CC h h ư ư ơ ơ n n g g I I I I I
3.4.1. Dự trữ ngoại hối phải đủ mạnh.
Đã có rất nhiều kinh nghiệm được rút ra từ các nước có nền kinh tế mạnh trên thế giới mà Việt Nam cần phải học tập đặc biệt là khi chúng ta đang dần tiến tới một sự linh hoạt hơn trong điều hành tỷ giá hối đoái. Trước kia, tỷ giá hối đoái là do NHNN công bố, nó còn mang nặng tính chất hành chính cho nên nó có tác động đến cung cầu ngoại tệ nhiều hơn là sự tác động của cung cầu ngoại tệđến nó. Do vậy, có lúc cung cầu ngoại tệ có thể thay đổi, song tỷ giá vẫn có thể giữ nguyên như cũ là do áp dụng các biện pháp hành chính can thiệp vào. Cũng vì thế mà có những lúc dự trữ ngoại tệ của ta rất thấp nhưng tỷ giá danh nghĩa vẫn không hề bị biến động.
Với cơ chế mới về điều hành tỷ giá thì mọi vấn đề lại không phải như vậy, khi cung cầu ngoại tệ trên thị trường thay đổi thì tỷ giá cũng sẽ thay đổi, nếu NHNN muốn giữ tỷ giá ổn định thì buộc phải can thiệp. Nếu cung lớn hơn cầu thì NHNN chỉ việc tung VND ra mua ngoại tệ, làm tăng nguồn dự trữ ngoại tệ của NHNN. Nhưng ngược lại nhu cầu ngoại tệ lại cao hơn cung ngoại tệ mà thực khả năng này thường xảy ra nhiều hơn, thì không còn cách nào khác để giữ tỷ giá NHNN buộc
phải tung ngoại tệ ra bán. Đồng thời dự trữ ngoại tệ còn phải đủ mạnh để sẵn sàng đối phó với những âm mưu kích động yếu tố đầu cơ trên thị trường. Nếu dự trữ ngoại hối không đủ mạnh để can thiệp vào những lúc cần thiết thì hoặc là lại phải quay lại điểm xuất phát của nó, dùng biện pháp hành chính để giữ tỷ hoặc là thả nổi tỷ giá tự nó trôi nổi trên thị trường.
Tuy nhiên tình hình dự trữ của nước ta luôn trong tình trạng thấp và thiếu. Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam trên cơ sở so sánh với kim ngạch xuất khẩu thu được là rất thấp. Từ đó khó có thể nói Việt Nam sẽ không gặp khó khăn khi muốn sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở ngoại tệ trong việc can thiệp điều chỉnh tỷ giá hối đoái.
Trong thời gian qua cho dù kim ngạch xuất khẩu đạt được là khá cao nhưng lượng ngoại tệ được giữ lại trong dự trữ là rất thấp, thường chỉ chiếm khoảng20%, dù rằng trong hai, ba năm gần đây cũng có tăng lên chút ít. Điều đó cho thấy chúng ta cần phải đẩy mạnh việc tăng dự trữ ngoại tệ hơn nữa vì đây là thời cơ thuận lợi khi xuất khẩu tăng nguồn cung ngoại tệ trên thị trường trong nước đang có đủ đáp ứng nhu cầu ngoại tệ và trong thời gian qua tỷ giá hối đoái đang ổn định.
Hiện tại nguồn ngoại tệ ở Việt Nam được tập hợp từ các nguồn khác nhau như: dân cư, các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, các ngân hàng thương mại, kho bạc. Muốn có được nguồn dự trữ ngoại tệ ở NHNN đủ lớn thì NHNN phải là đầu mối tập trung quản lý ngoại tệ. Để làm được như vậy thì NHNN phải đẩy mạnh việc mua ngoại tệ thông qua việc sử dụng hợp lý công cụ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ để buộc các ngân hàng hạ lãi suất huy động (tỷ lệ dự trữ ngoại tệ bắt buộc đã tăng từ 4% trước đây lên 8%). Tiếp đó là khuyến khích bán ngoại tệ lấy tiền Việt Nam đồng và ngoại tệđủ bù đắp với mức lạm phát và phá giá. Tuy nhiên để có thể mua được lượng ngoại tệ trôi nổi trên thị trường tự do và tiền gửi ngoại tệ trong các ngân hàng thương mại đòi hỏi phải xử lý linh hoạt chính sách trong lãi suất Việt Nam đồng và lãi suất của đồng đola Mỹ.