CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.3. ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH Ở CÁ XƢƠNG VÀ VẮC XIN PHÒNG BỆNH VNN
1.3.3. Các loại vắc xin sử dụng cho cá
- Vắc xin bất hoạt: Là các vi sinh vật bị giết bằng hóa chất hoặc bằng nhiệt (ví dụ nhƣ formaline, β – probiolacton, cồn , nhiệt độ, UV, tia X). Các yếu tố trên chỉ làm chết mầm bệnh nhƣng khơng làm biến tính protein nên vẫn giữ đƣợc độ độc tính của mầm bệnh. Đặc tính của loại vắc xin này khi đƣa vào cơ thể thì chậm sinh ra kháng thể (khoảng 7 đến 14 ngày). Hầu hết các loại vắc xin này chỉ gây đáp ứng miễn dịch khơng hồn tồn và ngắn hạn cần phải tiêm nhắc lại nhiều lần. Tuy nhiên độ an toàn của vắc xin này khá cao.
Trƣớc đây, vắc xin phòng bệnh cho cá đƣợc sản xuất chủ yếu ở dạng bất hoạt và đƣợc sử dụng ở dạng ngâm. Kỹ thuật này đƣợc sử dụng phổ biến
cho cá con để tạo ra đáp ứng miễn dịch ngắn, giúp bảo vệ cá ở giai đoạn nhỏ dễ bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố stress. Tuy nhiên, các nghiên cứu sâu hơn lại hƣớng đến các loại vắc xin tiêm, mặc dù khả năng bảo hộ đạt đƣợc là do kháng nguyên nhƣng hiệu lực và độ dài bảo hộ lại phụ thuộc vào các chất bổ trợ. Đối với cá hồi, vắc xin nhũ dầu mặc dù có hiệu quả cao đối với bệnh
Furunculosis nhƣng lại gây tổn thƣơng ở xoang phúc mạc của cá. Nghiên cứu
lựa chọn chất bổ trợ là yêu cầu quan trọng trong quy trình sản xuất để đảm bảo tính an tồn của vắc xin (Evensen và cộng sự, 2005).
- Vắc xin sống giảm độc lực: là vắc xin sản xuất dựa vào biến đổi gene của chủng vi khuẩn gây bệnh. Công việc quan trọng nhất là xác định gene độc lực và loại bỏ gene độc lực trƣớc khi sử dụng vi khuẩn vẫn cịn sống. Mầm bệnh có thể đƣợc cấy chuyển qua môi trƣờng tế bào hoặc qua động vật nhiều lần nên giảm độc tính nhƣng vẫn giữ tính kháng ngun. Một loại khác đó là chọn chủng vi khuẩn khơng gây độc nhƣng có cấu trúc tế bào gần giống với chủng vi khuẩn gây bệnh và quan trọng là chủng vi khuẩn đó phải kích thích đƣợc hệ miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.
- Vắc xin tái tổ hợp: là loại vắc xin có thành phần chính là gene độc lực của chủng vi sinh vật gây bệnh đƣợc tổng hợp và đƣa trực tiếp vào cơ thể cá hoặc đƣợc nhân lên trong vi sinh vật mang trƣớc khi đƣa vào cá. Đây là công nghệ sản xuất vắc xin mới nhất và thƣờng áp dụng trong việc sản xuất vắc xin phòng bệnh do virus gây ra.Vắc xin tái tổ hợp đƣợc sản xuất ở hai dạng, vắc xin tiểu phần và vắc xin DNA. Vắc xin tiểu phần đƣợc sản xuất bằng cách sử dụng một đoạn phân tử DNA mã hóa kháng nguyên đặc hiệu để tổng hợp nên phân tử protein có khả năng tạo đáp ứng miễn dịch đầy đủ chống lại một tác nhân gây bệnh nào đó. Đoạn gen mã hóa kháng nguyên đƣợc biểu hiện trong một hệ thống vật chủ có đặc điểm là tổng hợp protein có bản chất kháng nguyên đặc hiệu và dễ dàng sản xuất ở quy mô thƣơng mại. Vắc xin tiểu phần
đƣợc đánh giá là an tồn do khơng gây nguy cơ mắc bệnh cho cá, hiện tại, vắc-xin này đã đƣợc sản xuất để phòng bệnh do IPNV gây trên cá hồi. Vắc xin DNA hoạt động theo nguyên tắc tạo đáp ứng miễn dịch di truyền, hệ thống miễn dịch của vật chủ đƣợc chủng vắc xin phản ứng với kháng nguyên do chính nó tổng hợp từ một đoạn DNA hoặc RNA mã hóa kháng nguyên của mầm bệnh đƣợc đƣa vào cơ thể. Thay cho việc sản xuất kháng nguyên, ngƣời ta phân lập gen mã hóa kháng nguyên đặc hiệu rồi gắn vào vector plamide hoặc virus. Vắc xin DNA đƣợc đánh giá là có triển vọng trong cơng tác phịng bệnh cho động vật thủy sản bởi nó kết hợp đƣợc các khả năng của vắc xin nhƣợc độc và vô hoạt, hiện tại vắc xin này đã đƣợc nghiên cứu để phòng bệnh do IHNV và VHSV (Einer-Jensen và cộng sự, 2008).
Để nâng cao hiệu lực của loại vắc xin vô hoạt, ngƣời ta phải trộn thêm các chất bổ trợ miễn dịch nhƣ adjuvant hoặc lybosome. Các chất bổ trợ có tác dụng tăng sức miễn dịch và kéo dài thời gian miễn dịch của các loại vắc xin chết, nhƣng các chất bổ trợ cũng gây phản ứng viêm tại chỗ. Các chất bổ trợ hiện nay thƣờng dùng là keo phèn, phèn chua và bổ trợ dầu khoáng. Các vắc xin keo phèn và phèn chua là những vắc xin có lịch sử lâu đời, cịn vắc xin có bổ trợ dầu còn mới mẻ ở nƣớc ta, tỷ lệ sản xuất vắc xin vô hoạt chiếm đến 90 – 95%, trong vắc xin vơ hoạt thì vắc xin keo phèn chiếm đến 90% .
Sử dụng vắc xin có bổ sung và khơng có bổ sung chất bổ trợ cho thấy: vắc-xin chỉ chứa kháng nguyên tạo ra hiệu lực miễn dịch hạn chế, không kéo dài, phản ứng sau tiêm xảy ra với tỷ lệ cao. Còn những vắc xin có bổ sung chất bổ trợ sẽ tạo đƣợc một miễn dịch mạnh hơn, thời gian miễn dịch kéo dài hơn