nếp in vitro ngoài vườn ươm
Giai đoạn chuyển cây in vitro từ bình nuôi cấy ra ngoài vườn ươm là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng, quyết định khả năng ứng dụng của toàn bộ quá trình nuôi cấy in vitro vào thực tiễn sản xuất. Đây là giai đoạn gặp nhiều khó khăn do cây in vitro được nuôi cấy trong điều kiện ổn định về dinh dưỡng, ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ… khi chuyển cây ra ngoài điều kiện tự nhiên bên ngoài hoàn toàn biến động cây dễ bị “sốc” về điều kiện sống dẫn đến tỷ lệ chết cao, vì bắt đầu từ đây cây phải chuyển từ giai đoạn dị dưỡng sang giai đoạn tự dưỡng. Quá trình đưa cây in vitro ra vườn ươm cần có thời gian để cây dần thích ứng với điều kiện môi trường bên ngoài.
Trong tự nhiên, mây là loài cây trong quá trình sinh trưởng và phát triển có giai đoạn cỏ, đây là giai đoạn loài cây phải cạnh tranh với các loài cây khác rất mạnh mẽ và dễ bị tổn thương, chậm phát triển, đòi hỏi bộ rễ cần khoẻ mạnh. Trong nuôi cấy in vitro mây nếp, số rễ tạo ra trung bình chỉ từ 1 – 3 rễ/chồi, nhưng rễ cứng và phát triển rất nhanh, có nhiều rễ phụ. Trong các công thức thí nghiệm, số rễ trung bình được tạo ra đều như nhau, không có sự khác biệt rõ rệt. Chiều dài
của rễ đủ tiêu chuẩn đưa cây ra vườn ươm theo một số báo cáo về cây mây in vitro
là 1,0 – 1,5 (cm) có tỷ lệ sống cao.
Tiêu chuẩn cây in vitro đưa ra ngoài vườn ươm: cây in vitro có nhiều tiêu chuẩn khác nhau khi đưa ra vườn ươm. Nếu chiều cao của cây (H) ≥ 4 cm và tổng chiều dài của rễ (R) ≥ 4 cm, tỷ lệ sống của cây cao. Cây có rễ phụ có khả năng sống tốt hơn cây không có rễ phụ. Cây không có rễ cũng có tỷ lệ sống tương đối cao như D. margaritae (40%), C.egregius (75%) và C.simplicifolius (68,5%). Vì vậy, chiều cao của cây là tiêu chuẩn đầu tiên để đưa cây ra ngoài vườn ươm, tiếp theo là chiều dài của rễ và có hoặc không rễ phụ là tiêu chuẩn cuối cùng khi đưa cây ra vườn ươm.Tiêu chuẩn cây đưa ra vườn ươm là H ≥ 4cm, R ≥ 4 cm. Cây đưa ra vườn ươm có chiều cao ≥ 4cm nhưng bị nhiễm nấm nhẹ khi đưa ra trồng ngoài vườn ươm có tỷ lệ sống hơn 60%.
Cây mây nếp in vitro hoàn chỉnh, đảm bảo tiêu chuẩn về chiều cao ≥ 4 cm và có từ 1 -3 rễ, trước khi đưa ra trồng ở vườn ươm, tiến hành huấn luyện trong điều kiện nhà lưới trong 10 – 15 ngày để cây con thích ứng với ánh sáng tự nhiên và sự sai khác nhiệt độ ngày đêm. Trước khi ra cấy ngoài vườn ươm 2- 3 ngày, tháo lỏng hoặc mở hẳn nắp bình để cây con dần thích ứng với môi trường có độ ẩm thấp.
Giá thể cho cây mô nói chung là để cải thiện độ ẩm và tác động cơ học hơn là cung cấp chất dinh dưỡng. Để xác định ảnh hưởng của thành phần giá thể ươm cây đến tỷ lệ sống của cây in vitro ngoài vườn ươm, chúng tôi tiến hành thử nghiệm với 5 công thức thí nghiệm từ U1 – U5.
Che sáng là một trong những yêu cầu quan trọng của cây con trong giai đoạn vườn ươm nói chung, đặc biệt là cây con tạo ra bằng nuôi cấy in vitro nói riêng. Mỗi loài cây yêu cầu một chế độ che sáng, chịu bóng khác nhau. Mây là loài cây chịu bóng ở cả giai đoạn cỏ và giai đoạn trưởng thành. Do đó, khi đưa cây mây in vitro ra trồng ngoài vườn ươm, việc lựa chọn được chế độ che sáng thích
hợp sẽ là yếu tố thuận lợi để cây sống sót, sinh trưởng và phát triển tốt.Thí nghiệm được bố trí với 3 chế độ che sáng khác nhau (50%, 75% và 100%).
Sau 8 tuần theo dõi kết quả thu được trình bày ở bảng 4.9.
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của giá thể và chế độ che sáng tỷ lệ sống của cây mây nếp in vitro ngoài vườn ươm.
Công thức Thành phần và tỷ lệ phối trộn Số cây cấy (cây) Số cây sống (cây) Tỷ lệ cây sống (%) 50% che sáng U1 40% trấu toàn tính trộn với 60% cát vàng 50 40 80 U2 60% trấu toàn tính trộn với 40% cát vàng 50 34 68 U3 100% cát vàng 50 35 70 U4 40% đất đồi + 60% cát vàng 50 45 90 U5 60% đất đồi + 40% cát vàng 50 38 76 75% che sáng U1 40% trấu toàn tính trộn với 60% cát vàng 50 41 82 U2 60% trấu toàn tính trộn với 40% cát vàng 50 35 70 U3 100% cát vàng 50 37 74 U4 40% đất đồi + 60% cát vàng 50 47 94 U5 60% đất đồi + 40% cát vàng 50 39 78 100% che sáng U1 40% trấu toàn tính trộn với 60% cát vàng 50 39 78 U2 60% trấu toàn tính trộn với 40% cát vàng 50 32 64 U3 100% cát vàng 50 33 66 U4 40% đất đồi + 60% cát vàng 50 44 88 U5 60% đất đồi + 40% cát vàng 50 37 74
Hình 3.7. Ảnh hưởng của giá thể và chế độ che sáng đến tỷ lệ sống của cây mây nếp in vitro ngoài vườn ươm
Phân tích phương sai hai nhân tố thu được kết quả Ftính = 4,46 > Ftra bảng = 3,84 (Phụ biểu 05) điều này cho thấy chế độ che sáng và giá thể (thành phần và tỷ lệ phối trộn) có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống của cây mây nếp in vitro ngoài vườn ươm.
Kết quả trên bảng 3.9 và hình 3.7 cho thấy: Cây mây nếp in vitro trồng ngoài vườn ươm có tỷ lệ cây sống cao (> 60%). Trong đó, công thức thí nghiệm tốt nhất là công thức U4 (40% đất đồi + 60% cát vàng) ở chế độ che sáng 75% cho tỷ lệ cây sống cao nhất trong các công thức thí nghiệm 94%. Kết quả này cao hơn rất nhiều nghiên cứu đã công bố của Zeng Bingshan khi trồng cây mây nếp in vitro là 66,7% - 75,9% [45].
Cây trồng trên giá thể có 40% đất đồi + 60% cát vàng cho tỷ lệ sống cao nhất trong các công thức thí nghiệm dưới các chế độ che sáng khác nhau (chế độ che sáng 50% là 90%; che sáng 75% là 94% và che sáng 100% là 88%). Còn ở các công thức U1, U2, U3 và U5 tỷ lệ cây sống thấp hơn lần lượt là 80%, 68%, 70% và 76% ở chế độ che sáng 50%; 82%, 70%, 74% và 78% ở chế độ che sáng 75%; 78%, 64%, 66% và 74% ở chế độ che sáng 100%. Ở các công thức thí
nghiệm khi tỷ lệ cát chiếm đa số thì tỷ lệ cây mây mô sống cao hơn, điều này được giải thích do cát có kết cấu rời rạc, thoáng khí, thoát nước tốt và ít nấm bệnh nên rễ cây không bị bí chặt, ít bị nhiễm bệnh, do đó cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Trên các giá thể từ U1 – U5, chế độ che sáng 75% cho tỷ lệ cây sống cao nhất (trên giá thể U1, U2, U3, U4 và U5: tỷ lệ cây sống ở chế độ che sáng 75% lần lượt là 82%, 70%, 74%, 94% và 78% cao hơn so với che sáng 50% là 80% , 68%, 70%, 90% và 76%; tỷ lệ cây sống thấp nhất là chế độ che sáng 100% với 78%, 64%, 66%, 88% và 74% lần lượt trên các giá thể từ U1 – U5).
Hình 3.8. Cây mây in vitro sau 8 tuần trồng ngoài vườn ươm
A: 40% đất đồi+ 60% cát vàng dưới chế độ che sáng 75%; B: 60% đất đồi+ 40% cát vàng dưới chế độ che sáng 100%