Một số kết quả nghiên cứu vắc xin phòng bệnh VNN ở cá mú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kháng nguyên tái tổ hợp của virus gây bệnh hoại tử thần kinh ở cá mú epinephelus SP phục vụ sản xuất vắc xin tái tổ hợp 07 (Trang 29 - 30)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH Ở CÁ XƢƠNG VÀ VẮC XIN PHÒNG BỆNH VNN

1.3.2. Một số kết quả nghiên cứu vắc xin phòng bệnh VNN ở cá mú

Vắc xin là một chế phẩm sinh học chứa kháng nguyên. Khi đƣa vào cơ thể ngƣời hoặc động vật sẽ kích thích cơ thể tạo ra một trạng thái miễn dịch, giúp cơ thể chống lại mầm bệnh (Outteridge, 1985). Dùng vắc xin cho cá là giải pháp giúp phòng chống lại đặc hiệu các tác nhân gây bệnh hoặc tạo kháng thể chống lại hormon giải phóng Gonadotropin (GnRH) là chất kìm hãm sự thành thục của cá để nâng cao năng xuất cho cơ sở nuôi (Gudding và cộng sự, 1999).

Từ năm, 1942, Duff đã dùng vi khuẩn Aeromonas salmonicida vô hoạt, trộn vào thức ăn cho cá hồi để phòng bệnh xuất huyết, kết quả cơng cƣờng độc cho thấy 25% cá thí nghiệm chết trong khi đó 75% cá đối chứng chết. Hiện tại, trên thế giới đã có các vắc xin thƣơng mại hóa để phịng các bệnh do vi khuẩn nhƣ A. salmonicida, V. salmonicida, V. viscosis, V. ordalii, V. anguillarum, Y. ruckerii, R. salmoninarum, F. psychrophilum, F. columnarae, P. salmonis, L. garvieae, S. iniae, P. piscicida, E. ictaluri và các

bệnh do virus nhƣ IPNV, PDV, IHNV, VHSV, ISAV, Iridovirus. Các vắc xin này đã đang đƣợc sử dụng có hiệu quả ở các nƣớc có nghề cá phát triển nhƣ: Na Uy, Chi Lê, Mỹ, Nhật Bản, Anh, Canada, Hy Lạp, Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Iceland (Sommerset, Krossoy và Frost, 2005). Nhờ sử dụng vắc xin mà lƣợng kháng sinh đƣợc sử dụng cho cá hồi giảm từ 600kg/800 ngàn tấn cá năm 2003

xuống còn 300 kg/1000 tấn cá năm 2008, điều này chứng tỏ vai trò của vắc xin trong nuôi trồng thủy sản ngày càng lớn.

Đối với bệnh do virus, vắc xin phòng bệnh chủ yếu đƣợc sản xuất từ kháng nguyên bất hoạt và tái tổ hợp. Vắc xin bất hoạt đƣợc sản xuất từ virus ni cấy trên các dịng tế bào liên tục của cá nhƣ: BF 2 (tế bào cá mang xanh

Lepomis macrochirus), SHK 1 (tế bào thận trƣớc của cá hồi Atlantic), EPC (tế

bào biểu mô cá chép), CHSE 214 (tế bào đƣợc tạo ra từ phôi cá hồi vua), FHM (tế bào cá mè trắng), RTG 2 (tế bào tuyến sinh dục của cá hồi vân) (OIE, 2006, 2007). Các lồi virus khác nhau sẽ thích nghi với các dịng tế bào mẫn cảm khác nhau. Virus đƣợc nuôi cấy, thu hồi và gây bất hoạt bởi các loại hóa chất nhƣ formalin, binary ethylenimine nhƣng yêu cầu cấu trúc kháng nguyên còn nguyên vẹn. Mặc dù vắc xin này có hiệu quả cao trong việc tạo đáp ứng miễn dịch bảo hộ cho cá, tuy nhiên điều bất lợi trong sản xuất và sử dụng vắc xin bất hoạt đó là địi hỏi lƣợng lớn kháng nguyên cho mỗi liều tiêm và đƣa vắc xin vào cơ thể theo đƣờng tiêm thì mới đạt đƣợc hiệu quả mong muốn (Evelyn, 1997)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kháng nguyên tái tổ hợp của virus gây bệnh hoại tử thần kinh ở cá mú epinephelus SP phục vụ sản xuất vắc xin tái tổ hợp 07 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)