2.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ THÀNH TẠO ĐỊA HÌNH VÀ PHÁT
2.2.1. Đặc điểm địa chất
Theo tài liệu địa chất miền Bắc Việt Nam của Tổng cục địa chất xuất bản năm 1971, xét về nguồn gốc thành tạo địa chất huyện Bình Liêu thuộc hệ tầng Tấn Mài Cm3-O nằm trong đới duyên hải thuộc miền chuẩn uốn nếp Đơng Việt Nam đƣợc hình thành cách đây 400-500 triệu năm. Có thể phân chia sự phân bố của nền địa chất - đá mẹ ở đây nhƣ sau:
- Phần Nam sông Tiên Yên nền đá mẹ chủ yếu là đá Riolit, loại đá phún xuất mang tính axit có nguồn gốc mácma, đƣợc hình thành từ sự đơng đặc các sản phẩm mácma do núi lửa phun ra từ trong lòng trái đất. Do vậy, loại này chứa nhiều khoáng chất và khi phong hố sẽ hình thành nên các loại đất có hàm lƣợng dinh dƣỡng cao.
- Phần Bắc sông Tiên Yên, ở độ cao >700m, nền đá mẹ vẫn là đá Riolit. Nhƣng từ độ cao <700m, nền đá mẹ chủ yếu là các sản phẩm có nguồn gốc trầm tích nhƣ phiến thạch sét, sa thạch, cuội kết... Thành phần hoá học của đá trầm tích chủ yếu là loại oxitcanxi, magiê, sắt, nhơm, silic,... nên khi phong hố sẽ hình thành nên các loại đất nghèo dinh dƣỡng.
Khu vực huyện Bình Liêu bao gồm các hệ tầng sau:
(i) Hệ tầng Bình Liêu: có 2 phân hệ
+ Phân hệ tầng trên (T2abl2): Thành phần vật chất bao gồm ryolit porphyr, đacit porphyr, đôi nơi xen đá phiến sét, cát kết dạng tuf. Dày 800 - 1000m. Phân hệ tầng trên phân bố chủ yếu ở vùng núi thấp Đơng Nam của huyện Bình Liêu.
+ Phân hệ tầng dƣới (T2abl1): Thành phần vật chất bao gồm bột kết tím xám, cát kết dạng tufogen, kết dạng quarzit xám vàng, thấu kính cuội sạn kết tufogen đơi nơi có chứa thấu kính sét than, dày 500 - 600m. Phân hệ tầng dƣới phân bố thành dải kéo dài từ Bắc - Tây Nam .
(ii) Hệ tầng Hà Cối: Trong khu vực huyện Bình Liêu, hệ tầng Hà Cối chỉ có
vật chất bao gồm : cuội kết, sạn kết, cát kết thạch anh, bột kết, đá phiến sét kẹp lớp hoặc thấu kính, sét than đá vơi, sét vơi. Dày 386m.
(iii) Hệ tầng Nà Khuất (T1nk): Phân bố tập trung ở địa hình núi thấp, phía
Tây Nam của Bình Liêu. Thành phần vật chất bao gồm : bột kết, cát kết tím gợn xám vàng xen cát kết dạng quarzit màu xám, xám vàng, vôi sét ở phần thấp. Dày 2000 - 2200m.
(iv) Phức hệ Núi Điệng: Phân bố tập trung trên vùng núi thấp và núi trung
bình phía Đơng Bắc huyện Bình Liêu.
Một số khu vực ở vùng thung lũng dọc sông Tiên Yên có tuổi Pleistocen trung- thƣợng (Q12a). Thành phần vật chất gồm: cuội, tảng, sét nâu, vàng, đỏ, cuội sạn laterit, sạn cát, sét. Dày 2 - 8m.
Chính các đặc trƣng địa chất trên đã nên kiểu địa hình đồi núi bị chia cắt phức tạp.
Hoạt động kiến tạo
Vùng nằm trên lƣu vực sông Tiên Yên, sông Tiên Yên là sơng đƣợc hình thành do đứt gãy cao Bằng – Tiên yên. Đứt gãy tạo nên các địa hình ruộng bậc thang quanh lƣu vực. Sông dài, ngắn, dốc tạo ra nguy cơ lớn về lũ quét và sạt lở bờ khi mùa mƣa bão.
Phân tích thạch học tầng cuội tảng tại khu vực cho thấy chúng có thành phần chủ yếu là đá riolit porphir và granit porphir thuộc phân hệ tầng trên hệ tầng Bình Liêu, Hà Cối.. Chúng phần lớn đều là các loại đá rắn chắc, khó bị biến đổi bởi các q trình phong hóa, là nguồn cung cấp vật liệu chính cho các q trình lũ bùn đá diễn ra trong quá khứ và tƣơng lai. Kết quả nghiên cứu và quan sát ở khu vực cho thấy dƣới chân sƣờn các núi cấu tạo bởi các đá trên xảy ra hiện tƣợng trƣợt lở đất, lũ bùn đá mạnh…