1.3.1 .Tổng quan về mây
1.3.3.3. Những nghiên cứu về mây nếp ở Việt Nam
Hiện nay, Mây nếp là một trong những loài được lựa chọn ưu tiên cho các chương trình trồng rừng tại Việt Nam (Bộ NN&PTNT, 2004). Nhiều chương trình nghiên cứu khoa học và dự án hỗ trợ phát triển ngành đã chọn Mây nếp là đối tượng chính. Tuy nhiên, kết quả mới chỉ phản ánh một phần nhỏ sự thích nghi của lồi tại khu vực nghiên cứu, cịn việc giải thích tại sao lại có sự sai khác về sinh trưởng phát triển của loài chưa thực sự khoa học, chính xác và đầy đủ.
Hiện nay, Mây nếp là loài cây được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc như Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Nghệ An và Hà Tĩnh với sản lượng
ước tính 1500 - 2000 tấn/năm (Phạm Văn Điển, 2005) [18]. Phương thức trồng chủ yếu là xung quanh nhà và trong các vườn hộ gia đình.
Hiện nay, tại Hồ Bình (huyện Cao Phong), Hà Giang (huyện Hồng Su Phì, Mèo Vạc và Bắc Quang), Hà Tĩnh (huyện Hương Sơn), Quảng Ngãi (huyện Ba Tơ, Sơn Tây, Trà Bồng và Minh Long) và Gia Lai (huyện Con Hà Nừng và Chư Sê) đã trồng mây với diện tích hàng trăm hecta mỗi tỉnh, phương thức trồng chủ yếu dưới tán và theo lối quảng canh (Phạm Văn Điển, 2006).
Kết quả khảo sát các mơ hình gây trồng Mây nếp cho thấy các mơ hình trồng Mây nếp dưới tán rừng hầu hết mới chỉ dừng lại ở các cơng trình nghiên cứu khoa học mang tính thử nghiệm, thời gian theo dõi ngắn, việc chăm sóc và bảo vệ mơ hình sau khi đề tài kết thúc khơng được chú trọng, thêm vào đó cơng tác thơng tin, tuyên truyền và chuyển giao kỹ thuật chưa tốt nên kết quả chưa được áp dụng trên diện rộng.
Trong vườn hộ ở nhiều nơi đã gây trồng Mây nếp thành công nhưng kỹ thuật gây trồng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người dân và trồng với qui mô nhỏ. Tuy nhiên, mức độ phát triển vùng trồng Mây nếp của các địa phương khác nhau mà nguyên nhân chính là do nhận thức của người dân về giá trị của lồi cây này cịn hạn chế, cùng với sự phát triển của các làng nghề mây tre đan.
Phạm Văn Điển (2006) [4], trong “Bảo tồn và phát triển thực vật cho lâm sản ngoài gỗ” cũng đã đề xuất kỹ thuật trồng Mây nếp. Quy trình đã đề cập khâu chọn giống, thu hái, bảo quản, xử lý hạt và tạo cây con. Tuy nhiên, do chưa có những nghiên cứu kỹ về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, mối quan hệ giữa lập địa và sinh trưởng của Mây nếp cho nên hướng dẫn chọn điều kiện lập địa để gây trồng Mây nếp mới chỉ mang tính định hướng .
Lê Thu Hiền, Nguyễn Tử Kim và Lưu Quốc Thành (2001) đã nghiên cứu thiết lập mơ hình trồng Song mật (C. platyacanthus) và Mây nếp (C.
tetradactylus) dưới tán rừng phục hồi tại Trung tâm Thực nghiệm Lâm sinh
Cầu Hai và Trạm Nghiên cứu Mơi trường rừng phịng hộ Sông Đà. Các kết quả nghiên cứu cho thấy Mây nếp và Song mật sinh trưởng và phát triển tốt dưới tán rừng phục hồi có độ tàn che là 0,4 - 0,5. Điều kiện tự nhiên như nhiệt độ trung bình từ 21,60C - 26,60C, lượng mưa từ 1800 mm - 2100 mm, độ cao từ 80 - 400m so với mực nước biển, loại đất feralit phát triển trên đá phiến thạch sét, đất xám kết von, đất dốc tụ, bồi tụ và địa hình bằng phẳng gần khe suối, thung lũng, sườn đồi phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây Mây nếp.
Cuối năm 2005 Công ty cổ phần Phát Triển Mây Song - Dũng Tấn tỉnh Thái Bình đã chọn tạo được giống Mây nếp K83 từ nguồn giống địa phương. Hiện nay, Mây nếp K83 được trồng trình diễn khảo nghiệm và cho hiệu quả số thu lãi ròng 70 - 100 triệu đồng/ha/năm. Giống Mây nếp K83 đã được tặng 2 Huy chương vàng Quốc gia - Thương hiệu được bảo hộ độc quyền phát hành, cây giống sản xuất bởi quy trình cơng nghệ mới. Kết quả nghiên cứu cho thấy Mây nếp K83 dễ thích ứng với nhiều điều kiện lập địa, nhiều vùng khí hậu khác nhau. Trồng thâm canh cây có năng suất cao, thân thịt dẻo mềm dễ gia công sản xuất, thời gian thu hoạch sau 5 năm. Phương thức trồng chủ yếu là theo phương thức nông lâm kết hợp, mật độ trồng 40 - 50 ngàn cây/ha. Hiện nay mỗi năm công ty đã sản xuất và cung ứng hàng triệu cây giống cho nhiều địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, giống Mây nếp K83 chủ yếu trồng thâm canh trên đất nông nghiệp, mức đầu tư trong thời gian 4 năm đầu tại Kiến Xương - Thái Bình, trung bình trên 20 triệu đồng/ha. Mơ hình trồng dưới tán rừng mới triển khai thí điểm tại Sơn Động - Bắc Giang nhưng chưa có kết quả đánh giá cụ thể.
Ngoài ra, Nguyễn Minh Thanh và cộng sự (2009), sử dụng kỹ thuật RAPD trong nghiên cứu đa dạng di truyền của một số xuất xứ loài Mây nếp đã chỉ ra rằng mức độ đa dạng di truyền thấp của lồi Mây nếp [9].
Tóm lại, nhiều cơng trình nghiên cứu đã đi sâu vào giải quyết các nội dung cơ bản trồng, chăm sóc, hiệu quả kinh tế ... mà chưa có cơng trình nghiên cứu nào cơng bố chi tiết về phương thức nhân giống in vitro Mây nếp. Mặc dù các nghiên cứu trên thế giới đã giải quyết nhiều vấn đề liên quan tới việc nuôi cấy in vitro Mây, nhưng có ít tác giả nghiên cứu đầy đủ và xây dựng quy trình nhân giống in vitro cho loài Mây nếp. Do vậy, nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống mây nếp (Calamus tetradactylus Hance) bằng phương pháp nuôi cấy in vitro là việc làm cần thiết và có ý nghĩa để nhân nhanh giống tốt loài cây này.