Dong riềng là cây rất dễ tính, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, thích nghi với nhiều kiểu khí hậu, chịu nóng, chịu lạnh, chịu bóng. Đặc biệt dong riềng có độ che phủ khá lớn, do cây đƣợc trồng vào mùa xuân, thu hoạch giữa mùa khơ sẽ có tác dụng hạn chế dịng chảy, chống xói mịn rất tốt. Thực tế sản xuất cũng cho thấy, cây dong riềng mang lại thu nhập khá cao cho ngƣời nông dân. Với năng suất bình quân đạt 35 tấn/ha và giá thu mua củ dong riềng của các các cơ sở chế biến trên địa bàn là 3.000 đồng/kg thì giá trị sản phẩm thu trên mỗi ha đạt trên 100 triệu đồng. Mặc dù vậy, khi so sánh với năng suất dong riềng của các địa phƣơng khác nhƣ Bắc Kạn, Bắc Giang, Hƣng Yên thì năng suất dong riềng sản xuất tại Bình Liêu thấp hơn rất nhiều. Cụ thể năng suất dong riềng của các địa phƣơng này cao gấp 1,4 lần so với năng suất dong riềng Bình Liêu. Nhƣng khi so sánh về các chỉ tiêu cảm quan thì cây dong Bình Liêu lại cho đầu ra của sản phẩm miến rất đặc trƣng, không giống với khu vực địa lý nào cả. Đây chính là yếu tố làm nên thƣơng hiệu cho sản phẩm Miến dong của huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
3.1.1. Đặc điểm sinh học
- Cây Dong riềng có tên khoa học là (Canna edulis Ker). - Cây thân thảo đứng, cao từ 1,2 – 1,5m.
- Thân ngầm phình to thành củ, chứa nhiều tinh bột, củ nằm ngay dƣới mặt đất. - Lá thuôn, dài khoảng 50 cm, rộng 20 – 30 cm có gân to chính giữa lá. - Thời gian sinh trƣởng từ 10 – 11 tháng (tháng 2 năm trƣớc đến tháng 1 năm sau):
+ 01 tháng đầu (từ khi cây mọc) là thời kỳ cây non.
+ 5 tháng tiếp theo là thời kỳ cây đẻ nhánh phát triển hoàn chỉnh về thân và lá. + 5 tháng cuối là thời kỳ củ phình to, tích lũy tinh bột. Thời kỳ này đƣợc nhận biết từ khi dong riềng đẻ nhánh đơng đặc kín đất và cây bắt đầu ra hoa.
+ Sau 12 tháng cây sinh trƣởng trở lại: củ non nảy mầm, củ chính bị sƣợng, tinh bột trong củ giảm dần.
3.1.2. Điều kiện sinh thái chung
- Nhiệt độ : Cây dong riềng chịu đƣợc nhiệt độ cao tới 37 – 38oC, gió khơ và nóng, nhƣng cũng chịu rét rất tốt nên rất thích hợp ở các vùng núi cao mùa đơng có nhiệt độ dƣới 10o
C.
- Độ ẩm đất : Cây Dong riềng chịu hạn tốt hơn các cây trồng nông nghiệp khác nhƣ Ngô, Khoai, Sắn...
- Đất trồng dong riềng : Cây có nhu cầu dinh dƣỡng khống khơng cao nhƣ các cây trồng nơng nghiệp khác, nên có thể trồng trên nhiều loại dất có độ phì khác nhau, là cây có độ che phủ rất lớn trong suốt mùa mƣa nên có thể trồng trên đất dốc. Tuy nhiên, nơi trồng dong riềng có năng suất cao, thƣờng là đất nằm trong các khe núi ẩm, đất vƣờn rừng, đất cịn tƣơng đối tốt, đất có hàm lƣợng mùn ở tầng mặt cịn khá cao và ít chua.
- Nhu cầu về ánh sáng: Dong riềng là cây trồng khơng cần nhiều ánh sáng, nó có thể sinh trƣởng bình thƣờng dƣới bóng các cây khác, rất thuận lợi cho việc trồng xen canh với các loại cây trồng khác trong hệ thống canh tác đất dốc bền vững.
- Khả năng chống chịu sâu, bệnh hại : Dong riềng là loại cây ít bị sâu bệnh hại. Sâu xanh, bọ nẹt là các loại sâu thƣờng gặp, tuy nhiên gây hại không đáng kể. Trong điều kiện thâm canh cao trồng quá dầy, đất ẩm xuất hiện bệnh khô vằn làm cho cây bị thối bẹ, khô lá.
3.1.3. Hiện trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ miến dong tại huyện Bình Liêu
a. Hiện trạng sản xuất
Huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh có trên 80% dân số sống dựa vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp, do đó việc xác định đƣợc đúng loại cây trồng vừa phù hợp với các điều kiện tự nhiên của huyện vừa tạo ra thu nhập cho ngƣời nông dân là yêu cầu cấp thiết. Với việc khôi phục và phát triển nghề chế biến miến dong cho thấy nhu cầu sử dụng dong nguyên liệu ngày càng tăng. Để đáp ứng đƣợc nhu cầu đó, huyện Bình Liêu đã có chủ trƣơng và các chính sách nhằm hỗ trợ đầu tƣ mở
rộng diện tích trồng cây dong riềng. Hiện nay cây dong riềng đƣợc trồng tập trung trên địa bàn 4 xã của huyện là Húc Động, Đồng Tâm, Tình Húc và Lục Hồn. Tổng diện tích dong riềng của cả huyện Bình Liêu khoảng 150 ha. Trong đó Húc Động là xã có diện tích trồng lớn nhất, chiếm trên 70% diện tích riềng tồn huyện.
Cây dong riềng là cây trồng cạn, tính thích ứng rộng, dễ trồng khắc phục đƣợc nhƣợc điểm thiếu nƣớc, tận dụng đƣợc đất có địa hình dốc dƣới 150. Tuy vậy nghề trồng dong ở Bình Liêu cịn nhỏ lẻ, chƣa đầu tƣ thành vùng. Việc đầu tƣ thâm canh cịn hạn chế, cịn nặng trơng chờ vào sự hỗ trợ của nhà nƣớc. Chƣa hình thành khái niệm sản xuất giống, giống do hộ gia đình lấy từ vƣờn thƣơng phẩm, không đƣợc chọn lọc, chất lƣợng giống xuống cấp. Những năm đƣợc hỗ trợ mua giống năng suất rất cao, sau đó khơng đƣợc hỗ trợ năng suất giảm dần xuống. Năng suất bình quân trƣớc năm 2004 mới đạt dƣới 100 tạ/ha. Từ năm 2004 năng suất không ngừng tăng lên từ 279 - 372 tạ/ha. Hiện nay ở các tỉnh khác đã có nhiều loại giống mới đầu tƣ thâm canh cao đạt năng suất 60-70 tấn/ha, có những diện tích đạt 80 tấn/ha.
Bảng 3.1. Diện tích năng suất sản lượng cây dong riềng từ năm 2001 - 2010
Năm Huyện Bình Liêu
Diện tích Năng suất Sản lƣợng
2001 15,0 92,4 143,2 2002 27,5 94,8 260,7 2003 71,1 95,0 675,4 2004 110,0 91,9 1.011,3 2005 119,5 235,0 2.808,8 2006 144,7 279,0 4.037,4 2007 184,5 346,5 6.392,6 2008 207,5 355,6 7.378,5 2009 193,0 337,4 6511,9 2010 132,0 372,0 4.910,8
(Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh)
Qua bảng trên cho thấy diện tích cây dong riềng của huyện phát triển khơng bền vững, năm cao, năm thấp. Năng suất trƣớc năm 2004 rất thấp, khi có chƣơng trình dự án, diện tích năng suất đều tăng lên nhƣng khi dự án kết thúc, diện tích giảm đi rõ rệt. Điều đó đặt ra cho huyện cần phải có giải pháp hữu hiệu để phát triển
vùng nguyên liệu và chế biến, tiêu thụ một cách bền vững, đảm bảo việc làm ổn định cho hàng ngàn ngƣời trong và ngoài độ tuổi.
b. Hiện trạng chế biến
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất nhỏ lẻ, tự cung cấp, tiêu thụ nội huyện chủ yếu là phục vụ nhân dân trong dịp tết, do vậy các hộ kinh tế Bình Liêu chỉ chế biến thủ công, chất lƣợng miến ngon rất nhiều ngƣời ƣa chuộng. Tuy nhiên hình thức xấu khơng đạt yêu cầu nên giá bán còn thấp.
Năm 2003 đƣợc sự quan tâm của Nhà nƣớc bằng chƣơng trình 135, hỗ trợ sản xuất gắn với chế biến nông lâm sản cho nhân dân tại các xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Sở Nơng Nghiệp & PTNT, Cục Định canh Định cƣ đã đầu tƣ cho xã Húc Động tổng số 140.310.000 đồng để xây dựng dây chuyền thiết bị chế biến miến dong theo quy mô hộ. Dây truyền chế biến xây xong là sự đầu tƣ thiết thực cho nhân dân trong huyện, cải thiện hình thức mẫu mã, đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên vẫn nằm trong tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, vùng nguyên liệu chƣa đƣợc mở rộng. Công nghệ chế biến bƣớc đầu đƣợc cải tiến, đƣa dây chuyền chế biến vào sản xuất, mẫu mã hình thức đƣợc thay đổi nhƣng để mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm ổn định lâu dài cho các hộ nông dân cần phải đầu tƣ xây dựng dự án sản xuất chế biến gắn với thị trƣờng tiêu thụ.
Năm 2006 Công ty thƣơng mại và dịch vụ Bình Liêu đã đầu tƣ xây dựng nhà xƣởng chế biến miến dong tại xã Đồng Tâm huyện Bình Liêu với diện tích đất trên 10.000 m2 . Nhà máy xây dựng xong có nhiều thuận lợi, chế biến với quy mô tập trung, đảm bảo việc thu mua nguyên liệu cho các hộ nông dân và giám sát đƣợc chất lƣợng sản phẩm. Công ty đã xây dựng thƣơng hiệu và đƣợc Cục Sở hữu trí tuệ cấp thƣơng hiệu Miến dong Bình liêu. Đây là điều kiện thuận lợi để miến dong Bình Liêu phát triển rộng ra địa bàn ngồi tỉnh. Tuy vậy Cơng ty cịn gặp nhiều khó khăn năm 2008 do trận lũ quét lớn vào cuối tháng 9, toàn bộ nhà xƣởng đã bị sập và phải xây dựng lại. Công ty đã khắc phục xây dựng lại cơ sở sản xuất. Hiện tại hệ thống dây chuyền sản xuất của Công ty đang hoạt động với công suất 8 tạ/ngày, Công ty cần xây dựng đầu tƣ thêm một số cơng trình sân bãi, cơng nghệ tách bột và hệ thống sấy để chế biến bột trong thời vụ thu hoạch phục vụ cho việc chế biến miến quanh năm.
c. Thị trường tiêu thụ
Miến dong Bình Liêu chất lƣợng tốt, đặc biệt khơng sử dụng hóa chất, sợi miến dai, mềm, thơm ngon, có hƣơng vị đặc trƣng khác hẳn với các loại miến sản xuất ở nơi khác. Miến dong Bình Liêu đựợc ngƣời tiêu dùng trong và ngoài tỉnh rất ƣa chuộng. Đặc biệt trong những ngày Tết nguyên đán, Đoan ngọ, Rằm tháng
giêng, rằm tháng 7... Hàng năm Bình Liêu cung ứng khoảng trên 100 tấn miến (Công ty cổ phần Thƣơng mại và dịch vụ Bình Liêu cung ứng từ 70 đến 80 tấn miến). Ngoài ra do các hộ tƣ nhân chế biến bằng các máy chế biến nhỏ chế biến thủ công cung ứng. Tuy nhiên khối lƣợng sản phẩm này vẫn cịn thiếu, khơng đủ đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng.