CC h h ư ư ơ ơ n n g g I I I I I
3.3. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác sử dụng tỷ giá trong xuất nhập khẩu tại công ty.
Khi biên độ tỷ giá được nới lỏng, có khả năng dẫn đến rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty nói riêng trong các hoạt động kinh doanh quốc tế. Đây chính là một trong những nhược điểm của hệ thống tỷ giá tuân theo tuân theo dải băng. Hệ thống tỷ giá này có thể làm cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như công ty Artexport Nam Định lo lắng trong khi hoạch định các chiến lược xuất khẩu vì nỗi e ngại VND sẽ mất giá dẫn đến làm giảm lợi nhuận, nghĩa là rủi ro kinh doanh trong quá trình hội nhập cũng sẽ lớn hơn đi kèm với cải cách trong điều hành chính sách tỷ giá. Công ty sẽ phải chịu tác động gián tiếp đối với hệ thống tỷ giá theo cách gọi là “độ nhạy cảm”. Theo đó, mỗi khi tỷ giá VND biến động đều tác động đến sức cạnh tranh của hàng hóa xuất nhập khẩu vào Việt Nam và có thể làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa.
Vấn đềđặt ra là do có gặp phải những rủi ro tỷ giá hoặc độ nhạy cảm đối với rủi ro tỷ giá trong khi đó công ty lại chỉ là 1 trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nên biện pháp có thểđưa ra là làm thế nào để giảm thiểu rủi ro tỷ giá mà thôi.
_ Trước hết, hiện nay trên thị trường đã xuất hiện các hợp đồng kỳ hạn như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn mua, quyền chọn bán… loại công cụ này có mặt trên thị trường Việt Nam đã giúp cho các doanh nghiệp có khả năng tránh được một phần rủi ro giá cả, giảm thiểu gánh nặng tỷ giá biến động trong tương lai. Vì vậy, công ty nên áp dụng hình thức mới này để giúp cho thực trạng xuất nhập khẩu mang lại kết quả cao hơn.
_ Một trong những biện pháp cần áp dụng để phòng ngừa rủi ro tỷ giá đó là công ty nên chú trọng trong việc chọn lựa đồng tiền giao dịch. Sự kết hợp các chiến lược phòng ngừa rủi ro trong các quyền chọn tiền tệ rất phong phú, nó giúp cho công ty kết hợp vừa phòng thủ tỷ giá vừa tiến công khi có cơ hội sẽ dẫn tới hiệu quả trong lợi nhuận thu lại. Dĩ nhiên công ty cũng nên chú trọng các mặt trái của việc quyền chọn tiền tệđể áp dụng nó một cách hợp lý và hiệu quả.
_ Trong thời gian tới công ty nên tranh thủ tối đa khả năng tích lũy ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu, đồng thời duy trì mức dự trữ ngoại tệ tương xứng với nhịp độ kim ngạch nhập khẩu. Đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn ngoại tệ dự trữ,
cụ thể là khi cần nhập khẩu mặt hàng nào đó thì công ty có thể sử dụng lượng ngoại tệ hợp lý tùy theo mức độ tăng giảm của tỷ giá lúc bấy giờ.
_ Công ty cần quan tâm đến việc lựa chọn cơ cấu sự trữ ngoại tệ mang tính khả thi, trong số các đồng tiền mạnh như hiện nay đáng quan tâm là ba loại tiền: USD, EUR, JPY. Vậy công ty nên chú trọng vào việc sử dụng và duy trì cơ cấu các đồng tiền cho hợp lý với kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty mình và phù hợp với tình hình biến động của các đồng tiền trên thị trường quốc tế.