CC h h ư ư ơ ơ n n g g I I I I I
3.2.1. Mở rộng thị phần.
Tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa là điều kiện sống còn của mỗi doanh nghiệp, mỗi công ty. Mỗi công ty đều chiếm lĩnh một phần thị trường nhất định, vấn đềđặt ra là phải cố gắng giữ vững duy trì thị phần đó và ngày càng chiếm lĩnh thị trường. Trong giai đoạn hiện nay khi việc kinh doanh đang diễn ra rất mạnh mẽ và sôi động,
không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể giữ vững duy trì tốt thị phần của mình, có doanh ngiệp thị phần thậm chí còn bị thu hẹp lại. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, nâng cao sản lượng tiêu thụ, các doanh nghiệp phải giữ vững và duy trì đồng thời khai thác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đây là quy luật không chỉ của riêng một doanh nghiệp nào mà bất kỳ một doanh nghiệp nào khi bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng phải trải qua quy luật đó. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ tỉnh Nam Định không nằm ngoài quy luật này. Muốn vậy công ty cần phải nghiên cứu, tìm kiếm thị trường một cách chính xác, cụ thể về thị trường. Công ty đã và đang có những biện pháp nghiên cứu thị trường bằng các hình thức đài, báo, phương tiện thông tin đại chúng, mạng phát hành trong và ngoài nước từđó phát hiện được thị trường có nhu cầu về sản phẩm của mình, số lượng cụ thể từ đó xác định lượng tiêu thụ cho phù hợp. Để phục vụ cho hoạt động này công ty đã ký kết hợp đồng mua bán với trung tâm phát hành báo chí và những loại báo chí mà công ty đặt mua chủ yếu là báo thương mại và thị trường vì hình thức tiêu thụ chủ yếu của công ty là xuất khẩu.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu thị trường khong chỉ qua báo chí, thông tin đại chúng, công ty còn thực hiện các hình thức điều tra khác. Để làm được điều này công ty còn có sự trợ giúp của bộ phận phòng kế hoạch thị trường và phòng kinh doanh của công ty. Ngoài ra công ty cần phải liên tục cử người có chuyên môn về thị trường về thị trường sang bên nước ngoài để khảo sát, thâu tóm tình hình thị trường nước đó, từ đó thấu hiểu nhu cầu của người tiêu dùng đê đưa ra sản phẩm sao cho phù hợp. Hơn nữa, để tiết kiệm và thuận lợi cho việc thực hiện các biện pháp trên công ty nên ký kết hợp đồng với hãng hành không dịch vụđiện thoại quốc tế.
Một khó khăn nữa mà công ty đang mắc phải đó là công ty đang tập trung vào mặt hàng nông sản xuất khẩu, trong khi đó trên thị trường hiện nay mặt hàng nông sản đang có sức cạnh tranh khá gay gắt. Bên cạnh đó công ty mới chỉ là một doanh nghiệp hoạt động với quy mô nhỏ còn hạn hẹp về tài chính cũng như trình độ kỹ thuật, chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đạt chất lượng theo yêu cầu của các chỉ tiêu an toàn thực phẩm nên việc xuất khẩu ra nước ngoài là một khó khăn không nhỏ đối với công ty. Các rào cản thương mại đối với việc xuất khẩu hàng nông sản
Việt Nam còn tồn tại rất nhiều, sức cạnh tranh của các nước xuất khẩu về mặt hàng nông sản hiện nay rất gay gắt gây ảnh hưởng không nhỏ cho các nước đang phát triển như Việt Nam. Vậy trước tình hình đó công ty phải thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao công tác xuất khẩu mặt hàng này.
_ Trước hết công ty cần phải khắc phục rào cản về kỹ thuật và vệ sinh an toàn thức phẩm. Rào cản kỹ thuật là hàng rào quy định về hệ thống quản trị chất lượng, môi trường, đạo đức kinh doanh, điểm kiểm soát tới hạn…Thị trường mà công ty xuất khẩu mặt hàng nông sản là những nước đòi hỏi rất nghiêm ngặt tới chất lượng và độ an toàn của sản phẩm nên công ty cần phải nâng cao kỹ thuật sản xuất chế biến, tận dụng lợi thế là vùng nguyên liệu dồi dào, có thời tiết thuận lợi để khai thác và triệt để công tác quản lý chất lượng. Các yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên được nâng cao theo yêu cầu của người tiêu dùng nước ngoài đối với chất lượng hàng hóa. Cần phải thu thập thông tin thường xuyên về yêu cầu của từng loại thị trường; đồng thời công ty cần xúc tiến để có được chứng chỉ “nông nghiệp an toàn”- Việt Nam GAP.
_ Về rào cản chống bán phá giá, chống trợ cấp. Do có lợi thế về giá cả nguyên liệu đầu vào và giá cả sức lao động, vềđiều kiện tự nhiên thuận lợi nhưng mặt khác do thiếu kinh nghiệm hoạt động thương mại quốc tế nên giá cả sản phẩm của công ty trên tị trường xuất khẩu thường thấp. Điều đó tạo sức ép về giá đối với các đối thủ cạnh tranh trên cùng một thị trường nên sẽ gặp khó khăn do gặp khởi kiện với lý do phá giá hàng hóa. Chính vì thế sẽ tạo ra quan hệ thương mại không công bằng trên thị trường và rất có thể sẽ bị nước chủ nhà trừng phạt và sẽ gây tổn thất cho công ty khi xuất khẩu hàng sang thị trường nước đó. Do đó công ty phải có những biện pháp lập luận và xác định chính xác về giá cả hay chi phí sản xuất hàng hóa một cách hợp lý. Công ty cần tích cực hợp tác với cơ quan điều tra chống bán phá giá để chứng minh rằng ngành sản xuất của mình hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường và cần phải có cơ chế “ phản ứng nhanh” để chủđộng hơn trong việc tiếp nhận thông báo, tham vấn cho công ty phân tích, tập hợp cơ sở dữ liệu, hạn chế tối đa những tổn thất cho công ty.