2.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ THÀNH TẠO ĐỊA HÌNH VÀ PHÁT
2.2.5. Đặc điểm kinh tế-xã hội
a) Dân số
Bình Liêu có 8 đơn vị hành chính, dân số tồn huyện năm 2009 là 28.318 ngƣời (chiếm khoảng 2,6% dân số tỉnh Quảng Ninh). Mật độ dân số bình quân là 60 ngƣời/km². Dân số phân bố không đều, cao nhất là thị trấn Bình Liêu (2299 ngƣời/km2) và thấp nhất là xã Vô Ngại (29 ngƣời/km2
).
Tỷ lệ tăng dân số trung bình qua các năm từ 2005 đến năm 2009 là 1,40% (trung bình của tỉnh là 1,05%). Tuy nhiên tỷ lệ này có sự chênh lệch giữa 2 khu vực nông thôn và thành thị.
b) Lao động
Lao động của huyện Bình Liêu khá dồi dào, nhƣng chủ yếu là lao động phổ thông, phần lớn làm ở lĩnh vực Nơng - lâm nghiệp. Lao động có tay nghề qua đào tạo quá thấp, lực lƣợng lao động dƣ thừa nhiều. Vì vậy, cần phải mở rộng các ngành nghề nhất là lĩnh vực công nghiệp và thủ công nghiệp, lâm nghiệp.
Năm 2009, số dân trong độ tuổi lao động là 13.830 ngƣời, chiếm 48,4% tổng dân số tồn huyện. Trong đó lao động nông, lâm nghiệp chiếm gần 90%. Số lao động này sống chủ yếu trên địa bàn đất lâm nghiệp, thời gian dành cho sản xuất nông nghiệp chỉ hoặc có nghề phụ nhƣng khả năng thu nhập không cao. Do vậy, đây là nguồn lao động lớn ngồi sản xuất nơng nghiệp có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất lâm nghiệp ngay trên địa bàn sinh sống nhƣ: trồng rừng, trồng cây đặc sản, nông - lâm kết hợp, khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng...
c. Đặc điểm kinh tế
Là một huyện miền núi biên giới, có cửa khẩu quốc gia Hồnh Mơ, điểm thơng quan Đồng Văn, nên nền kinh tế huyện Bình Liêu có những đặc điểm khác biệt so với các huyện thị khác trong tỉnh. Nền kinh tế của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống kinh tế - văn hoá của đồng bào các dân tộc đƣợc cải thiện và nâng lên. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) bình qn 5 năm tính theo giá thực tế
ƣớc đạt 11,15% /năm, trong đó: Nơng - lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 5,2%/năm, công nghiệp và xây dựng tăng 14,8%/năm, thƣơng mại và dịch vụ tăng 12.1%/năm
Cơ cấu kinh tế huyện Bình Liêu thể hiện những nét đặc trƣng của nền kinh tế miền núi, vùng cao, dân tộc, có cửa khẩu biên giới. Theo đó, tỷ trọng của khu vực nông - lâm nghiệp và dịch vụ khá cao. Tỷ trọng của khu vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp rất thấp.
48.02% 4.83%
47.15%
Công nghiệp và xây dựng
Nông - Lâm nghiệp
Thƣơng mại và Dịch vụ
Hình 2.9. Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Bình Liêu năm 2010
* Sản xuất nông – lâm nghiệp: chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế huyện Bình Liêu, đóng góp trên 50% GDP và 90% lực lƣợng lao động, đảm bảo đời sống cho nhân dân trên địa bàn huyện.
- Sản xuất nông nghiệp
Do áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, có lực lƣợng khuyến nơng tuyên truyền và hƣớng dẫn sử dụng những giống mới, kỹ thuật mới nên ngành nơng nghiệp của Bình Liêu đã phát triển nhanh. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2009 đạt tốc độ tăng trung bình trong 5 năm qua 4,08% năm. Sản lƣợng lƣơng thực cây có hạt vƣợt 174,7 tấn so với chỉ tiêu Nghị quyết. Nghề trồng và chế biến miến dong đã đƣợc quan tâm đầu tƣ và phát triển.
- Sản xuất lâm nghiệp
Hiện nay, sản xuất lâm nghiệp của huyện đã chuyển hƣớng trồng rừng, bảo vệ, tu bổ, chăm sóc rừng với mơ hình trang trại vƣờn cây- chăn ni - trồng rừng. Sản xuất Lâm nghiệp phát triển khá, tổng diện tích trồng rừng tập trung trong 5 năm
đạt 5.713ha, bình quân hàng năm trồng mới trên 1.100ha, nâng độ che phủ rừng hiện nay đạt 51,9% (Tham khảo Quyết định số 3907/QĐ-UBND ngày 21/12/2010 của UBND tỉnh Quảng Ninh về Kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh năm 2010).
Tập đồn cây trồng trên đất Bình Liêu chủ yếu là cây đặc sản hồi, quế, sở, thông mã vĩ và keo phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện. Trong đó, diện tích rừng hồi là 6.120,7 ha chiếm 53,2% diện tích rừng trồng và chiếm 34,6% diện tích rừng tồn huyện, sản lƣợng thu hái ở mức ổn định trung bình 300 - 400 tấn /năm. Rừng quế có diện tích trồng là 240,4 ha (chiếm 2,1%), rừng Sở có 95,8 ha tập trung ở ven trục đƣờng và khu dân cƣ.
Bảng 2.2. Chi tiết rừng và đất lâm nghiệp theo chức năng sử dụng
Rừng và đất lâm nghiệp Diện tích (ha)
I. Rừng Phịng hộ Có rừng 13.010,3 Rừng tự nhiên 3.916,2 Rừng trồng 9.094,1 Đất trống 4.743,2 II. Rừng sản xuất Có rừng 13.633,7 Rừng tự nhiên 1.740,8 Rừng trồng 11.892,9 Đất trống 11.114,5
(Nguồn: Tham khảo Quyết định số 3907/QĐ-UBND ngày 21/12/2010 của UBND tỉnh Quảng Ninh về Kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp tỉnh
Quảng Ninh năm 2010)
Cơng tác bảo vệ, phịng chống cháy rừng đƣợc tăng cƣờng nhƣng vẫn cịn tình trạng chặt gỗ trái phép và để xảy ra cháy rừng ở một số xã, trong năm 2008 đã xảy ra 2 vụ cháy rừng làm thiệt hại 6,1 ha rừng trồng.
Tuy nhiên, sản xuất nông - lâm nghiệp của huyện miền núi vẫn cịn nhiều khó khăn; sản xuất độc canh, chƣa ổn định, sản phẩm hàng hố ít, giao lƣu trao đổi
hàng hố cịn hạn chế (tự cung tự cấp), nhiều lâm đặc sản chƣa đƣợc tổ chức thu mua, chế biến, tiêu thụ kịp thời nên ảnh hƣởng đến chất lƣợng và giá trị.
- Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp của huyện Bình Liêu cịn nhỏ bé, nhƣng vẫn giữ đƣợc nhịp độ tăng trƣởng ổn định, từng bƣớc phát triển. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp tăng 76% so với 5 năm trƣớc, đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân 50%/năm.
Bằng nhiều giải pháp , đến nay nghề sản xuất miến dong trên địa bàn huyện đã khôi đƣợc khôi phục và phát triển , năm 2009 đạt 130 tấn. Sản phẩm miến dong của huyện trở thành sản phẩm có uy tín và đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng.
Trên địa bàn huyện hiện có 3 mỏ khống sản đang đƣợc khai thác, trong đó 2 khu vực mỏ Kaolin – pirophylit, 01 mỏ sét, tuy nhiên quy mô không lớn (khai thác cao lanh năm 2009 đạt 20300 tấn.
(Nguồn: Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Bình Liêu tại Đại hội Đảng bộ lần thứ XXVI nhiệm kỳ 2010 - 2015)
- Thương mại và dịch vụ
Ngành thƣơng mại dịch vụ đƣợc đa dạng hóa với nhiều thành phần kinh tế tham gia và loại hình trong lƣu thơng hàng hóa và về chủng loại, chất lƣợng mặt hàng. Khu vực thƣơng mại dịch vụ tƣ nhân từng bƣớc phát triển mạnh, chất lƣợng dần đƣợc nâng cao. Trong 5 năm tổng mức lƣu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn huyện là 610 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng bình quân mỗi năm 14,5%.
Năm 2009, tổng mức lƣu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn huyện đạt 86,82 tỷ đồng tăng 0,32 tỷ so với năm 2008. Các hoạt động thƣơng mại - dịch vụ đã từng bƣớc cung ứng vật tƣ sản xuất và đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Một số sản phẩm xuất khẩu của huyện bƣớc đầu đã đƣợc khẳng định trên thị trƣờng nhƣ hồi, quế, sở.
Mơ hình thƣơng mại - dịch vụ gắn với các điểm dân cƣ. Toàn huyện hiện có 6 chợ, trong đó chợ loại II có 2 chợ, loại III có 3 chợ, chợ 135 có 1 chợ. Song việc cải tạo và nâng cấp xây dựng mới các điểm thƣơng mại đến các thôn bản còn triển
khai chậm. Xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Hồnh Mơ - Đồng Văn tăng nhanh qua từng năm.
0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 Nghìn USD 2005 2006 2007 2008 2009 ng kim g ch t h p h u
Hình 2.10. Tởng kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn ( Nguồn: Phịng Cơng thương huyện Bình Liêu)
d. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
- Hệ thống giao thông
Mạng lƣới giao thơng của huyện tƣơng đối hồn chỉnh, đã xây dựng mạng lƣới đƣờng giao thông thôn bản kết nối với hệ thống các tuyến trục liên xã, liên huyện.
- Quốc lộ 18C là tuyến trục đƣờng huyết mạch từ Tiên Yên xuyên suốt qua các xã biên giới đến cửa khẩu Hồnh Mơ đƣợc nâng cấp trải nhựa theo tiêu chuẩn đƣờng cấp 4 miền núi, cùng hệ thống cầu cống kiên cố, đảm bảo giao thông đi lại, vận tải hàng hố thơng suốt.
- 100% các xã biên giới có đƣờng ơ tơ thảm bê tông - nhựa thông suốt đến trung tâm xã. Trục quốc lộ 18C chạy dọc qua các trung tâm xã: Vơ Ngại, tình Húc, Lục Hồn, Đồng Tâm và Hồnh Mơ và tuyến đƣờng Hồnh Mơ - Đồng Đăng đã đƣợc trải nhựa đảm bảo giao thông thuận tiện đến trung tâm xã.
Tuy nhiên hệ thống giao thông từ trung tâm xã đến các thơn, bản cịn thiếu và chất lƣợng chƣa đảm bảo, nhiều nơi chỉ có đƣờng mịn, đƣờng đất, mặt đƣờng
chƣa đƣợc gia cố. Hệ thống đƣờng nội thị chỉ có khu vực thị trấn Bình Liêu và khu cửa khẩu Hồnh Mơ, mật độ cịn ít và chất lƣợng đang dần xuống cấp.
Hiện nay , huyện Bình Liêu đang triển khai các dự án đầu tƣ hạ tầng giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của đồng bào cƣ biên giới, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và củng cố thế trận an ninh quốc phòng nhƣ: Dự án nâng cấp đƣờng từ cửa khẩu Hồnh Mơ đến cửa khẩu Đồng Văn, huyện Bình Liêu; dự án đầu tƣ xây dựng đƣờng giao thông liên xã Lục Hồn - Đồng Tâm - Hồnh Mơ; Nâng cấp quốc lộ 18C, nối từ Tiên Yên lên cửa khẩu Hồnh Mơ là tuyến giao thơng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Bình Liêu tạo điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế cửa khẩu Hồnh Mơ;...
- Hiện trạng cấp nước, điện
Hiện nay, huyện đã có 84% số hộ gia đình đƣợc cung cấp điện lƣới, 62% số hộ dân đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh.
Huyện Bình Liêu hiện đang hoạt động một trạm cấp nƣớc sạch với công suất 2000m3/ngày đêm, chủ yếu cấp nƣớc cho dân cƣ thị trấn Bình Liêu, đạt tỷ lệ cấp nƣớc sạch khoảng 60%. Tại cửa khẩu Hồnh Mơ đang triển khai xây dựng trạm xử lý nƣớc cấp phục vụ nhu cầu nƣớc sạch cho ngƣời dân, hiện tại dân sống tại đây đang sử dụng chủ yếu là nƣớc giếng khoan và nƣớc mƣa.
Huyện cũng đã đầu tƣ dự án nƣớc sạch nơng thơn với các cơng trình giếng đào, bể chứa nƣớc và nƣớc giếng nguồn tự chảy cho các xã vùng xa nhƣ Vô Ngại, Húc Động, Đồng Tâm, Đồng Văn. Tuy nhiên đến năm 2008 mới chỉ đạt khoảng 50%.