Một số khung phân tích đánh giá quản lý rủi ro thiên tai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quản lý rủi ro thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh lào cai, việt nam (Trang 44 - 48)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. Một số khung phân tích đánh giá quản lý rủi ro thiên tai

2.4.1. Khung phân tích đánh giá tổn thƣơng rủi ro thiên tai PAR

Năm 2004 Wisner và cộng sự đã đƣa ra khung mơ hình phân tích đánh giá tổn thƣơng rủi ro thiên tai đƣợc gọi là mơ hình Áp lực và Nới lỏng (Pressure and Release - PAR model), trong đó sự xuất hiện của tai họa tiềm năng đƣợc xem là Áp lực và cơ hội giải thoát khỏi áp lực đƣợc xem là Nới lỏng. Mơ hình PAR xem rủi ro là một hàm của nguy cơ tai biến và khả năng bị tổn thƣơng, theo công thức:

Rủi ro = Tai biến x Khả năng tổn thƣơng

Trong luận văn phƣơng pháp tiếp cận của mơ hình PAR chú trọng giải thích khi thiên tai xảy ra làm ảnh hƣởng đến những ngƣời dễ bị tổn thƣơng nhƣ thế nào. Mơ hình này xác định khả năng tổn thƣơng theo ba tiến trình của khả năng tổn thƣơng gồm nguyên nhân gốc rễ, áp lực động và tình trạng khơng an

tồn. “Ngun nhân gốc rễ” có thể là các yếu tố tự nhiên, kinh tế, nhân khẩu, ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận và phân phối quản lý rủi ro tại tỉnh Lào Cai.

Hình 2.1. Khung phân tích đánh giá tổn thƣơng RRTT

(Nguồn: Wisner và cộng sự, 2004)

2.4.2. Khung đánh giá giảm nhẹ rủi ro thiên tai của UNISDR

Theo khung mơ hình của Cơ quan Liên Hợp Quốc về Giảm nhẹ rủi ro thảm họa, khả năng tổn thƣơng đƣợc xem là yếu tố chính để xác định rủi ro, theo cơng thức Rủi ro = Tai biến x Khả năng tổn thƣơng.

Khung mơ hình UNISDR đặt các yếu tố khả năng tổn thƣơng và giảm rủi ro trong một khung chung gọi là bối cảnh phát triển bền vững. Khung mơ hình cung cấp cái nhìn tổng quan về các giai đoạn khác nhau trong việc giảm rủi ro thiên tai nhƣ phân tích khả năng tổn thƣơng, phân tích và giám sát tai biến, cảnh báo sớm và ứng phó… Tuy nhiên, các mũi tên từ khả năng tổn thƣơng và tai biến chỉ hƣớng đến phân tích rủi ro mà khơng cho thấy rõ cách thức để giảm khả năng tổn thƣơng. Khung mơ hình nhấn mạnh các yếu tố nhƣ cảnh báo sớm, sự chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó khẩn cấp có thể làm giảm tác động của thiên tai.

Việc áp dụng khung khung đánh giá giảm nhẹ rủi ro thiên tai của UNISDR là khá phù hợp với điều kiện RRTT của tỉnh Lào Cai. Các yếu tố tổn thƣơng là xã hội, kinh tế, chính trị, mơi trƣờng có thể đƣợc lựa chọn linh hoạt dựa trên tính sẵn có hay khả năng thu thập dữ liệu.

Hình 2.2. Khung đánh giá giảm nhẹ rủi ro thiên tai (Nguồn: UNISDR, 2004)

2.4.3. Khung QLRRTT dựa vào cộng đồng

Quản lý RRTT dựa vào cộng đồng là một q trình trong đó ngƣời dân trong cộng đồng chủ động và tham gia tích cực vào việc xác định và phân tích các RRTT, lập kế hoạch, thực hiện, theo dõi và đánh giá các hoạt động nhằm

mục đích giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thƣơng và tăng cƣờng khả năng ứng phó, thích riêng làm hạn chế khả năng tham gia và hƣởng lợi của họ trong phát triển.

Quản lý RRTT dựa vào cộng đồng là tạo ra sự chuyển biến tích cực từ một “cộng đồng dễ bị tổn thƣơng” sang một “cộng đồng có năng lực, cùng nhau phòng ngừa, ứng phó và phục hồi” bằng cách phát huy tối đa các nguồn lực sẵn có trong cộng đồng và các nguồn lực khác [13].

Nhóm các mơ hình QLRRTT dựa vào cộng đồng gồm 6 bƣớc (Hình 2.1): Giới thiệu chung về mơ hình; Chuẩn bị kế hoạch thực hiện; Đánh giá RRTT dựa vào cộng đồng; Xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai; Thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai; Giám sát và đánh giá kế hoạch có sự tham gia của cộng đồng.

Hình 2.3. Mơ hình quản lý RRTT dựa vào cộng đồng [13]

Trong nhóm các mơ hình QLRRTT dựa vào cộng đồng bao gồm: Các mơ hình tổ chức Oxfam nhƣ: Mơ hình câu lạc truyền thơng “Sống chung với lũ”, Mơ hình diễn tập cảnh báo lũ - bão khẩn cấp cấp xã, Mơ hình lồng ghép giới quản lý thiên tai, Mơ hình dạy bơi cho phụ nữ trẻ em 16. Các mơ hình tổ chức CARE nhƣ: Mơ hình lập kế hoạch có tham gia cộng đồng, Mơ hình trồng nấm bào ngƣ nhằm cải thiện sinh kế cho ngƣời nghèo. Các mơ hình tổ chức World Vision nhƣ: Mơ hình lập kế hoạch giảm nhẹ RRTT có tham gia cấp hộ gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quản lý rủi ro thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh lào cai, việt nam (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)