Các nghiên cứu về mây nếp trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tạo cây con mây nếp (calamus tetradactylus hance) bằng phương pháp nuôi cấy invitro (Trang 30 - 31)

1.3.1 .Tổng quan về mây

1.3.3.2. Các nghiên cứu về mây nếp trên thế giới

Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về lồi cây này ở Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu của Xu Huangcan và cộng sự (2000) [38] cho thấy Mây nếp là loài cây mọc thành cụm, thân tương đối dài, có hoa đơn tính khác gốc, thân có thể dài khoảng 30 m hoặc hơn, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Trung Quốc. Mây nếp là loài đang được trồng nhiều ở phía Nam Trung Quốc, đảo Hải Nam, một phần ở phía Nam tỉnh Quảng Đơng từ 22o30’ vĩ độ Bắc và cả ở Hồng Kơng với tổng diện tích có lồi cây này lên đến 200.000 km2.

Là loài cây ưa ẩm nhưng cũng có thể sinh trưởng và phát triển tốt trên độ cao thấp hơn 700 m so với mực nước biển trong điều kiện nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa. Mặc dù có thể phát hiện thấy Mây nếp tại những vùng đất trũng ẩm ướt và lưu vực nhưng lồi này khơng chịu được ngập úng. Mây nếp sinh trưởng nhanh, nảy chồi tốt trong suốt mùa mưa khi mà lượng mưa dồi dào, độ ẩm khơng khí tương đối cao và ngược lại với mùa khô, Mây nếp cũng sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi đất dốc và độ pH H2O thích hợp là 5,0 - 6,4 . Kết quả nghiên cứu trong 6 năm, Xu Huangcan và cộng sự (2000) cho thấy Mây nếp phát triển rất chậm trong thời gian từ tuổi 1 đến 3, sinh trưởng hàng năm dưới 0,3 m và sau 3 năm chiều cao thân dưới 0,5 m. Sinh trưởng chiều cao thân hàng năm vượt quá 1,0 m khi cây trồng sau 4 năm.

Việc nhân giống thường dùng bằng hạt nhưng cũng có thể sử dụng phương pháp tách chồi. Hạt được gieo ươm trong nền đất cát 50 - 70 ngày, sau khi nảy mầm đem cấy vào bầu và chăm sóc trong vườn ươm từ 15 - 18 tháng, khi cây có từ 7 - 9 lá có thể mang đi trồng. Sau khi trồng 6 - 7 năm có thể thu hoạch với sản lượng đạt 1 - 2 tấn/ha. Lần khai thác thứ 2 vào năm thứ 11 với

sản lượng 1 - 1,5 tấn/ha. Nếu trên 25 năm, sản lượng có thể lên đến 6 tấn/ha (Xu Huangcan và cộng sự, 2000) [39].

Nhiều nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy đối với Mây nếp phương pháp xử lý hạt tốt nhất là xông bằng hương muỗi (J.K.Rawat, 2001) [29].

Giống như nhiều loài song mây sinh trưởng thành dạng bụi khác, Mây nếp cũng có thể nhân giống bằng các chồi mầm, nhưng biện pháp nhân giống bằng hạt vẫn phổ biến hơn cả. Hạt cần được tách và làm sạch ngay sau khi thu hái quả chín nhằm nâng cao tỷ lệ nảy mầm của hạt. Có thể làm sạch vỏ quả và áo hạt bằng cách chà xát với cát hoặc ngâm trong nước. Hạt đã làm sạch cần giữ độ ẩm từ 25 - 30%. Tỷ lệ nảy mầm của hạt tươi từ quả chín có thể đạt tới 98%. Thực tế ở Trung Quốc cho thấy rằng hạt trước tiên được ngâm và đãi sạch trong nước trong vịng 1 - 3 ngày, sau đó gieo trên các luống cát có che nắng và sau 50 - 70 ngày khi các cây con với lá đầu tiên xuất hiện có thể đem cấy vào các bầu đất và hỗn hợp phân bón. Các bầu cây được đặt cạnh nhau trong vườn ươm với cường độ ánh sáng tối thích với mây con khi được che sáng 50% (Xu Huangcan và cộng sự, 2000) [39].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tạo cây con mây nếp (calamus tetradactylus hance) bằng phương pháp nuôi cấy invitro (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)