133 Trả lãi vay nhập khẩuthép 1121 80.204.277 134 LTG bán ngoại tệ 1122 723
2.5.3. Thời kỳ 1999 đến nay.
Trong giai đoạn từ 1999 đến 2002 tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng liên tục tăng lên, bên cạnh đó các chính sách về quản lý ngoại hối cũng được thay đổi theo xu hướng mở rộng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp trong việc sử dụng nguồn ngoại tệ thu được từ hoạt động kinh doanh, giảm dần các biện pháp hành chính. Kể từ tháng 5 năm 2001 việc quản lý tỷ giá đã được điều chỉnh linh hoạt hơn,
Đứng trước sựđổi mới liên tục của nền kinh tếđến năm 2000 công ty đã đổi tên thành công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ tỉnh Nam Định với quy mô hoạt động được mở rộng, cùng với sự điều hành đúng đắn và hợp lý của hội đồng quản trị công ty đã áp dụng hình thức Marketing trong việc đẩy mạnh thị trường tiêu thụ mang lại nhiều hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Bảng 10: Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty năm 2000-2006 Đvt: triệu đồng Năm XNK 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Xuấtkhẩu 51.565 35.036 31.886 16.323 16.295 27.961 35.360 Nhậpkhẩu 3.308 2.082 0 4.139 4.333 26.069 25.698 Thặng dư 48.257 32.954 31.886 12.184 11.962 1.892 9.662
Qua bảng trên ta thấy rằng doanh thu xuất khẩu của công ty qua các năm có nhiều biến động nhưng nhìn chung đã đạt được kết quả nhất định trong hoạt động kinh doanh của mình, điều này cho thấy công ty đã giữ vững vị thế hiện tại của mình trên thị trường quốc tế. Đặc biệt năm 2000 là năm công ty bước vào cổ phần hóa, do có nhiều chính sách cải cách quản lý trong công tác thương mại và tài chính cùng với mối quan hệ lâu năm với bạn hàng nên công ty đã đạt được kết quả trông thấy. Cụ thể là năm 2000 kim ngạch xuất khẩu của công ty đã vượt lên đến
51.565.000.000 đồng, con số này cho thấy trong năm công ty đã tiêu thụ được một lượng hàng xuất khẩu lớn hơn các năm về trước. Trong năm 2000 công ty đã tiến hàng mở rộng mạng lưới tiêu thụ mặt hàng gỗ mỹ nghệ ra nhiều thị trường nước ngoài như: Nhật Bản, Trung Quốc, do đã có thuận lợi là những mối quan hệ lâu năm giữa Nhật Bản trong lĩnh vực hàng nông sản cùng với sự tìm hiểu sâu sắc về bản sắc văn hóa của nước bạn nên công ty đã tận dụng cơ hội này để đưa mặt hàng gỗ mỹ nghệ ra thị trường Nhật Bản và Trung Quốc. Một thuận lợi nữa để công ty có được kết quảđó là do tỷ giá hối đoái giữa VND và USD trong thời kỳ này tương đối ổn định và diễn biến theo chiều hướng tăng nhẹ nên công việc xuất khẩu của Việt Nam nói chung và Artexport Nam Định nói riêng đã được khuyến khích hơn nữa.
Do trên thị trường bấy giờ xuất hiện rất nhiều doanh nghiệp sản xuất mặt hàng cùng loại với mặt hàng của công ty nên việc cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đặc biệt thời gian đó Trung Quốc là một quốc gia đang trong quá trình cải tổ nền kinh tế, với nhiều chính sách linh hoạt trong quản lý hối đoái Trung Quốc đã dùng biện pháp phá giá đồng nhân dân tệ một cách có hiệu quả khiến cho đồng nhân dân tệ trở thành một đồng tiền mạnh trên thế giới, điều đó đã giúp cho xuất nhập khẩu của Trung Quốc luôn trên đà phát triển mạnh. Có được lợi thế về kinh tế cũng như về trình độ kỹ thuật nên thị trường Trung Quốc rất mạnh trong việc sản xuất những mặt hàng xuất khẩu mà trong đó có mặt hàng mỹ nghệ, thảm len. Với trình độ kỹ thuật và tình hình kinh tế vững mạnh nên sản phẩm do Trung Quốc sản xuất ra có rất nhiều ưu việt vượt trội hơn so với hàng của công ty, đồng thời các bạn hàng trước đây của công ty đã ra sức ép giá khiến cho việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ gặp vô cùng khó khăn. Chính vì thế mà kim ngạch xuất khẩu của công ty trong các năm trở vềđây đã giảm đi tương đối so với năm 2000. Cụ thể là năm 2001 kim ngạch xuất khẩu đạt 35.036.000.000 đồng giảm 16.625.000.000 đồng so với năm 2000, năm 2002 giảm 3.150.000.000 đồng so với năm 2001, năm 2003 giảm 15.536.000.000 đồng so với năm 2002, năm 2004 giảm 28.000.000 đồng so với năm 2003. Qua đây ta thấy kim ngạch xuất khẩu của công ty giảm đi một cách đáng kể, đây là khó khăn vô cùng lớn đối với công ty trong việc phát triển thị trường và phát triển mặt hàng truyền thống của doanh nghiệp mình. Trước những khó khăn và thách thức đối với mặt hàng truyền thống của công ty mình, năm 2005, 2006
Artexport Nam Định đã chuyển hướng sang đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thép nhôm và hàng nông sản và kết quả thu lại là rất tốt. Sở dĩ có sự thay đổi trong việc xuất khẩu các mặt hàng này là do trong các năm trở lại đây tỷ giá VND/USD liên tục tăng và đã khuyến khích xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước. Hơn nữa tận dụng được nguyên liệu đầu vào của hàng nông sản khai thác từ những địa phương trong cùng tỉnh với giá cả khá rẻ nên công ty đã tiến hành phát triển hai mặt hàng này ra thị trường nước ngoài. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thép nhôm đã chiếm tỷ trọng từ 48% trong năm 2005 và chiếm 74% trong năm 2006 khiến cho tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng lên hơn 11 tỷ đồng, sự thay đổi này đã đánh dấu hướng kinh doanh mới với mặt hàng chủ đạo mới của công ty Artexport Nam Định.
Thời kỳ này do tỷ giá giữa đồng Việt Nam và USD có xu hướng tăng từng ngày từng giờ, đồng thời bên Trung Quốc gây sức ép giá đối với nguyên liệu đầu vào như len, sợi mà công ty nhập từ bên đó về sản xuất. Hơn nữa trong những năm gần đây mặt hàng thảm len, quần áo len khó khăn trong việc tiêu thụ ra thị trường nên công ty đã hạn chế trong việc nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào. Điều này được thể hiện rất rõ qua kim ngạch nhập khẩu của công ty trong giai đoạn này, đặc biệt trong hai năm 2005, 2006 trở lại đây công ty đã hạn chế nhập khẩu hàng len, sợi mà tăng cường nhập khẩu các mặt hàng phụ trợ cho công tác xuất khẩu hàng nông sản như chai lọ thủy tinh, bao bì đóng gói…nên giá trị nhập khẩu cũng đã tăng lên nhiều so với các năm về trước và đã làm cho cán cân thương mại của công ty giảm đi rất nhiều. Đây là một thách thức gây khó khăn cho công ty trong các năm trở lại đây, để kim ngạch xuất khẩu tăng lên đổi lại giá trị nhập khẩu cũng tăng theo không kém. Vậy công ty cần có những biện pháp khắc phục tình trạng này để ngày càng phát triển hơn nữa.