Những nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tạo cây con mây nếp (calamus tetradactylus hance) bằng phương pháp nuôi cấy invitro (Trang 28 - 29)

Ở nước ta, trong những năm gần đây việc ứng dụng công nghệ nhân giống in vitro đã thành công ở một số loài cây trồng rừng phổ biến, như: Bạch đàn cao sản, Keo lai, Dó trầm, Tếch, Hông... . Nhiều cở sở nghiên cứu và sản xuất đã áp dụng công nghệ này để sản xuất cây giống ở quy mô công nghiệp nhằm chủ động cung cấp nguồn cây giống chất lượng cao phục vụ trồng rừng sản xuất đang có nhu cầu rất lớn.

Tuy nhiên, đối với những loài cây bản địa và cây đặc sản rừng có giá trị kinh tế cao nói chung, đặc biệt song mây nói riêng vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Việc ứng dụng kỹ thuật nhân giống in vitro đối với các loài cây này còn rất mới mẻ và nhiều hạn chế mới chỉ được tiến hành một cách đơn lẻ ở một số cơ sở nghiên cứu trong phạm vi phòng thí nghiệm và mang tính thăm dò là chính. (Nghiên cứu nhân giống dinh dưỡng cho cây song mật được tiến hành (Nguyễn Ngọc Tân và Trần Hồ Quang, 1995) bằng lá non và phôi hạt. Kết quả cho thấy có sự hình thành mô sẹo từ lá non nhưng không tái sinh chồi và chết dần khi môi trường có nồng độ Cytokinin cao. Các tác giả thành công trong việc nhân giống từ phôi, các phôi được nuôi cấy trên môi trường MS (Murashige và Skoog, 1962) có bổ sung Cytokinin và Auxin để tại cây hoàn

chỉnh. Tuy nhiên nghiên cứu này còn hạn chế ở chu kỳ cấy chuyển dài từ 6 – 8 tuần, không thấy đề cập đến hệ số nhân chồi hữu hiệu, thời gian và tỷ lệ ra rễ của cây con cũng như biện pháp huấn luyện cây mô ngoài vườn ươm) [15].

Hiện nay, việc áp dụng phương pháp nhân giống sinh dưỡng, trong đó có phương pháp nuôi cấy in vitro đối với nhiều loài cây rừng đã được áp dụng rộng rãi, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều cơ sở sản xuất cây giống và người trồng rừng. Tuy nhiên đối với mây, biện pháp thường sử dụng để nhân giống vẫn là sản xuất cây con gieo ươm từ hạt. Đến nay, hầu như chưa có công trình khoa học nào về nghiên cứu nhân giống mây bằng phương pháp nuôi cấy in vitro

được công bố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tạo cây con mây nếp (calamus tetradactylus hance) bằng phương pháp nuôi cấy invitro (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)