Thời kỳ trước năm 1992.

Một phần của tài liệu Công tác sử dụng, hạch toán tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất nhập khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ tỉnh nam định (Trang 70 - 76)

133 Trả lãi vay nhập khẩuthép 1121 80.204.277 134 LTG bán ngoại tệ 1122 723

2.5.1. Thời kỳ trước năm 1992.

Là một công ty được thành lập từ năm 1966, tiền thân là xí nghiệp thảm len với quy mô hoạt động khá nhỏ. Thời kỳ mới bước vào hoạt động công ty mới chỉ sản xuất và kinh doanh 1 mặt hàng đó là hàng thảm len và quần áo len. Với quy mô hoạt động còn thô sơ, hàng hóa được sản xuất ra dựa trên kỹ thuật thủ công do chính tay những người công nhân lành nghề tạo ra. Mặc dù mới đi vào hoạt động, chất lượng hàng hóa có nhiều hạn chế hơn so với các xí nghiệp cùng ngành khác nhưng công ty vẫn không ngừng nắm bắt và tận dụng những cơ hội cũng như khắc phục những khó khăn trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động. Vì thế mà tuy mới bước chân vào lĩnh vực hoạt động của mình nhưng công ty đã rất nhạy bén trong mối quan hệ ngoại thương với đối tác là các quốc gia thuộc khu vực Đông Âu và cả Châu Á như: Đức, Ba Lan, Nga, Ukraine, Hungary, Nhật Bản, Trung Quốc…trong đó thị trường Nga, Nhật và Trung Quốc là những thị trường mà công ty có được mối quan hệ mật thiết hơn cả. Đó chính là một thuận lợi rất có ý nghĩa trong hoạt động xuất khẩu của công ty vì đây là những thị trường mà công ty rất có kinh nghiệm trong việc nắm bắt thị hiếu cũng như nhu cầu tiêu dùng của các nước bạn.

Hơn nữa trong giai đoạn này, Nhà nước Việt Nam đang trong bước đầu chuyển đổi chế độ tỷ giá và chỉnh đổi mới trong chính sách. Tháng 10 năm 1988, chủ tịch hội đồng bộ trưởng ra chỉ thị 271- CT quy định: tỷ giá đồng VND với khu vực ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Hội đồng tài chính – tiền tệ quốc gia xác lập cho phù hợp với tỷ giá thị trường. Tiếp đó, tháng 3 năm 1989 Chính phủ Việt Nam tuyên bố bãi bỏ hệ thống bao cấp của Nhà nước qua tỷ giá hối đoái đối với các hoạt động ngoại thương; đồng thời tỷ giá mậu dịch (tỷ giá được áp dụng trong thanh toán phi mậu dịch với Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa khác) được điều chỉnh cho phù hợp với tỷ giá chính thức (hay tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố và dùng để thanh toán mậu dịch với Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa), có biên độ dao động 20%. Sau khi đưa chếđộ tỷ giá mới vào thực thi, tỷ giá VND/USD tăng mạnh và liên tục, tỷ giá danh nghĩa ngày càng sát với tỷ giá trên thị trường (bảng 6).

Bảng 6: Tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường 1988 – 1991.

(mức độ tỷ giá trung bình trong các năm)

Năm Tỷ giá chính thức (VND/USD) Tỷ giá thị trường (VND/USD) Tỷ lệ so sánh(%) 1988 900 5.000 18 1989 3.900 4.100 95 1990 6.300 6.500 96 1991 9.767 11.975 82

Nguồn: Kinh tế tài chính thế giới năm 1970 – 2000. Nhà xuất bản tài chính Hà Nội, 2-2000.

Trong suốt những năm 1988-1991, tỷ giá được xác định phản ánh theo sát những diễn biến của lạm phát đã làm cho tỷ giá hối đoái thực tế được giữ vững gần như không đổi, nên đã có những tác động tích cực đến việc khôi phục cả cân đối bên trong và cân đối bên ngoài nền kinh tế, từng bước nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa, thúc đẩy xuất khẩu phát triển. Đứng trước sự chuyển đổi của nền kinh tế, công ty cũng phải đối đầu với nhiều khó khăn và thách thức. Nguyên nhân là khi nền kinh tế còn bao cấp thì nhờ mối quan hệ chính trị giữa nước ta và các nước bạn nên mặt hàng của công ty được phía bạn hàng bao tiêu sản phẩm nhưng đứng trước sự chuyển đổi của nền kinh tế đã xóa bỏ chếđộ bao cấp công ty phải tìm cho mình sự thay đổi phù hợp để thích ứng với thị trường. Như vậy, công tác phát triển thị trường xuất khẩu là mục tiêu hàng đầu mà công ty hướng tới trong thời gian này.

Qua những biến đổi tích cực của tỷ giá hối đoái, Nhà nước Việt Nam đã phối hợp một loạt các biện pháp tài chính tiền tệ như: Thắt chặt cung tiền, giảm chi tiêu, hạn chế tín dụng, tăng lãi suất,…và những chính sách kinh tế khác đã từng bước đưa nền kinh tế Việt Nam ra khỏi sự suy thoái và bước vào thời kỳ phát triển mới. Tận dụng sự chuyển đổi tích cực của nền kinh tế, công ty đã đạt được những thành tựu nhất định trong bước đầu hoạt động của mình nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động xuất khẩu. Điều đó được thể hiện qua kim nghạch xuất khẩu trong các năm của công ty.

Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu của Artexport năm 1988-1991. Đvt: đồng Năm Thị trường 1988 1989 1990 1991 Nga 130.236.175 110.158.200 103.523.146 96.795.523 Đức 61.569.120 82.541.023 71.632.462 63.594.239 Ukraine 60.453.782 61.273.030 55.126.780 54.634.056 Hungary 42.325.890 34.459.000 34.056.243 23.656.423 Tổng giá trị XK 294.584.967 288.431.253 264.338.631 238.680.241

Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường công ty Artexport Nam Định.

Trước sự thay đổi liên tục về chính sách tỷ giá của Nhà nước Việt Nam, công ty đã từng bước mở rộng mạng lưới tiêu thụ. Giai đoạn này do có sự chuyển đổi nền kinh tế, xóa bỏ nền kinh tế bao cấp và đang bước đầu chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường nên các doanh nghiệp trong nước nói chung và Artexport Nam Định nói riêng đều có những ảnh hưởng không nhỏ. Minh chứng cho điều đó là tỷ giá hối đoái liên tục thay đổi qua các năm: năm 1988 tỷ giá trên thị trường là 5000 VND đổi lấy 1USD trong khi tỷ giá chính thức đang giữở mức 900 VND đổi lấy 1 USD, đây là tỷ giá cao hơn giá trị thực rất nhiều của đồng VN, do đó nó có ảnh hưởng không tốt đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty. Trong năm này kim ngạch xuất khẩu của công ty rất thấp, thị trường xuất khẩu của công ty trong thời gian này chủ yếu là thị trường Nga và Đức. Đến năm 1989, tỷ giá chính thức tăng lên mức 3.900 VND đổi lấy 1 USD trong khi tỷ giá thị trường lại giảm xuống so với năm 1988 và giữ ở mức 4.100 VND đổi lấy 1 USD. Trong năm 1989, do có sự chuyển đổi cơ chế nền kinh tế nên tỷ giá cũng có sự biến đổi theo, tỷ giá thay đổi theo chiều hướng gia tăng đã khuyến khích xuất khẩu phát triển. Sang các năm 1990, 1991 tỷ giá tiếp tục tăng lên cao làm giảm giá VND đã gây sức ép làm tăng lạm phát. Trước tình hình đó giá cả hàng hóa tăng lên đã gây sức ép cho hoạt động sản xuất của công ty. Giá cả nguyên vật liệu như len, sợi trong thời gian này có xu hướng tăng cao hơn trước. Giá thành sản xuất tăng, giá bán hàng hóa cũng tăng theo, vào lúc đó các bạn hàng như Nga, Đức là những bạn hàng chủ yếu đã giảm nhu cầu lượng hàng nhập

khẩu với công ty một cách trông thấy. Kim ngạch xuất khẩu của công ty trong 2 năm 1990, 1991 đã giảm tương đối nhiều so với những năm trước. Đây là thách thức không nhỏđối với công ty trong công tác xuất khẩu và mở rộng mạng lưới tiêu thụ mặt hàng thảm len ra thị trường nước ngoài.

2.5.2. Thi k 1992 – 1999.

Trong giai đoạn 1989 – 1991, đứng về phương diện thanh toán quốc tế, Việt Nam đứng trước một tình thế vô cùng khó khăn. Thị trường với các nước XHCN cũ bị thu hẹp đáng kể, bên cạnh hệ thống thanh toán đa biên bị tan rã, tất cả các nước XHCN đều đồng loạt chuyển đổi đồng tiền thanh toán với Việt Nam bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Vì trước năm 1991, hầu hết nguồn thi ngoại tệ của Việt Nam đều bằng đồng Rúp chuyển nhượng, chỉ có một tỷ lệ nhỏ bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Cán cân vãng lai và cán cân thương mại thâm hụt lớn, nhập khẩu gấp 3 lần xuất khẩu, sự thiếu hụt trong cán cân thương mại được bù đắp bằng các khoản viện trợ, cho vay của các nước XHCN và chủ yếu là Liên Xô cũ. Trước tình hình đó Thống đốc Ngân hàng NNVN đã ra quyết định thành lập trung tâm giao dịch ngoại tệ và hai trung tâm này được ra đời và hoạt động tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 8 và tháng 11 năm 1991.

Việc các ngân hàng thương mại và các tổ chức kinh tế có hoạt động ngoại tệ lớn giao dịch tại hai trung tâm là bước tập dượt đầu tiên trong giao dịch mua bán ngoại tệ theo cơ chế thị trường. Tỷ giá VND/USD được hình thành theo quan hệ cung cầu một cách tương đối khách quan. Cách thức giao dịch mua bán ngoại tệ tại hai trung tâm theo phương thức đấu giá. Khi cung lớn hơn cầu thì tỷ giá giảm và ngược lại.

Bảng 8: Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty năm 1992 – 1994. Đvt: đồng Năm XNK 1992 1993 1994 Xuất khẩu 3.195.350.586 2.231.589.230 3.256.683.500 Nhập khẩu 3.202.367.200 2.183.369.104 3.126.531.053 Thặng dư -7.016.614 48.220.126 130.152.447 Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường.

Thời gian đầu, cung ngoại tệ thấp hơn cầu ngoại tệ khá lớn, nếu để tỷ giá hình thành hoàn toàn theo quan hệ cung cầu thì tỷ giá sẽ biến động rất mạnh, diều này sẽ gây tác động tiêu cực đến hệ thống giá cả, hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư. Trong năm 1992, tỷ giá được duy trì ổn định đã tạo tâm lý ổn định cho thị trường và thu hút được một lượng lớn kiều hối và đầu tư nước noài vào Việt Nam. Nhưng trong thời gian này tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty lại giảm đi so với các năm trước, lý do là vì trong năm này có một lượng kiều hối được chuyển về Việt Nam khoảng 300 đến 400 triệu USD nên tình hình cung cầu ngoại tệ đảo ngược so với cùng kỳ mọi năm, cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, giá USD giảm nhanh. Mức giá phổ biến trên thị trường Hà Nội trong tháng 1 năm 1992 là 10.300 đến 10.400 VND/USD; có ngày giá USD tụt xuống chỉ còn 9.950 VND/USD tại Hà Nội và 9.750 VND/USD tại Thành phố HCM.

Tình hình giá USD giảm nhanh đã ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và kích thích nhập khẩu quá mức, trong năm 1992 tổng trị giá nhập khẩu của công ty đã lớn hơn tổng trị giá xuất khẩu cả năm. Mặt khác thời kỳ này công ty đang tiến hành mở rộng khuynh hướng hoạt động của mình bằng việc nhập khẩu mặt hàng nhôm, thép của Trung Quốc để bán cho các công ty xây dựng trong nước lại tận dụng lúc giá đồng USD giảm mạnh nên đã tích cực nhập khẩu trong khi doanh số xuất khẩu có khiêm tốn hơn nên đã làm cho tình hình ngoại thương của công ty bị thâm hụt so với các năm.

Trước tình trạng giảm giá USD Ngân hàng Nhà nước đã can thiệp nhằm tăng giá đồng USD lên, vì thế hầu hết các phiên giao dịch của quý I năm 1993, USD đã lên giá dần và duy trì xu hướng lên giá một cách ổn định. Đến năm 1994, USD liên tục bị mất giá so với các đồng tiền chủ chốt khác, đặc biệt là so với đồng Yên Nhật, nhưng trên thị trường Việt Nam giá USD vẫn tương đối ổn định và tăng ở mức độ nhỏđã tạo điều kiện cân đối lợi ích giữa xuất khẩu và nhập khẩu, phù hợp với chiến lược kinh tế hướng ngoại. Vì vậy, tình hình ngoại thương của công ty trong hai năm 1993, 1994 đã dần đi vào ổn định và mang lại thặng dư thương mại tương đối cao và ổn định.

Trước nhu cầu bức thiết trong quan hệ giao dịch thanh toán ngoại tệ của nền kinh tế như một tổng thể, nhu cầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế với các điều kiện

khách quan và chủ quan thuận lợi nên hệ thống NHTM đã ngày càng phát triển cao, trình độ giao dịch cũng đã được nâng cao, đặc biệt là nguồn ngoại tệ của nền kinh tế dồi dào nên đứng trước tình hình đó, Thống đốc Ngân hàng NN đã ban hành quyết định số 203/QĐ-NH ngày 20/10/1994 thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Cho đến năm 1997, do tỷ giá được duy trì ổn định trong một thời gian dài trong khi tỷ lệ lạm phát tích lũy qua các năm lại không nhỏ; kết quả là VND lên giá mạnh, kìm hãm xuất khẩu, kích thích nhập khẩu. Trong khoảng thời gian này tỷ lệ nhập siêu liên tục tăng lên, một phần nguyên nhân là do nhu cầu của nền kinh tế trong giai đoạn đầu mở cửa và cải cách, tuy nhiên một phần cũng do VND được định giá quá cao dẫn đến hàng nhập khẩu tính ra nội tệ trở nên rẻđi một cách tương đối làm cho nhu cầu dùng hàng nhập khẩu tăng cao. Trước tình trạng này, công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề xuất khẩu điều đó được thể hiện rõ qua bảng sau.

Bảng 9: Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty năm 1997-1999. Đvt: đồng Năm XNK 1997 1998 1999 Xuất khẩu 8.683.650.173 10.136.862.564 11.381.526.987 Nhập khẩu 9.135.489.250 8.419.461.274 8.238.105.670 Thặng dư -451.839.077 1.717.401.290 3.143.421.317 Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường.

Qua bảng trên ta thấy rằng chính sách tỷ giá đã tác động không nhỏ tới hoạt động của công ty, năm 1996 công ty đã bước đầu đưa thêm mặt hàng nông sản vào sản xuất với mục tiêu sẽ xuất khẩu mặt hàng này sang các nước Đông Âu và Nhật Bản. Trong giai đoạn thị trường ngoại tệ đang chuyển hướng mạnh cùng với việc đồng USD giảm mạnh, tận dụng cơ hội này có thuận lợi cho việc nhập khẩu công ty đã tiến hành nhập khẩu các sản phẩm chai lọ thủy tinh, hộp giấy từ Trung Quốc vềđể đóng gói sản phẩm nông sản. Kim ngạch xuất khẩu trong năm này của công ty đạt được tuy không ít hơn các năm trước nhưng do lượng hàng nhập khẩu quá nhiều nên tình hình thương mại của công ty bị thâm hụt tới 451.839.077 đồng. Nhưng đến nửa cuối năm 1997 thì cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệở các nước Đông Nam

_ Ngày 27/02/1997: Mở rộng biên độ dao động tỷ giá từ ± 1% lên ± 5%. _ Ngày 13/10/1997: Tăng biên độ dao động lên ± 10%.

_ Ngày 16/8/1998: Giảm biên độ dao động xuống còn ± 7%, nhưng tỷ giá chính thức được điều chỉnh tăng từ 11.815 VND/USD lên 12.298 VND/USD tức VND giảm 4.1%. Nghĩa là tuy biên độ giảm nhưng do tỷ giá chính thức tăng nên VND vẫn bị phá giá. Trong thời gian này, có lúc tỷ giá thị trường tăng vọt lên 15.000 VND/USD. Sau khi thị trường đã đi vào thếổn định thì năm 1999 Ngân hàng Nhà nước đã công bố tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng thay cho việc công bố tỷ giá chính thức. Tỷ giá chính thức đã được điều chỉnh tăng từ 12.976 VND/USD lên 13.885 VND/USD ( tăng 7%), tình hình tỷ giá hối đoái ngày càng tăng đã trở thành một thuận lợi khuyến khích các nhà xuất khẩu trong nước. Chính nhờ thế công ty đã tích cực mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước như: Ba Lan, Nhật Bản. Do nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng của người dân Nhật Bản thích dùng hàng nông sản đóng gói nên công ty đã tận dụng mọi thuận lợi về tình hình cung ứng nguyên liệu là các địa phương trong cùng tỉnh với giá thành hết sức rẻđể chế biến và xuất khẩu mặt hàng này sang nước bạn. Kết quả là trong hai năm 1998, 1999 kim ngạch xuất khẩu của công ty thu được đã lên đến hơn 10 tỷđồng vượt xa doanh số của các năm trước. Đây cũng chính là giai đoạn chuyển mình của công ty Artexport Nam Định đòi hỏi công ty cần phải tích cực phát huy lợi thế so sánh của mình để đưa thị trường xuất khẩu tiến sâu hơn nữa.

Một phần của tài liệu Công tác sử dụng, hạch toán tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất nhập khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ tỉnh nam định (Trang 70 - 76)