lẻ trên mặt biển. So với Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long phổ biến dạng karst chóp hơn ( Hình 3.11).

Hình 3.11. Karst dạng chóp trên vịnh Bái Tử Long (Ảnh: Hương Thu, 2015) Bên cạnh đó, rõ ràng Bái Tử Long có nhiều nét hấp dẫn do giữ được sự ngun khối của các khối karst. Chính nó tạo nên sự hùng vĩ cho vịnh Bái Tử Long bởi những dãy núi đá nối nhau thành cụm, thành dải lớn.

b. Nhóm phễu karst ngập nước – vịnh khép kín

Bái Tử Long cũng được thiên nhiên ban tặng những phễu ngập nước – vịnh khép kín với diện tích tương đối lớn, có thể hình thành các điểm du lịch như: Thung áng Hang Dơi, Hồ Cống Đỏ, Áng Tùng Con.

Biển đã nhấn chìm những phễu, hố sụt, thung lũng karst tạo nên những phễu, vịnh khép kín trên vịnh Bái Tử Long khơng chỉ mang trong mình giá trị độc đáo về địa hình mà cịn bởi hệ sinh thái karst vơ cùng phong phú và đa dạng,với cảnh quan tuyệt đẹp bởi các dãy núi đá bao quanh hồ nước trong xanh, tĩnh lặng. Tất cả hầu như đều còn hoang sơ và nguyên vẹn. Nếu được đưa vào khai thác du lịch, xây dựng cơ sở lưu trú, những phễu, vịnh khép kín này chắc chắn sẽ thu hút lượng lớn

khách du lịch tới tham quan, nghỉ dưỡng, khám phá và trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng riêng có của khu vực.

c. Hang động karst

Bái Tử Long cũng có hệ thống hang động tương đối phong phú với cả ba nhóm hang như vịnh Hạ Long.

Nhóm thứ nhất: nhóm hang ngầm cổ có tuổi rất cổ được hình thành trong khối đá vơi ở vị trí cao hàng trăm mét so với hiện nay (tương ứng thời gian từ Mioxen), thường gắn với phễu thoát nước trên đỉnh, phát triển qua nhiều giai đoạn, nằm xiên dốc.

Nhóm thứ hai: nhóm hang nền karst, được hình thành do xâm thực ngang mở rộng, có thể có mối quan hệ chặt chẽ với dao động các mực biển cổ Pleistocen.

Nhóm thứ ba: Nhóm hang hàm ếch hình thành do các quá trình biển. Tiêu biểu như hang Soi Nhụ, Hang Luồn Cái Đé...

Mặc dù hang động ở khu vực Bái Tử Long không lung linh huyền ảo như hang động trên Vịnh Hạ Long, nhưng ở đây, hang động lại mang vẻ độc đáo, kỳ vĩ của riêng mình và hầu như chưa chịu tác động của con người. Vẻ đẹp của các hang động trong khu vực vịnh Bái Tử Long còn nhiều tiềm ẩn cần được khám phá phục vụ phát triển du lịch với những loại hình như du lịch tham quan, du lịch khám phá, mạo hiểm.

Giá trị về thẩm mỹ

Nếu như Vịnh Hạ Long là một cô gái đẹp rực rỡ thì Vịnh Bái Tử Long lại là một cô thiếu nữ tinh khôi, đầy mê hoặc. Năm 2006, Công ty du lịch sinh thái Gecko Travel (Anh) đã bình chọn Vịnh Bái Tử Long của Việt Nam lọt vào tốp 5 những địa điểm du lịch tuyệt vời nhất Đơng Nam Á.

Có thể nói, chính các quá trình địa chất phức tạp và độc đáo là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự hình thành các cảnh quan thiên nhiên tuyệt mỹ ở vịnh Bái Tử Long.

phân bố có vẻ như ngẫu hứng trên mặt biển biếc xanh, khi tao thành những cụm đảo liên kết có vách khá dốc đứng (hình 3.11-3.14), lúc lại đứng riêng thành những tháp đá cô đơn giữa trời giữa nước. Vịnh Bái Tử Long có nhiều tháp đá như vậy,

với phần chân bị thót nhỏ thật ngoạn mục.

Khác với ở các vùng karst trên đất liền, những hịn đảo đá vơi của vịnh Bái Tử Long đều có phần chân thót nhỏ - kết quả của sự ăn mịn hóa học của nước biển, và tác động cơ học của sóng và thủy triều. Những khi triều rút, hàng trăm hòn đảo như nhất loạt nhô lên trên mặt nước, khoe phần chân thot nhỏ, tạo nên một cảnh quan độc đáo, ngoạn mục khác thường.

Mỗi hịn đảo được ví như một kỳ quan, ln thay hình đổi dạng cùng góc nhìn của du khách khi tàu lướt êm trên mặt vịnh. Ngắm những núi đảo mn hình mn vẻ, người ta có cảm giác gặp đây đó những người, những vật thân quen trong cuộc sống hàng ngày. Ở chỗ này chúng ta như gặp hình ảnh một con vật thời tiền sử hiện về, chỗ khác - nàng thiên nga đang bềnh bồng trên sóng.

Cảnh quan ở đây có sự pha trộn địa hình giữa các đảo đá vơi xen cùng với các đảo đất tạo nên những nét độc đáo vô cùng khác biệt. Cảnh quan ở đây vừa có nét tương đồng với cảnh quan của vịnh Hạ Long vừa có nét khác biệt, tạo thành điểm nhấn đặc sắc cho vịnh.

Vì vậy, giá trị thẩm mỹ tại vịnh được đánh giá rất cao.Thật khó tưởng tượng nổi vẻ đẹp của các đảo đá vơi nếu bóc đi của đá lớp phủ thực vật duyên dáng. Nhờ có lớp phủ thực vật nhiệt đới mà núi đảo của vịnh Bái Tử Long như có thêm tấm áo chồng kiều diễm, đá như có thêm sức sống và vẻ quyến rũ mê hồn. Vào mỗi buổi trong ngày, trong những tiết trời khác nhau, biển đảo lại đổi thay sắc thái, khi thì rạng rỡ, lúc quạnh hiu, lúc mơ màng sương khói..

Hình 3.12. Hịn Phất Cờ (H. Thu) Hình 3.13. Hịn Xếp (internet)

Hình 3.14. Hịn Thiên Nga (internet) Hình 3.15. Hịn Mồ Cơi (H.Thu)  Giá trị văn hóa, lịch sử

Truyền thuyết

Theo Panizza trên quan điểm văn hóa: tài sản địa mạo có thể thuộc thế giới của nghệ thuật hoặc thuộc truyền thống văn hóa.

Ngay từ câu chuyện trong dân gian cũng đã nói lên được mối quan hệ mật thiết của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long: Khi xưa người dân nước Việt mới lập đã bị giặc ngoại xâm lấn. Ngọc Hoàng đã sai Rồng mẹ mang một đàn Rồng con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Khi những chiếc thuyền giặc từ ngoài biển tiến vào bờ, đàn Rồng đã phun vô số châu ngọc và thoắt biến thành muôn ngàn đảo đá trên biển, tạo nên bức tường thành vững chắc để chặn bước tiến của thuyền giặc. Đoàn thuyền giặc đang lao nhanh, bị chặn đột ngột đã đâm vào các đảo đá hoặc đâm vào nhau vỡ tan tành. Sau khi giặc tan, Rồng mẹ và Rồng con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến. Vị trí Rồng mẹ xuống là Hạ Long, Rồng con

xuống là Bái Tử Long. Đi đàn rồng quẫy nước trắng xóa là Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay) với bãi cát mịn và dài hơn chục cây số.

Các nền văn hóa tiền sử

Giá trị khảo cổ được khai quật khu vực vịnh Bái Tử Long và lân cận chỉ ra các di chỉ của các nền văn hóa Soi Nhụ và Hạ Long. Các địa điểm khảo cổ chủ yếu mới được tiến hành tại Hang Soi Nhụ, còn được gọi là hang Miếu, trên đảo Ngọc Vừng và một số hang động khác. Gần đây (2007), Trình Năng Chung đã tiến hành khai quật Hang Đơng Trong và làm sáng tỏ hơn về nền văn hóa Hạ Long.

Văn hóa Hạ Long - một Văn hoá biển tiền sử, ứng với Hậu kỳ đá mới (5.000- 3.000 năm trước), được phát hiện trong hàng loạt di chỉ, trong đó có di chỉ Ngọc Vừng, được tiến hành khai quật nhiều lần, trong đó người đầu tiên là nhà khảo cổ học người Thuỵ Điển là J.An-đéc-sơn vào năm Năm 1938. Từ đó tới nay có 37 di chỉ đồng loại đã được phát hiện trên các đảo và ven bờ Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. Tại các di chỉ, ngoài các di vật bằng đá, gốm, các nhà khảo cổ học còn phát hiện được di cốt của người cổ - chủ nhân của nền văn hóa Hạ Long..

Cư dân văn hố Hạ Long sống chủ yếu ngoài trời, trên các doi hoặc đượng cát ven biển, cửa sông, hoặc trong các hang động. Do địa bàn cư trú ven biển chịu ảnh hưởng của thời tiết thất thường, không phù hợp cho phát triển nông nghiệp, nhất là đất đai lại thường xuyên bị triều lấn, mặn hoá v.v.. nên định hướng khai thác biển đã là sự lựa chọn rất sớm của họ.

Cơng cụ đá mà cư dân văn hố Hạ Long để lại gồm nhiều rìu, bơn, đục mài tồn thân, nhiều cơng cụ ghè đẽo, hịn kê, hịn ghè, chày, các loại bàn mài có rãnh hay lõm lịng chảo, cơng cụ nạo hình đĩa, cơng cụ hình hạnh nhân, cơng cụ một đầu nhọn v.v.. Những công cụ kể trên hầu như khơng gặp trong các văn hố đồng đại ở nước ta, trong đó cơng cụ ghè đẽo chiếm tỉ lệ ưu trội, liên quan đến chức năng khai thác biển của người Hạ Long.

Do mở rộng sản xuất, đặc biệt là khả năng vươn xa ra biển, người Hạ Long giai đoạn muộn đã có sự giao lưu rộng rãi với các nền văn hoá lân cận. Các dấu ấn

văn hoá Hạ Long đã được tìm thấy ở hầu khắp Bắc Bộ, vươn cả sang Nam Trung Quốc và các nước Đông Nam Á hải đảo.

Trong Vịnh Bái Tử Long chắc chắn còn rất nhiều hang động chưa được phát hiện và khám phá. Hy vọng những cuộc khai quật tiếp theo sẽ phát hiện được thêm nhiều di chỉ khảo cổ để minh chứng cho nền văn hóa Soi Nhụ và nguồn gốc của Văn hóa Hạ Long.

Ngồi ra trong khu vực Vịnh cịn nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như: khu di tích Thương cảng cổ Vân Đồn, Đền Cửa Ơng, Đồn Tĩnh Hải, thành nhà Mạc (trên đảo Ngọc Vừng), đỉnh Quan Lạn (trên đảo Quan Lạn).chùa 100 gian ở xã Thắng Lợi (huyện Vân Đồn-Quảng Ninh) là một trong những cơng trình kiến trúc lớn trên dải đất vùng Đông bắc.Những lễ hội truyền thống đặc sắc đươc tổ chức hằng năm như: Hội đền Cửa Ơng, Hội đình Quan lạn, Lễ hội ''chèo bơi'' ở Quan Lạn…

Giá trị kinh tế

Tài nguyên karst phong phú và đa dạng là điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch đến với địa phương, góp phần làm phong phú các sản phẩm du lịch. Một ví dụ tiêu biểu là tại khu vực lân cận - Vịnh Hạ Long, du lịch phát triển dựa trên tài nguyên địa hình karst rất phát triển, mang lại nguồn thu lớn cho địa phương. Tuy nằm tiếp giáp với vịnh Hạ Long, có các dạng địa hình karst như Hạ Long nhưng địa hình vịnh Bái Tử Long cũng hết sức phong phú và độc đáo với các đảo đá vơi lớn do đó điểm nhấn là những phễu, vịnh khép kín với diện tích tương đối lớn có tiềm năng hình thành các điểm du lịch. Xen kẽ các đảo đá vôi là các núi đất với sự sinh sống của cộng đồng dân cư tạo nên sự độc đáo, khác biệt so với địa hình vịnh Hạ Long gây thích thú và có giá trị thưởng ngoan cao có thể phát triển du lịch cộng đồng. Bên cạnh đó các đảo đất khơng chỉ là nơi sinh sống mà còn là nơi canh tác, sản xuất nông nghiệp đem lại giá trị cao cho người dân. Với những điểm khác biệt so với vịnh Hạ Long khi mà sức ép du lịch rất lớn thì vịnh Bái Tử Long trong tương lai sẽ là điểm đến ưa thích đối với khách du lịch với các loại hình du lịch đa dạng, phong phú.

Giá trị độc đáo, đặc sắc và kỳ vỹ

Giá trị độc đáo địa hình vịnh Bái Tử Long là sự kết hợp giữa các khối núi đá vôi và các đảo đất tạo nên phong cảnh kỳ thú cùng với các hệ sinh thái đa dạng. Ở vịnh Hạ Long đơn thuần chỉ là các đảo đá vơi khơng có sự sinh sống của cộng đồng dân cư nhưng trên vịnh Bái Tử Long con người có thể sinh sống, canh tác trên các đảo đất tạo nên sự khác biệt. Vịnh Bái Tử Long cịn có những bãi tắm ven đảo dài, rộng lớn có sức chứa hàng nghìn khách du lịch so với các bãi tắm nhỏ chỉ chứa được vài chục khách của vịnh Hạ Long. Có thể thấy được khơng ở đâu có sự đa dạng về địa hình như ở khu vực này, các đảo đá vơi đa dạng có mật độ rất cao chỉ trong một diện tích khơng lớn, dưới các đảo đó cịn có hệ sinh thái bãi cát, bãi triều là nơi sinh sống của các loài sinh vật như các lồi cá, ốc, sá sung… có nguồn lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tài nguyên địa hình karst vịnh hạ long và bái tử long tỉnh quảng ninh phục vụ phát triển bền vững (Trang 70 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)