CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.4. Các nghiên cứu liên quan đến quản lý RRTTvà biến đổi khí hậu
1.4.2. Tại Việt Nam
1.4.2.1. Cơ sở pháp lý của Việt Nam về phòng, chống thiên tai
Luật đê điều, đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại quyết định số 79/2006QH11 ngày 29/11/2006.
Luật phòng, chống thiên tai, đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại quyết định số 33/2013/QH13 ngày 19/06/2016, hiệu lực từ ngày 01/05/2014.
Một số văn bản hướng dẫn thi hành Luật gồm có:
- Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/07/2014 của Chính phủ về việc quy định chi tiết, hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai
- Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ về việc quy định thành lập và quản lý quỹ phòng, chống thiên tai.
- Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020.
- Quyết định số 76/2009/QĐ-TTg ngày 11/05/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc kiện tồn Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn và hệ thống tổ chức tìm kiếm cứu nạn của các Bộ, ngành trung ƣơng và địa phƣơng.
- Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/07/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”.
- Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai.
- Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai.
- Quyết định số 367/QĐ-TTg ngày 17/03/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo trung ƣơng về phịng, chống thiên tai
- Thơng tƣ liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ về việc hƣớng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Thông tƣ số 05/2016/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ về việc hƣớng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội.
Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống phịng, chống thiên tai
Hình 1.2. Sơ đồ Ban chỉ đạo trung ƣơng về phòng, chống thiên tai
Ban chỉ đạo trung ƣơng về phòng, chống thiên tai đƣợc thành lập tại quyết định số 367/QĐ-TTg ngày 17/3/2015. Ban có nhiệm vụ điều phối liên ngành giúp Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ trong việc tổ chức, chỉ đạo, điều hành
cơng tác phịng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên phạm vi cả nƣớc.
Bộ Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thƣờng trực của Ban chỉ đạo trung ƣơng về PCTT, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về PCTT. Bộ sử dụng bộ máy, biên chế của Cục Phòng, chống thiên tai làm nhiệm vụ của Văn phòng thƣờng trực của Ban Chỉ đạo.
Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo trung ƣơng về PCTT đƣợc quy định tại Điều 18, Chƣơng II, Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/07/2014 (Sơ đồ 02).
Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai:
• Hƣớng dẫn việc xây dựng, đơn đốc thực hiện chiến lƣợc, kế hoạch quốc gia, chính sách, pháp luật về PCTT;
•Hƣớng dẫn xây dựng phƣơng án ứng phó thiên tai;
• Chỉ đạo, điều phối ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên phạm vi tồn quốc: Chỉ đạo ứng phó thiên tai cấp độ 3, 4; điều phối và hỗ trợ các địa phƣơng ứng phó thiên tai cấp độ 1, 2;
•Quyết định các biện pháp cấp bách, huy động các nguồn lực của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, của tổ chức, cá nhân để ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định của Luật phịng, chống thiên tai;
•Chỉ đạo thống kê số liệu thiệt hại, nhu cầu cứu trợ của các địa phƣơng, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và đề xuất với Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ quyết định các biện pháp và nguồn lực khắc phục hậu quả thiên tai trong phạm vi cả nƣớc;
• Kiểm tra, đơn đốc các Bộ, ngành, địa phƣơng thực hiện các hoạt động PCTT.
1.4.2.2. Cơ sở pháp lý của Việt Nam về BĐKH
- Luật Tài nguyên nƣớc số 17/2012/QH13 đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 21/6/2012.
- Luật Bảo vệ môi trƣờng số 55/2014/QH13 đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 23/6/2014.
- Luật Khí tƣợng thủy văn số 90/2015/QH13 đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 23/11/2015.
Một số văn bản hướng dẫn thi hành Luật và các văn bản dưới luật liên quan
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ ban hành quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nƣớc.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ ban hành quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trƣờng.
- Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ ban hành quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tƣợng thủy văn.
- Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04/03/2013 của Chính phủ về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng.
- Quyết định số 43/QĐ-TTg ngày 09 tháng 1 năm 2012 về việc thành lập Ủy ban Quốc gia về BĐKH
Hình 1.3. Hệ thống cơ cấu tổ chức về biến đổi khí hậu
Bộ Tài ngun và Mơi trƣờng đƣợc Chính phủ giao là đơn vị đầu mối để tham gia thực hiện Công ƣớc khung về BĐKH; Nghị định thƣ Kyoto, và Cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam. Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu đƣợc Thủ tƣớng chính phủ thơng qua nhằm giải quyết tác động của BĐKH và sự cần thiết phải giảm nhẹ và thích nghi với các tác động của BĐKH [8]. Trong những năm gần đây chủ đề nghiên cứu về RRTT và BĐKH đƣợc nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân quan tâm nghiên cứu. Các đề tài nghiên cứu đƣợc tập hợp trong các báo cáo, tài liệu, sổ tay hƣớng dẫn,... Tiêu biểu nhƣ: Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về QLRRTT và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với BĐKH của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2015 [7]; Tài liệu kỹ thuật về Quản lý rủi ro và thích ứng với BĐKH (năm 2011) [8], Tài liệu hƣớng dẫn đánh giá RRTT dựa vào cộng đồng (năm 2014) [9] của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sổ tay hƣớng dẫn “Quản lý RRTT và thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng” (2012) của tổ chức DMC Oxfarm [13].
Đặc biệt là các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến RRTT và BĐKH nhƣ: Nghiên cứu đặc điểm diễn biến của hiện tƣợng rét hại khu vực Tây Bắc và
khả năng dự báo của Dƣơng Văn Khảm và Trần Hồng Thái, (2011) [12] đã chỉ ra đƣợc nguyên nhân, đặc điểm và dự báo xu thế biến đổi của hiện tƣợng rét hại tại một số tỉnh Tây Bắc của nƣớc ta. Nghiên cứu của Lã Thanh Hà (2009) về điều tra, khảo sát phân vùng và cảnh báo khả năng xuất hiện lũ quét ở miền núi Việt Nam [15]. Nghiên cứu của Vũ Thanh Hằng, Phan Văn Tân (2010) về dao động và biến đổi của hiện tƣợng rét đậm, rét hại ở Việt Nam [16]. Nghiên cứu Nguyễn Văn Thắng, và Trần Thục ( 2011) về BĐKH và tác động ở Việt Nam [28],… Các cơng trình nghiên cứu nên trên đã làm rõ đƣợc hiện tƣợng, đánh giá đƣợc các thiệt hại do thiên tai và BĐKH gây ra. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu mới dừng lại ở mức độ khái quát, chƣa phân tích sâu đƣợc bản chất của từng hiện tƣợng gắn với một lãnh thổ cụ thể. Đặc biệt chƣa làm rõ đƣợc mối quan hệ giữa RRTT và BĐKH.
1.4.3. Tại tỉnh Lào Cai
Tại địa bàn tỉnh Lào Cai, các cơng trình nghiên cứu liên quan đến QLRRTT chƣa nhiều. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào tìm hiểu ngun nhân, giải thích các thiên tai dƣới góc độ địa chất địa – địa mạo học. Tiêu biểu nhƣ nghiên cứu của Lê Đức An, Lại Huy Anh (2000) về địa mạo đới đứt gãy Sông Hồng (Khu vực Lào Cai – Yên Bái) phát sinh một số thiên tai thƣờng gặp [1]. Nghiên cứu của Nguyễn Đăng Túc, Nguyễn Trọng Yêm (2001) về biên độ và tốc độ dịch trƣợt của đới Sơng Hồng trong Kainozoi [42]. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Xuyên, Phạm Quang Hùng (2000) về một số thiên tai đặc trƣng tại tỉnh Lào Cai [54]. Đề tài trọng điểm cấp tỉnh của Sở Khoa học và Công nghệ Lào Cai (2013) nghiên cứu các loại hình thiên tai do tác động của các yếu tố ngoại sinh [44].
Tiếp cận với chủ đề BĐKH tại tỉnh Lào Cai, trong những năm gần đây đã có một số chƣơng trình dự án liên quan nhƣ: Chƣơng trình phịng chống và giảm nhẹ thiên tai (2007), Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (2008), Chiến lƣợc quốc gia về BĐKH (2011), v.v… Theo đó, những hoạt động lớn có liên quan trực tiếp tới ứng phó với BĐKH mà tỉnh Lào Cai đã làm trong thời gian qua bao gồm:
- Xây dựng và ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 [46];
- Kế hoạch hành động phát triển bền vững tỉnh Lào Cai giai đoạn 2013- 2015;
- Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 25/4/2013 của tỉnh ủy Lào Cai về đẩy mạnh công tác quản lý và bảo vệ môi trƣờng, ứng phó với BĐKH để xây dựng tỉnh Lào Cai phát triển nhanh và bền vững [47].
Những hoạt động cụ thể có liên quan tới ứng phó với BĐKH đã đƣợc xây dựng và triển khai trong thời gian qua bao gồm:
- Dự án Quản lý lâm nghiệp cộng đồng vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo (RVN-A60) tại 03 xã Bản Hồ, Sa Pả và Lao Chải huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai (2007-2010), với sự tài trợ của Oxfam Anh.
- Dự án Nâng cao nhận thức và tăng cƣờng năng lực cho địa phƣơng trong việc thích ứng và giảm nhẹ BĐKH (VN/05/009) (2006-2007) với sự tài trợ của Quỹ Mơi trƣờng tồn cầu [50].
- Dự án Hỗ trợ TP Lào Cai tăng cƣờng năng lực chống chịu BĐKH (2012- 2014) do Viện Chuyển đổi Môi trƣờng và Xã hội tài trợ [51].
- Năm 2013, Sở TN&MT hoàn thiện các thủ tục pháp lý làm căn cứ cho UBND tỉnh tiếp nhận khoản hỗ trợ của Công ty Pesl Instrument GmBH (CH Áo) về khảo nghiệm tính năng và tác dụng của Trạm khí hậu tự động công nghệ iMetos, đã bàn giao cho Vƣờn Quốc gia Hồng Liên 01 trạm khí hậu tự động để vận hành thử nghiệm.
Các chƣơng trình, kế hoạch hành động trên tuy có đề cập đến các vấn đề liên quan đến BĐKH, tác động đến RRTT nhƣng chỉ ở mức độ chung và chƣa đề cập tới các vấn đề cụ thể cần đƣợc giải quyết để ƢPBĐKH trong lĩnh vực QLRRTT. Do vậy, để đáp ứng các nhu cầu phát triển của thực tiễn, cần nghiên cứu các tác động cụ thể của BĐKH, xây dựng các kịch bản ứng phó, gắn liền với các biện pháp QLRRTT.
CHƢƠNG 2:
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các loại hình thiên tai trong bối cảnh BĐKH tại tỉnh Lào Cai. Các loại hình thiên tai đƣợc nghiên cứu trong mối quan hệ tác động của BĐKH, tập trung vào tìm hiểu hiện trạng, giải thích nguyên nhân, dự đốn xu thế diễn biến, từ đó đề xuất các giải pháp QLRRTT tại tỉnh Lào Cai.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về mặt không gian: Giới hạn trong phạm vi không gian lãnh thổ của tỉnh Lào Cai, diện tích tự nhiên là 6360,76km2. Tuy nhiên đề tài xem xét vấn đề nghiên cứu trên quan điểm lãnh thổ tiếp giáp, đặt trong mối quan hệ tự nhiên với lãnh thổ miền núi phía Bắc Việt Nam trong bối cảnh BĐKH toàn cầu.
- Phạm vi về mặt thời gian: Nghiên cứu về RRTT dựa vào các dữ liệu thống kê, các tài liệu nghiên cứu trong 50 năm gần đây. Các dữ liệu liên quan đến khí hậu, BĐKH dựa vào Tập số liệu khí hậu tỉnh Lào Cai do Trung tâm dự báo Khí tƣợng Thủy văn tỉnh Lào Cai thống kê giai đoạn (1990-2015). Ngoài ra đề tài tham khảo Số liệu khí hậu thuộc Chƣơng trình Nhà nƣớc 42A (1989).
- Phạm vi về mặt nội dung: Có nhiều loại thiên tai xảy ra tại tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên, đề tài giới hạn nghiên cứu 4 loại thiên tai chủ yếu bao gồm: Lũ (bao gồm lũ lụt,lũ quét, lũ bùn đá); Sạt lở đất; Hạn hán và; Băng tuyết và giá rét.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung vào 4 nội dung nghiên cứu sau:
1. Xác lập cơ sở lý luận của việc nghiên cứu RRTT trong bối cảnh BĐKH tại không gian cấp tỉnh: tổng quan về cơ sở lý luận, mơ hình nghiên cứu.
2. Nghiên cứu các nhân tố tác động đến RRTT và biến đối khí hậu tại tỉnh Lào Cai: phân tích các nhân tố dựa trên mối quan hệ tổng hợp, lựa chọn các nhân tố chủ đạo để giải thích nguyên nhân xảy ra thiên tai trên địa bàn nghiên cứu.
3. Nghiên cứu hiện trạng thiên tai và đánh giá các RRTT trong bối cảnh BĐKH tại tỉnh Lào Cai: Tìm hiểu các thiên tai thƣờng gặp, đánh giá hiện trạng, phân tích xu thế diễn biến các loại hình RRTT.
4. Đánh giá năng lực QLRRTT của tỉnh Lào Cai, từ đó đề xuất các giải pháp QLRRTT trong bối cảnh BĐKH.
2.3. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Quan điểm nghiên cứu 2.3.1. Quan điểm nghiên cứu
2.3.1.1. Quan điểm hệ thống
Ngày nay, khi tiến hành nghiên cứu các vấn đề khoa học hầu hết các ngành đều đi theo xu hƣớng tiếp cận hệ thống. Mọi sự vật hiện tƣợng đều có mối quan hệ biện chứng với nhau, tạo thành một thể thống nhất, hoàn chỉnh, đƣợc gọi là một hệ thống. Các hệ thống thƣờng bao gồm nhiều thành phần, giữa các thành phần với nhau đều có mối quan hệ qua lại mật thiết. Đồng thời, giữa hệ thống và mơi trƣờng bên ngồi cũng có sự thống nhất chặt chẽ [14]. Quan điểm hệ thống đƣợc coi là quan điểm bao trùm khi nghiên cứu, đánh giá một vấn đề khoa học.
Vận dụng quan điểm hệ thống, đề tài xem xét nghiên cứu các loại thiên tai, RRTT và BĐKH trong mối quan hệ thống nhất của hệ thống. Các loại thiên tai đƣợc nghiên cứu trên quan điểm hệ thống, nghiên cứu nguyên nhân, đánh giá các yếu tố phát sinh, dự báo diễn biến của từng loại thiên tai, RRTT dựa trên mối quan hệ tƣơng hỗ giữa các yếu tố cấu thành. Đặc biệt khi đề xuất các giải pháp QLRRTT phải đặt trong một hệ thống thống nhất, đƣa ra các giải pháp toàn diện.
2.3.1.2. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp khi nghiên cứu QLRRTT trên cơ sở nghiên cứu các loại thiên tai trong tổng hoà các mối quan hệ tƣơng hỗ với nhau. Khi giải thích các loại thiên tai phải dựa trên tổng hợp các yếu tố tác động. Đề xuất các giải
pháp QLRRTT phải xuất phát từ quan điểm tổng hợp. BĐKH và tác động đến RRTT trên địa bàn tỉnh Lào Cai cũng cần đƣợc nhìn nhận trên quan điểm tổng hợp.
3.3.1.3. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển trong đó đảm bảo sự hài hồ giữa các mục tiêu tăng trƣởng kinh tế với các mục tiêu ổn định xã hội và bảo vệ môi trƣờng. Theo Uỷ ban Môi trƣờng và Phát triển thế giới thì phát triển bền vững là : “Những thế hệ hiện tại cần đáp ứng nhu cầu của mình, sao cho không làm