Điều kiện thủy văn và tài nguyên nƣớc ngọt

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG tổ CHỨC LÃNH THỔ PHÁT TRIỂN KINH tế, sử DỤNG hợp lý tài NGUYÊN và bảo vệ môi TRƯỜNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 40 - 44)

2.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ THÀNH TẠO ĐỊA HÌNH VÀ PHÁT

2.2.4. Điều kiện thủy văn và tài nguyên nƣớc ngọt

a) Thủy văn mặt

Huyện Bình Liêu có một sơng chính là sơng Tiên Yên, bắt nguồn từ vùng biên giới Việt – Trung chảy theo hƣớng Đông Bắc – Tây Nam qua địa phận huyện với chiều dài 35km, có độ dốc lớn, lịng sơng nhiều thác ghềnh. Sơng Tiên n có diện tích lƣu vực là 650km², lƣu lƣợng bình qn 28m³/s, lƣu lƣợng nƣớc lớn nhất 2090m³/s. Dịng chảy của sơng Tiên n đƣợc chia thành 2 mùa: Mùa lũ bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 9, mùa kiệt bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 4 năm sau. Lƣợng nƣớc lũ chiếm từ 75-80% lƣợng nƣớc cả năm.

Trên địa bàn huyện Bình Liêu có nhiều sơng suối nhỏ, ngắn và dốc đều đổ tập trung nƣớc vào sông Tiên Yên nhƣ sông Đồng Văn, suối Ngàn Trong, suối Con Răn, suối Bắc Cƣơng, suối Ngàn Phe, suối Ngàn Chuông, suối Tiên Mô… Tổng diện tích sơng suối tồn huyện là 890,9 ha, chiếm 1,89% diện tích tự nhiên. Lƣợng nƣớc của các sông khá dồi dào nhƣng phân bố không đều theo không gian và thời gian, vùng thung lũng xung quanh sơng Tiên Mơ có trữ lƣợng lớn, thuận tiện, vùng đồi núi thì khó khăn hơn.

Hình 2.7. Sơng Tiên n

Thủy chế các sông suối ở đây khá phức tạp, phân phối dịng chảy khơng đều trong năm. Mùa mƣa lƣợng nƣớc dồn nhanh về sơng chính, tạo nên dịng chảy lớn và xiết gây lũ ngập các ngầm trên tuyến đƣờng chính. Về mùa khơ, dịng chảy cạn kiệt, mực nƣớc dịng sơng rất thấp, ảnh hƣởng khơng nhỏ đến sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Do vậy việc xây dựng phát triển diện tích các loại rừng để đảm bảo điều tiết nguồn nƣớc cho các hệ thống sông suối trên địa bàn sông Tiên Yên có ý nghĩa rất quan trọng trong sản xuất lâm - nơng nghiệp huyện Bình Liêu.

Hình 2.8. Biểu đồ mực nước bình quân tại trạm Bình Liêu năm 2005

b) Thuỷ văn ngầm

Tổng dự trữ nƣớc ngầm của Bình Liêu khoảng 1330 m³/ ngày đêm, nếu đƣợc đầu tƣ tốt, có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu nƣớc tƣới cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt trong cả hiện tại và tƣơng lai. Nhìn chung chất lƣợng nƣớc tƣơng đối tốt

2.2.4. Tài nguyên rƣ̀ng

Tiềm năng kinh tế quan trọng nhất của Bình Liêu là khả năng phát triển lâm nghiệp. Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 34 686.16 ha chiếm 73,01% diện tích đất tự nhiên của huyện. Trong đó rừng tự nhiên có 2606.98 ha cịn lại là rừng trồng.

a) Rừng tự nhiên

Rừng tự nhiên chủ yếu là rừng gỗ lá rộng. Rừng nghèo 839.8 ha chiếm 32.22% diện tích đất rừng tự nhiên, đã bị khai thác nhiều lần, trữ lƣợng bình quân khoảng 50-70 m3/ha, chủ yếu cịn ở các xã Húc Động, Vơ Ngại, Tình Húc. Rừng phục hồi 1.767.0 ha chiếm 67.78% diện tích đất rừng tự nhiên của huyện.

- Rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm:

Theo kết quả điều tra của Viện điều tra quy hoạch rừng, hệ thực vật Bình Liêu chịu ảnh hƣởng của hệ thực vật Hoa Nam (Trung Quốc), có nhiều đặc điểm giống với hệ thực vật Hải Nam và nằm trong luồng di cƣ thực vật Đông Nam- Trung Quốc. Thực vật ôn đới có họ Giẻ, Thích, Du, Nhài, Đỗ quyên... ; thực vật nhiệt đới chiếm chủ yếu là họ cà phê, họ xoan, họ dâu tằm, họ cam, họ trám...

Theo thống kê ban đầu, Bình Liêu có khoảng 250 lồi, 80 họ thực vật bậc cao có mạch, trong đó các lồi thực vật q hiếm cần đƣợc bảo vệ nhƣ: Lim xanh, Sến mật, Vù hƣơng, Sa nhân, Ba gạc...

Hiện nay, diện tích rừng tự nhiên cịn lại rất nhỏ (khoảng 13% diện tích đất tự nhiên), phân bố rải rác ở các xã trong huyện.

- Trảng cỏ và cây bụi thứ sinh nhiệt đới ẩm: chiếm diện tích lớn, tập trung

thành dải rộng, xen kẽ với rừng trồng hồi, quế, sở... Trên đất dày, ẩm, quá trình tái sinh diễn ra trong thời gian khá dài, hình thành các trảng cỏ cao. Trên các tầng đất mỏng, sỏi sạn, hình thành các trảng cỏ thấp, che phủ thƣa.

b) Rƣ̀ng trồng

Rừng trồng khá đa dạng với các loài cây lấy gỗ và cây đặc sản. Tổng diện tích là 33.945.11 ha, bao gờm:

- Rừng trồng gỗ các loại: Thơng, keo, bạch đàn, sa mộc....có nhiều ở Hồnh

Mơ, Đồng Tâm, Tình Húc, Vơ Ngại, Húc Động, đƣợc trồng theo diện quy hoạch của dự án trồng rừng Việt - Đức.

Rừng trồng thông: có ở tất cả các xã trong huyện, chủ yếu là thông mã vĩ.

Đây là cây gỗ chủ đạo trong công tác trồng rừng của huyện Bình Liêu vì nó thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, cây trồng tỷ lệ sống cao, sinh trƣởng phát triển ổn định và không bị sâu bệnh hại.

Bạch đàn: phân bố rải rác ở một số xã, với diện tích là 539,9 ha, chủ yếu là

bạch đàn chồi tái sinh ở thế hệ II, III, khả năng sinh trƣởng kém, ít có giá trị kinh tế.

Rừng trồng keo: Mấy năm gần đây cây keo tai tƣợng đƣợc đƣa vào trồng trên

địa bàn lâm trƣờng Bình Liêu và xã Vơ Ngại, với tổng diện tích là 133,7 ha. Cây keo có khả năng sinh trƣởng phát triển tốt, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở đây.

Rừng sa mộc: Đƣợc trồng phân tán ở các xã trong huyện và có diện tích 7,4

ha. Xét về điều kiện tự nhiên sa mộc khá phù hợp, do vậy trong tƣơng lai nó cũng sẽ trở thành cây lâm nghiệp đƣa vào trồng nhiều trên địa bàn huyện.

- Rừng đặc sản: chủ yếu là cây Hồi, cây Quế và cây Sở

Rừng Hồi chiếm diện tích lớn, phân bố ở vùng núi trung bình và núi thấp

phần Nam sơng Tiên n. Có khoảng 30% diện tích rừng Hồi đã cho thu hái sản phẩm và gần 2000 ha cây Hồi trồng trên 20 năm sinh trƣởng, phát triển tốt cho năng suất ổn định, bình qn cho thu hoạch 50kg quả/năm. Ngồi giá trị kinh tế, cây Hồi cịn có giá trị về mặt phịng hộ, bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

Rừng Quế trồng thành dải rộng ở vùng đồi núi có độ cao thấp hơn. Vài năm

nay, cây Quế bắt đầu đƣợc trồng lại, đang có xu hƣớng tăng dần và có thể mở rộng diện tích sang vùng phía Bắc sơng Tiên n.

Rừng Sở đƣợc trồng ở vùng đồi, núi thấp, gần sông suối và dọc tuyến đƣờng

18C. Trên địa bàn huyện Bình Liêu, cây Sở sinh trƣởng rất tốt, đồng thời có tác dụng phịng hộ giữ nƣớc và bảo vệ đất.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG tổ CHỨC LÃNH THỔ PHÁT TRIỂN KINH tế, sử DỤNG hợp lý tài NGUYÊN và bảo vệ môi TRƯỜNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)