Đánh giá về khả năng tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quản lý rủi ro thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh lào cai, việt nam (Trang 101)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Đánh giá năng lực QLRRTT trong bối cảnh BĐKH tỉnh Lào Cai

3.4.1. Đánh giá về khả năng tài chính

Có thể nói, năng lực tài chính của tỉnh Lào Cai hỗ trợ cho hoạt động QLRRTT, thích ứng với BĐKH cịn rất hạn chế. Hàng năm, tỉnh đã có phân bổ nguồn kinh phí để khắc phục hậu quả thiên tai. Tuy nhiên, dòng ngân sách này chủ yếu mới đáp ứng đƣợc sử nhu cầu cứu trợ khi thiên tai xảy ra mà chƣa đủ nguồn lực đầu tƣ cho công tác chủ động phịng ngừa. Ngồi ra, phần kinh phí cho nâng cấp cơ sở hạ tầng phịng chống thiên tai hoặc các chƣơng trình phịng ngừa thiên tai hiện vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức do nguồn ngân sách hạn hẹp. Theo thông tin từ đánh giá thể chế, hàng năm tỉnh Lào Cai chỉ có một khoản ngân sách chƣa đến 10,5 tỉ đồng. Trang thiết bị phục vụ công tác PCTT của tỉnh mới chỉ đáp ứng đƣợc 30-40% nhu cầu cũng xuất phát từ sự eo hẹp về nguồn kinh phí. Bên cạnh đó, hiện chƣa có một cơ chế tài chính nào đƣợc xác định cũng nhƣ nguồn nào đƣợc phân bổ cho các hoạt động QLRRTT, ứng phó với BĐKH (ngoại trừ một vài sự hỗ trợ nhỏ từ chƣơng trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH thông qua Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Bộ Nông nghiệp và PTNT). Theo kết quả đánh giá thể chế thì năng lực tài chính hỗ trợ thích ứng với BĐKH chỉ đạt cấp độ 2 trên mức tối đa là 5.

Ngoài nguồn ngân sách nhà nƣớc, tỉnh Lào Cai cũng nhận đƣợc một số sự hỗ trợ tài chính của một số tổ chức Phi chính phủ. Tuy nhiên, nguồn lực này không thƣờng xuyên và chủ yếu chỉ tập trung vào khắc phục hậu quả của thiên tai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quản lý rủi ro thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh lào cai, việt nam (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)