Đáp ứng miễn dịch ở cá xƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kháng nguyên tái tổ hợp của virus gây bệnh hoại tử thần kinh ở cá mú epinephelus SP phục vụ sản xuất vắc xin tái tổ hợp 07 (Trang 26 - 29)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH Ở CÁ XƢƠNG VÀ VẮC XIN PHÒNG BỆNH VNN

1.3.1. Đáp ứng miễn dịch ở cá xƣơng

Đáp ứng miễn dịch là tập hợp một chuỗi các phản ứng của cơ thể chống lại sự xâm nhập của bất kỳ một vật lạ bên ngồi nào dù có hại hay khơng có hại để bảo vệ tính tồn vẹn của cơ thể.

Ở cá xƣơng, đáp ứng miễn dịch đƣợc chia làm hai loại: đáp ứng miễn dịch tự nhiên (đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu) và đáp ứng miễn dịch thu đƣợc (đáp ứng miễn dịch đặc hiệu).

1.3.1.1. Đáp ứng miễn dịch tự nhiên

Miễn dịch tự nhiên đƣợc quy định bởi đặc tính của giống, lồi. Miễn dịch tự nhiên thƣờng có sẵn khi cơ thể đƣợc sinh ra và nó đƣợc di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đối với cá xƣơng, miễn dịch tự nhiên đƣợc hình thành nhờ các hàng rào bề mặt và các yếu tố miễn dịch không đặc hiệu.

a) Các hàng rào bề mặt

Dịch nhờn: là yếu tố đặc thù và đƣợc bao phủ toàn bộ cơ thể cá. Dịch nhờn

không những giúp cá giảm ma sát khi vận động bơi lội mà cịn đóng vai trị quan trọng trong việc bảo vệ cá chống lại sự xâm nhập của các vi sinh vật hay các vật lạ từ môi trƣờng vào cơ thể cá. Do đó, nếu cá bị mất dịch nhờn thì sẽ mẫn cảm hơn với tác nhân gây bệnh và dễ bị nhiễm bệnh hơn.

Da: da cá tƣơng đối khác với các động vật trên cạn là khơng hóa sừng nhƣng

có khả năng phục hồi rất nhanh do sự hình thành lớp tế bào Malpighi huy động từ vùng lân cận. Phản ứng phì đại các tế bào Malpighi và lớp biểu bì cũng rất nhanh, giúp cho da trở thành một hàng rào vật lý tƣơng đối vững chắc để bảo vệ cơ thể. Ngồi ra, ở cá có vẩy thì chính hệ thống này sẽ bảo vệ da và cơ thể cá đƣợc vững chắc hơn.

Mang: là cơ quan đặc biệt và khác hẳn với các động vật trên cạn. Mang là

nơi thực hiện q trình hơ hấp cơ bản của cá, cũng là nơi tiếp xúc thƣờng xuyên với các sinh vật bên ngồi mơi trƣờng. Cho nên, mang là con đƣờng xâm nhiễm quan trọng của mầm bệnh. Tuy nhiên, ở mang thì có sự tập trung của đại thực bào rất cao, nó cũng đƣợc bao phủ bởi dịch nhờn và sự xuất hiện của các tế bào Malpighi giúp cho mang có khả năng thực hiện đƣợc chức năng chống lại các sinh vật từ bên ngồi mơi trƣờng.

b) Yếu tố miễn dịch không đặc hiệu

Các yếu tố miễn dịch không đặc hiệu gồm các yếu tố ức chế sinh trƣởng nhƣ: tranferin, interferon, lisin có trong bổ thể, protein có trong phản ứng C và lectin. Ngoài ra, ở cá xƣơng cịn có hàng rào bảo vệ cấp tế bào nhƣ: đại thực bào, bạch cầu trung tính, bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm cũng đóng vai trị quan trọng trong hệ miễn dịch không đặc hiệu trên cá. Nhƣng những hiểu biết về chức năng và cơ chế hoạt hóa của các tế bào này trên cá xƣơng còn hạn chế so với ở ngƣời và động vật bậc cao.

1.3.1.2. Đáp ứng miễn dịch thu được

a) Miễn dịch thu được

Miễn dịch thu đƣợc là loại miễn dịch mà cơ thể sinh vật tiếp thu đƣợc trong q trình sống. Miễn dịch thu đƣợc cịn gọi là miễn dịch đặc hiệu đƣợc chia làm 2 loại: miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động.

- Miễn dịch chủ động: là loại miễn dịch mà tự bản thân cơ thể sinh vật tạo ra khi tiếp xúc với kháng nguyên. Nếu miễn dịch chủ động mà có sự tham gia của con ngƣời nhƣ dùng vắc-xin để phịng bệnh thì đƣợc gọi là miễn dịch chủ động nhân tạo. Miễn dịch chủ động do cơ thể tiếp thu tự nhiên trong môi trƣờng sống đƣợc gọi là miễn dịch chủ động tự nhiên. Trƣờng hợp này xảy ra khi sinh vật đã qua khỏi sau đợt dịch bệnh, hoặc mầm bệnh không đủ gây thành dịch bệnh nhƣng vẫn có khả

năng kích thích cơ thể sinh kháng thể, miễn dịch này giúp cho cá có khả năng khơng mắc lại bệnh đó khi bị tái nhiễm.

- Miễn dịch thụ động: là loại miễn dịch mà cơ thể tiếp thu từ bên ngoài. Trƣờng hợp miễn dịch thụ động có đƣợc do con ngƣời tạo ra nhƣ tiêm huyết thanh để phòng và trị bệnh, đƣợc gọi là miễn dịch thụ động nhân tạo.

b) Cơ chế bảo vệ đặc hiệu ở cá xương

- Cơ quan lympho: thận đƣợc xem là cơ quan lympho ngoại vi của cá, là nơi xảy ra quá trình bắt giữ, xử lý và trình diện kháng nguyên cho hệ thống đáp ứng miễn dịch. Các tế bào lympho tham gia vào quá trình đáp ứng miễn dịch cũng có nguồn gốc và chức năng gần giống nhƣ động vật trên cạn.

- Đáp ứng miễn dịch dịch thể: khi kháng nguyên xâm nhập vào trong cơ thể cá, hệ thống tế bào bạch cầu, chủ yếu là đại thực bào vây bắt và trình diện kháng nguyên, xử lý và trình diện yếu tố quyết định kháng nguyên lên bề mặt làm kích hoạt các tế bào lympho T. Tế bào lympho T kích thích lên tế bào lympho B chuyển thành tƣơng bào sản sinh kháng thể. Tƣơng bào xuất hiện và tăng số lƣợng trong lách và thận sau một tuần từ khi có kháng ngun kích thích. Kháng thể trong huyết thanh thƣờng xuất hiện khi số lƣợng tƣơng bào đạt giá trị cao nhất khoảng ngày thứ 10 - 15 và hàm lƣợng Ig tăng lên mạnh mẽ và đạt cực đại vào ngày thứ 20 - 30 sau khi tiêm kháng nguyên. So với động vât có vú, pha mẫn cảm ở cá kéo dài hơn, thời gian duy trì hàm lƣợng kháng thể lâu hơn.

- Miễn dịch qua trung gian tế bào: các đặc điểm qua trung gian tế bào ở

động vật có vú đều có trên cá, tuy nhiên hệ thống này chƣa đƣợc nghiên cứu kĩ trên cá.

- Đáp ứng miễn dịch cục bộ ở mang: mang đóng vai trị quan trọng trong việc

hấp thụ kháng ngun, đặc biệt kháng ngun khơng hịa tan. Mang có khả năng sản xuất kháng thể tại chỗ cho nên mang đóng vai trị đề kháng quan trọng đối với cá.

- Đáp ứng miễn dịch cục bộ ở da: IgM đã đƣợc phát hiện trong dịch nhớt của

da cá. Do sự có mặt của lympho, tƣơng bào và đại thực bào ở biểu bì mà khẳng định có sự đáp ứng miễn dịch cục bộ trên da cá.

- Đáp ứng miễn dịch cục bộ ở dịch nhầy: khi gây miễn dịch bằng cách ngâm

hoặc cho ăn, có thể kích thích việc hình thành kháng thể trong lớp dịch nhầy mà không làm gia tăng kháng thể trong huyết thanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kháng nguyên tái tổ hợp của virus gây bệnh hoại tử thần kinh ở cá mú epinephelus SP phục vụ sản xuất vắc xin tái tổ hợp 07 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)