2005 thành tiền( USD)
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XUẤTNHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA.
GIAN QUA.
Ngay từ những năm đầu hoạt động, công ty đã hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế, còn thị trường trong nước hầu như là các đơn vị sản xuất nhỏ lẻ hoặc cửa hàng kinh doanh trong khu vực tỉnh. Và lúc này sản phẩm mà công ty bán ra thị trường trong nước là đay cói còn ở dạng thô. Nói chung giai đoạn đầu thị trường trong nước và nước ngoài của công ty hầu như không có vị trí và chỗđứng.
Trước năm 1990, khách hàng nước ngoài của công ty như: Nga, Ukraine, Hungary, Séc, Ba lan…là những nước mà công ty có quan hệ từ khi còn là một doanh nghiệp nhà nước mà công ty được bao cấp. Khi đó, các mặt hàng công ty sản xuất ra đều được phía bạn hàng bao tiêu sản phẩm. Quan hệ buôn bán có được là nhờ mối quan hệ chính trị giữa nước ta và nước bạn.
Khi nước ta chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, có sự điều tiết của nhà nước, lúc này, công ty mới thực sự phải tìm ra các chuyển đổi cho mình. Bắt đầu từ mục tiêu, chiến lược kinh doanh cho đến việc thay đổi lại cơ cấu bộ máy quản lý, cung cách làm việc, công ty đã áp dụng Marketing quốc tế vào việc phát triển thị trường xuất khẩu. Bắt đầu từ việc thu thập các thông tin thứ cấp từ sách báo, tạp chí chuyên ngành, giấy mời về dự hội chợ triển lãm gửi về từ văn phòng đại diện thương mại quốc tế. Công ty đã xác định được tiềm năng thị trường của một vài khu vực trọng điểm, dự báo nhu cầu về các mặt hàng công ty đang sản xuất và kinh doanh trong vài năm tới.
Đến năm 1996 khi công ty bắt đầu khai thác, nghiên cứu chế biến mặt hàng nông sản như: Dưa chuột muối, hành muối, ớt tiêu dầm dấm với hình thức sản xuất là mua nguyên liệu từ các vùng trồng hoa mầu lân cận trong tỉnh. Mặt hàng của công ty mới dần được xuất hiện ở thị trường phía Bắc như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. Ban đầu khi mới thử nghiệm đưa đơn đặt hàng nông sản muối vào thị trường trong nước thì giá cả của mặt hàng này là cao so với mặt hàng cùng loại của các doanh nghiệp lâu năm khác. Chính vì lẽđó mà doanh số bán rất thấp, thị trường còn thả nổi. Sau đó công ty quyết định thu hút sự quan tâm chú ý của khách hàng bằng
chiến lược giá rẻ trong một thời gian là 2 tháng, mức doanh thu hòa vốn có lúc còn bị lỗ. Nhưng kết quả thu được là khách hàng trong nước đã làm quen và yêu thích mặt hàng nông sản của công ty. Nhờ có kết quảđó nên công ty quyết định đưa sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế, tuy bước đầu công ty gặp phải không ít khó khăn nhưng cũng đã mang lại những mối quan hệ tốt trong kinh doanh cho công ty mình.
Nhận thấy nhu cầu nội địa về mặt hàng gỗ mỹ nghệ là rất lớn nhưng tình hình cung mặt hàng này lại cũng có mức độ cạnh tranh rất khốc liệt về chất lượng, mẫu mã. Sau khi xem xét thị trường, phân đoạn thị trường theo tiêu thức tâm lý, phong cách sống, công ty nhận thấy rằng có tầng lớp những người có mức thu nhập trung bình mong muốn được sử dụng mặt hàng có mẫu mã đẹp, giá rẻ, chất lượng không đòi hỏi cao. Khi đó công ty đã bắt đầu khai thác thị trường trong nước và đặc biệt là thị trường quốc tế trong những năm gần đây và các năm tới.
Về thị trường xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới.
Đối với Việt Nam nói chung và Artexport Nam Định nói riêng thì thị trường Mỹ là một thị trường tiềm năng và đầy triển vọng, nhất là sau hiệp định thương mại Việt – Mỹ năm 2000 và cuộc họp giữa bộ trưởng ngoại giao hai nước diễn ra giữa năm 2005. Mỹ là nước nhập khẩu lớn nhất thế giới, trung bình mỗi năm Mỹ nhập trên 1000 tỷ USD, hàng thủ công mỹ nghệ chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong kim ngạch nhập khẩu của Mỹ. Hiệp định thương mại thông qua, cũng như các mặt hàng khác, hàng thủ công mỹ nghệ nước ta cũng được hưởng mức thuế ưu đãi nên mặt hàng của công ty có thể cạnh tranh về giá cả với các nước khác. Tương lai đây sẽ trở thành thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty.
Nhật là nước có nhu cầu lớn nhất về mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong 10 năm qua, đó là các mặt hàng gỗ, gốm sứ, mây tre lá. Theo thống kê của Nhật, hàng năm Nhật nhập khẩu trên 50 triệu USD. Mặc dù thị trường lớn nhưng hiện nay Việt Nam chỉ chiếm 1,45% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Nhật, đây là con số khá khiêm tốn. Theo các chuyên gia Nhật Bản về mặt hàng này thì hiện nay người tiêu dùng Nhật Bản đang rất ưa chuộng hàng thủ công mỹ nghệ và đồ lưu niệm nhập khẩu từ Việt Nam, thậm chí trở thành mốt mua hàng tạp hóa của người Việt Nam tại Nhật. Hàng Việt Nam đã đủ sức cạnh tranh với hàng Malaixia,
Ngoài ra thị trường Châu Phi, công ty đang tiến hành xâm nhập vào thị trường này trong năm 2005. Lục địa này tuy kém phát triển nhưng dân số lại đông, chia thành nhiều tầng lớp. Đây là thị trường không chỉ mới với công ty mà còn mới với rất nhiều công ty ở các nước khác nữa. Vì thế, nếu tham gia vào thị trường này cơ hội sẽđược chia đều cho các công ty nhỏ, và cho artexport Nam Định.
Về mặt hàng nông sản.
Thị trường chính vẫn là các nước Đông Âu và Nhật Bản, Trung Quốc. Có thể nói Nhật Bản là nước nhập khẩu nông sản lớn nhất của công ty với những ưu thế là vị trí địa lý thuận lợi, người dân Nhật Bản rất thích sử dụng các loại rau quả chế biến và rau quả tươi trong khẩu phần ăn của mình. Với mức giá cạnh tranh, chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, mặc dù là thị trường khó tính nhưng Nhật Bản đang sử dụng ngày càng nhiều sản phẩm của công ty. Tóm lại đây là thị trường mà công ty cần thâm nhập sâu và mở rộng quan hệ với nhiều nhà nhập khẩu Nhật hơn nữa.
Về mặt hàng quần áo len, công ty vẫn giữđược khách hàng truyền thống là một số nước: séc, Ukraine, Slovaikia…
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu của công ty những năm gần đây Đvt:1000đồng 2004 2005 2006 Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005 Danh mục
Trị giá % Trị giá % Trị giá % +/- % +/- %
Thảm len 3.505.129 22 2.405.824 9 1.357.788 4 -1.099.304 -31 -1.048.036 -44 Quần áo len 8.242.379 51 9.778.712 35 3.261.544 9 1.536.333 19 -6.517.168 -67 Thêu móc vải 194.130 1 117.695 0 265.675 1 -76.434 -39 147.979 126 Cói,mây tre,đá xẻ 1.639.969 10 1.248.467 5 1.148.991 3 -391.502 -24 -99.476 -8 Nông sản 1.004.506 6 710.166 3 3.012.751 9 294.340 -29 2.302.584 324 Thép,nhôm 0 0 13.192.094 48 26.069.698 74 13.192.094 -- 12.877.603 98
Cao su,ca phê 1.422.610 9 0 0 0 0 -1.422.610 -100 0 --
Hàng khác 286.701 2 243.803 1 243.803 1 -42.898 -15 0 0
Tổng trị giá 16.295.426 27.691.444 35.360.251 11.396.017 70 7.668.806 28
Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường- công ty Artexport Nam Định.
Dựa vào bảng trên ta có thể thấy tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng của công ty qua các năm đều có sự thay đổi lớn. Năm 2004, quần áo len là các mặt hàng đóng góp tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất, với kim ngạch xuất khẩu là 8.242.379 nghìn đồng tương đương chiếm 51% trong tổng giá trị các mặt hàng xuất khẩu của công ty. Tiếp đó là mặt hàng thảm len với trị giá xuất khẩu là 3.505.129 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 22%, cói, mây tre, đá xẻ chiếm 10% và cao su, cà phê chiếm tỷ trọng là 9%. Trị giá xuất khẩu thấp nhất trong năm 2004 là mặt hàng thêu móc vải đạt trị giá là 194.130 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 1% trong tổng trị giá xuất khẩu năm.
Năm 2005, tổng giá trị xuất khẩu cả năm tăng 70% so với năm 2004 tương đương tăng 11.396.017 nghìn đồng, trong năm này một điều đặc biệt là sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất lại không phải là mặt hàng quần áo len là lại là thép nhôm với trị giá 13.192.094 nghìn đồng tương đương 48% trong tổng giá trị xuất khẩu của công ty, trong khi đó mặt hàng này năm 2004 lại chưa được xuất khẩu. Như vậy, trong năm 2005 công ty đã có một sự thay đổi lớn về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu do sự góp mặt của mặt hàng thép nhôm này. Cho đến năm 2006 thì tổng kim ngạch xuất khẩu tăng lên 28% tương đương tăng 7.668.806 nghìn đồng so với năm 2005. Trong năm này mặt hàng thép nhôm vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng
trị giá các mặt hàng xuất khẩu là 74% và trị giá cũng tăng gần gấp đôi so với năm 2005.
Đối với mặt hàng quần áo len thì tỷ lệ tính trên tổng giá trị giảm dần qua các năm, năm 2004 là 51% tương ứng 8.242.379 nghìn đồng, năm 2005 là 35% tương ứng 9.778.712 nghìn đồng và đến năm 2006 chỉ còn 9% tương ứng 3.261.544 nghìn đồng trong tổng trị giá hàng xuất khẩu. Trong đó, năm 2005 tuy tỷ lệ giảm nhưng giá trị tuyệt đối vẫn tăng so với năm 2004 là 1.536.333 nghìn đồng, sở dĩ là vì năm 2005 có sự đóng góp của mặt hàng thép nhôm trị giá 13.192.094 nghìn đồng nên làm giảm tỷ lệđóng góp của các mặt hàng khác.
Đối với mặt hàng thảm len, một mặt hàng truyền thống của công ty thì trong những năm qua cũng không đạt được tỷ trọng cao trong tổng giá trị xuất khẩu. Trong năm 2004 mặt hàng này chỉ đóng góp được 22% tương đương 3.505.129 nghìn đồng, với tỷ lệ này mặt hàng thảm len chỉ là mặt hàng có giá trị đóng góp lớn thứ hai sau mặt hàng quần áo len. Đến năm 2005, 2006 tỷ lệ này lại tiếp tục giảm tương ứng là 9% tương đương 2.405.824 nghìn đồng trong năm 2005 và 4% tương đương 1.357.788 nghìn đồng trong năm 2006. Như vậy mặt hàng này không chỉ giảm về tỷ lệđóng góp mà còn giảm cả về trị giá tuyệt đối. Điều này chứng tỏ hiệu quả xuất khẩu đối với mặt hàng thảm len đã giảm đi và công ty cần phải xem xét tìm hiểu rõ nguyên nhân đểđưa ra giải pháp khắc phục tình trạng này.
Một mặt hàng truyền thống khác của công ty đó là mặt hàng nông sản cũng trong tình trạng tương tự. Trong 3 năm 2004, 2005, 2006 cũng chỉ đóng góp được 6%, 3%, và 9% tương ứng 1.004.506 nghìn đồng, 710.166 nghìn đồng, 3.0120751 nghìn đồng. Đây là một tỷ lệ khá khiêm tốn và không ổn định. Sự không ổn định thể hiện ở chỗ, năm 2005 trị giá xuất khẩu đã giảm đến 294.340 nghìn đồng tương đương 29% so với năm 2004, nhưng đến năm 2006 lại tăng lên đột ngột là 2.302.584 tương đương 324%. Điều này cho thấy thị trường của mặt hàng này là tương đối bất ổn. Cho nên đây cũng đang là mối đáng quan tâm của các nhà quản lý công ty.
Như vậy, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu qua các năm qua có sự thay đổi liên tục. Cả tỷ lệđóng góp và giá trịđều tăng giảm thất thường. Năm 2004 thì mặt hàng xuất khẩu chủ lực là quần áo len nhưng sang năm 2005, 2006 vị trí này lại nhường lại cho mặt hàng thép nhôm mặc dù năm 2004 mặt hàng này lại không có mặt trong
danh sách các mặt hàng xuất khẩu của công ty. Mặt hàng cao su, cà phê thì năm 2004 đứng thứ 4 trong tổng các mặt hàng xuất khẩu nhưng hai năm 2005 và 2006 giá trị xuất khẩu lại là 0. Như vậy, có thể thấy hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của công ty đều mang tính mùa vụ thất thường hay còn vì những nguyên nhân nào đó đã tác động làm ảnh hưởng đến doanh thu xuất khẩu của các mặt hàng này mà các nhà quản lý công ty còn đang tìm hướng giải quyết?