Các giải pháp quản lý rủi ro thiên tai tại Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quản lý rủi ro thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh lào cai, việt nam (Trang 109 - 125)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5. Các giải pháp quản lý rủi ro thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh

3.5.2. Các giải pháp quản lý rủi ro thiên tai tại Lào Cai

a. Các giải pháp truyền thông, giáo dục:

Thiên tai là sự kiện tự nhiên gây những tổn thất cho con ngƣời nên để giảm thiểu chúng, trƣớc tiên phải phổ biến và trang bị cho các cơ quan quản lý, cho nhân dân nói chung những kiến thức về RRTT nhƣ lũ lụt, hạn hán, trƣợt lở, dòng bùn đá, nguyên nhân, tác hại và các giải pháp phịng chống. Hình thức tuyên truyền, phổ biến có thể dựa vào các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ báo, đài phát thanh, truyền hình hoặc các cuộc nói chuyện, tun truyền và các tài liệu phổ thông. Giáo dục trong học sinh (tƣơng tự giáo dục về giao thông) tăng cƣờng ý thức phòng tránh những hiểm hoạ do thiên tai, lũ quét, trƣợt lở, dòng bùn đá gây ra, từ đó mỗi cá nhân và tổ chức có thể tự hình thành cho mình những kiến thức cơ bản về phịng tránh thiên tai, thích ứng với BĐKH.

b. Các giải pháp về quản lý:

Ngoài những quy định chung đƣợc ghi trong Pháp lệnh Bảo vệ môi trƣờng, phịng chống thiên tai, ứng phó với BĐKH cụ thể trong phạm vi tỉnh Lào Cai, cần thực hiện các nội dung sau:

- Nghiên cứu cấm các hoạt động đặc biệt: Không cho phép ngƣời dân và các tổ chức tự động san ủi các sƣờn đồi dọc thung lũng Sông Hồng, tạo nên các

vách dốc. Khơng đƣợc xây dựng các cơng trình quy mơ lớn ở vùng dễ có lũ quét xảy ra. Các vùng chịu rủi ro cao có thể đƣợc sử dụng cho các đối tƣợng có khả năng rủi ro thấp hơn nhƣ các vùng bảo tồn thiên nhiên, cơng trình thể thao và cơng viên. Các đối tƣợng có khả năng bị tổn thất cao nhƣ bệnh viện chỉ đƣợc xây dựng ở những vùng an toàn.

- Cần xây dựng quy chế sử dụng đất (những nơi đƣợc canh tác, hình thức canh tác,...) trên các sƣờn dƣơng và sƣờn âm của các tuyến đƣờng giao thơng có nhiều nguy cơ RRTT nhƣ tuyến đƣờng Lào Cai - Sapa, Lào Cai - Bắc Hà và các khu vực dân cƣ có nguy cơ RRTT cao khác.

c. Các giải pháp kỹ thuật:

- Xây dựng các hệ thống dự báo, cảnh báo RRTT:

Đối với RRTT nhƣ trƣợt lở đất đá, xói lở bờ sơng, cần tiến hành các trạm quan trắc thƣờng xuyên nhằm xác định đúng cƣờng độ và xu hƣớng chuyển động của chúng. Tổng hợp các điểm nghiên cứu chi tiết này sẽ là cơ sở cho việc xây dựng hệ thống cảnh báo RRTT.

Lũ quét, lũ bùn đá vừa chịu ảnh hƣởng của điều kiện khí hậu, vừa chịu tác động của yếu tố địa hình và quá trình địa mạo, đặc biệt là hiện tƣợng trƣợt lở đất. Để xây dựng hệ thống cảnh báo phải kết hợp nghiên cứu đầy đủ các yếu tố trên. Thực tế, việc dự báo lũ quét không thể làm nhƣ lũ sông mà cần phải thiết lập hệ thống đƣợc gọi là báo động để đánh giá tự động tại chỗ. Các phƣơng tiện thông tin cảnh báo bao gồm: đài phát thanh, truyền hình, báo động, các hệ thống truyền tin đến các địa chỉ cơng cộng và bản làng, có thể dùng cả xe đạp và ngựa với nơi gần.

- Khảo sát, điều tra chi tiết những vùng có nguy cơ RRTT:

Trên cơ sở hiện trạng các RRTT, bản đồ đánh giá các RRTT vừa đƣợc xây dựng, có thể đƣa ra một số khu vực cần nghiên cứu, đánh giá chi tiết nhằm đƣa ra các giải pháp phòng tránh kịnh thời.

Trên cơ sở nghiên cứu chi tiết các yếu tố có liên quan với RRTT, cần tiến hành cập nhật và hoàn thiện các bản đồ cảnh báo nguy cơ RRTT cho từng dạng

RRTT cụ thể. Một số khu vực trọng điểm cần tiến hành xây dựng bản đồ cảnh báo tỷ lệ lớn.

Do các dạng RRTT có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau nên cần xây dựng một bản đồ RRTT tổng hợp. Một bản đồ RRTT tổng hợp đƣợc xem nhƣ là một bản đồ tổ hợp, hoặc bản đồ gộp, phục vụ cho việc đánh giá các vùng có khả năng xảy ra RRTT do nhiều thảm hoạ gây ra. Nó là cơng cụ tuyệt vời để lập kế hoạch giảm nhẹ thiệt hại và tình trạng khẩn cấp với nhiều thảm hoạ khác.

- Quy hoạch sử dụng đất và khu dân cƣ một cách hợp lý:

Mục đích của quy hoạch sử dụng đất trong phòng tránh thiên tai là làm giảm sự nguy hiểm cho tính mạng, tài sản trong những vùng có nguy cơ RRTT. Một mối quan tâm hàng đầu đối với phòng tránh RRTT là việc thiết kế thi công mới hoặc cải tạo các tuyến đƣờng giao thông, là việc mở rộng hoặc xây dựng mới những đô thị.

Các yếu tố sau đây cần chú ý: + Mật độ dân số:

Ở các vùng có nguy cơ RRTT, số thƣơng tổn có liên quan trực tiếp với mật độ dân số và tính chất định cƣ ở những vùng rủi ro. Một vùng còn ở dạng quy hoạch cần phải đƣa vào các quy định về mật độ dân số. Đối với các vùng đã định cƣ, đặc biệt là định cƣ tập trung, việc quy định về mật độ dân số có thể là vấn đề nhạy cảm và cần phải hƣớng vào các mối quan hệ kinh tế - xã hội của việc định cƣ. Một điều không may là việc định cƣ không đƣợc hoạch định trƣớc về mật độ dân số lại nằm trong vùng dễ bị ảnh hƣởng của RRTT, đặc biệt là lũ quét. Do đó các nhà hoạch định kế hoạch phải phối hợp các biện pháp cải thiện các vùng đó và giảm tổn thất do thiên tai gây ra.

+ Di chuyển các cơng trình cản lũ trong hệ thống sơng, suối, những nơi có nguy cơ xẩy ra lũ quét, lũ ống.

+ Ngồi mối nguy hiểm hiển nhiên của các cơng trình bị dịng chảy mạnh của lũ cuốn trơi, bị xói lở bờ bất ngờ trong mùa lũ, các cơng trình xây dựng khơng hợp lý cịn gây cản trở thốt lũ cũng bị thiệt hại và gây ngập lụt cho những vùng an toàn.

d. Xây dựng một số cơng trình phịng tránh:

- Trƣớc tiên, cần ƣu tiên các cơng trình đã đƣợc duyệt trong những năm vừa qua, đặc biệt là các cơng trình liên quan với kè bờ Sơng Hồng tại TP Lào Cai. Cần xây dựng thêm các dự án xây dựng cơng trình kè bờ sơng tại khu vực Phố Lu, đặc biệt là các đoạn bờ gần cầu qua Sông Hồng tại đây.

- Cần nghiên cứu chi tiết các khối trƣợt lở đất dọc tuyến đƣờng Lào Cai - Sa Pa, Lào Cai - Bắc Hà, Cam Đƣờng - Văn Bàn, khối trƣợt tại khu vực phía Tây phƣờng Duyên Hải trƣớc khi đầu tƣ các hệ thống cơng trình chống trƣợt.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Đề tài nghiên cứu quản lý RRTT trong bối cảnh BĐKH tỉnh Lào Cai đã làm rõ đƣợc đặc điểm hiện trạng RRTT trong bối cảnh BĐKH của tỉnh Lào Cai; giải thích nguyên nhân phát sinh các loại hình RRTT trên cơ sở phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, giải thích các nguyên nhân cụ thể phát sinh các thiên tai điển hình; Phân tích hiện trạng, đánh giá và dự báo RRTT trong bối cảnh BĐKH. Đề tài cũng đánh giá đƣợc năng lực quản lý RRTT của tỉnh Lào Cai từ đó đề xuất các giải pháp quản lý và thích ứng với RRTT trong bối cảnh BĐKH tồn cầu.

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu và thảo luận, đề tài rút ra một số kết luận sau đây:

1. Tỉnh Lào Cai có điều kiện tự nhiên đa dạng và phức tạp, điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng mang nét đặc thù của một tỉnh miền núi đã tác động đến QLRRTT trong bối cảnh BĐKH toàn cầu. Địa hình núi cao, chia cắt mạnh; khí hậu phân hóa đa dạng, các yếu tố khí hậu diễn biến phức tạp và đang có sự thay đổi theo chiều hƣớng BĐKH tồn cầu; mạng lƣới sơng suối khá dày đặc, nhƣng bị phân tách bởi yếu tố địa hình, địa mạo; thảm thực vật rừng đang có nguy cơ suy giảm, độ che rừng và diện tích rừng tự nhiên giảm. Ngoài ra, Lào Cai trong những năm gần đây có tốc độ phát triển kinh tế, tốc độ đơ thị hóa nhanh, cơ sở hạ tầng xây dựng phát triển mạnh; đặc điểm dân cƣ,dân tộc tập quán canh tác của ngƣời dân mang nhiều nét đặc thù,... Tất cả đều ảnh hƣởng đến việc QLRRTT của tình Lào Cai.

2. Trong những năm qua dƣới tác động của BĐKH trên địa bàn tỉnh các hiện tƣợng thời tiết cực đoan và các loại hình RRTT nhƣ lốc xốy, lũ lụt, lở đất, lũ quét, rét đậm rét hại kéo dài, cháy rừng quy mơ lớn,… có xu hƣớng gia tăng cả về tần số và cƣờng độ. Đây là mối đe doạ thƣờng xuyên, trƣớc mắt và lâu dài đối với tất cả các lĩnh vực, các vùng và các cộng đồng trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

3. Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ xảy ra làm tăng cƣờng độ, tần suất của các thiên tai cũng nhƣ các hiện tƣợng thời tiết cực đoan từ đó làm trầm trọng thêm các áp lực cho tỉnh Lào Cai, đặc biệt là các cộng đồng dân cƣ và các hệ thống cơ sở hạ tầng. Trong tƣơng lai, bên cạnh các loại hình thiên tai có mức độ nguy hiểm cao nhất nhƣ hiện nay là lũ qt, sạt lở đất thì Lào Cai có thể sẽ chịu thêm ảnh hƣởng nghiêm trọng của hạn hán, thiếu nƣớc trong mùa khô, kế đến là tác động ngày càng lớn các đợt nắng nóng, rét đậm, rét hại kéo dài. Bên cạnh đó, các thiên tai và hình thái thời tiết cực đoan có xu thế xuất hiện không theo quy luật nhƣ trong quá khứ.

4. Các tác động chính của RRTT đối với cộng đồng dân cƣ là rất lớn. RRTT làm bị thƣơng hay ảnh hƣởng đến sức khỏe do dịch bệnh phát sinh hoặc tăng cƣờng trong và sau khi thiên tai xảy ra, trong một số trƣờng hợp có thể gây thiệt hại về ngƣời; về hoạt động sản xuất, kinh doanh, phá hủy cơ sở hạ tầng. Một số nghiên cứu thống kê thiệt hại điển hình do tác động của RRTT tại Lào Cai đã chứng minh nhận định trên.

5. Năng lực QLRRTT và thích ứng với BĐKH của tỉnh Lào Cai còn nhiều hạn chế. Nguồn lực tài chính phục vụ cho việc QLRRTT và ứng phó với BĐKH chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu. Nhận thức, hiểu biết và trình độ chun mơn của cán bộ quản lý và cộng đồng dân cƣ còn hạn chế. Cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ QLRRTT cịn thiếu đồng bộ, chƣa có cơ chế chính sách phù hợp. Tỉnh cũng chƣa có các quy định, hƣớng dẫn về đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng, xây dựng kế hoạch QLRRTT, ứng phó với BĐKH vào kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và hạ tầng.

6. Mục tiêu của QLRRTT là đánh giá đúng xu hƣớng diễn biến của các RRTT, đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những thiệt hại hoặc phòng tránh những nguy cơ RRTT có thể xảy ra, hạn chế đến mức tối thiểu các thiệt hại về ngƣời và vật chất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Bên cạnh phƣơng châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ; lực lƣợng tại chỗ; phƣơng tiện, vật tƣ tại chỗ và hậu cần tại chỗ) trong quản lý RRTT, tỉnh Lào Cai cần phải có các giải pháp cụ thể nhằm QLRRTT trong bối cảnh BĐKH. Trong đó cần tập trung

vào các giải pháp truyền thông giáo dục, thực hiện các giải pháp về kỹ thuật, xây dựng các cơng trình phịng chống thiên tai và ban hành các cơ chế, chính sách QLRRTT thích ứng với BĐKH.

KHUYẾN NGHỊ

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cƣờng công tác QLRRTT, thích ứng với BĐKH nhƣ sau:

1. Cần tăng cƣờng nhận thức và năng lực cho các sở ban ngành, cơ quan liên quan cũng nhƣ của các cộng đồng về tác động tiềm tàng của RRTT và BĐKH, các nguyên nhân dẫn đến thiệt hại và các biện pháp thích ứng. Các nhóm đối tƣợng ƣu tiên là tổ cơng tác phịng chống thiên tai, thích ứng BĐKH.

2. Hình thành một cơ chế phối hợp liên cấp, liên ngành trong cơng tác QLRRTT, thích ứng với BĐKH. Tỉnh Lào Cai có thể tham khảo mơ hình văn phịng điều phối cơng tác QLRRTT, thích ứng BĐKH ở một số địa phƣơng khác trong cả nƣớc.

3. Xây dựng các quy định, hƣớng dẫn có tính pháp lý về việc lồng ghép chƣơng trình phòng chống thiên tai và BĐKH vào trong các quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Cần xây dựng kế hoạch, quy chế giám sát thực hiện cho từng ngành, từng địa phƣơng, trong đó cần chú trọng đến sự giám sát và quản lý của cộng đồng.

4. Lồng ghép các biện pháp QLRRTT trong bối cảnh BĐKH vào các chƣơng trình, kế hoạch hành động của tỉnh nhƣ các chƣơng trình giáo dục trong nhà trƣờng phổ thơng, chƣơng trình tập huấn tuyên truyền, chƣơng trình phát triến kinh tế nơng nghiệp nơng thơn,...

5. Khi thiết kế các cơng trình hạ tầng cần tính tới các thống số khí hậu cực đoan và các loại hình RRTT thƣờng gặp. Trong trƣờng hợp khơng thể thi công theo phƣơng án tối ƣu thì cần tính tới các giải pháp bổ sung khác nhằm chủ động thích ứng khi các tình huống xấu nhất xảy ra.

6. Cần thực hiện các nghiên cứu bổ sung nhằm đánh giá ảnh hƣởng tiềm tàng của vấn đề hạn hán, suy giảm chất lƣợng và trữ lƣợng nƣớc đến các địa phƣơng trong tƣơng lai có xét tới các yếu tố về thay đổi khí hậu, quản lý hồ, đập

thủy điện, sử dụng nƣớc ở thƣợng nguồn các sông trên địa bàn Trung Quốc, nhu cầu sử dụng các tài nguyên trong tƣơng lai.

7. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm (cảnh báo lũ, cảnh báo hạn, cảnh báo sạt lở, cảnh báo cháy rừng) và xác định phƣơng thức để lôi kéo sự tham gia của cộng đồng trong quá trình vận hành các hệ thống cảnh báo.

8. Đánh giá xu thế về sự thay đổi dân số trong tƣơng lai và tình trạng dễ bị tổn thƣơng của nhóm lao động ở nơng thơn có các điều kiện sống thấp và đề xuất các chính sách phù hợp để quản lý và hỗ trợ nhóm này.

9. Đánh giá ảnh hƣởng của BĐKH, đặc biệt là vấn đề nắng nóng, rét đậm rét hại kéo dài đến sức khỏe cộng đồng dân cƣ đặc biệt là các nhóm yếu thế và xác định kế hoạch ứng phó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Lê Đức An, Lại Huy Anh, Võ Thịnh, Ngô Anh Tuấn, Đỗ Minh Tuấn, Trần Hằng Nga (2000), Kết quả nghiên cứu địa mạo đới đứt gãy Sông

Hồng: Một số thiên tai thường gặp, Tạp chí các khoa học về Trái đất,

T22(4), 253-258.

2. Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh Lào Cai (2006), Báo cáo cơng tác phịng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2000-2005, Lào Cai.

3. Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh Lào Cai (2011), Báo cáo cơng tác phịng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2005-2010, Lào Cai.

4. Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh Lào Cai (2016), Báo cáo công tác phịng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2010-2015, Lào Cai.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2016), Thông tư số 05/2016/TT-BKHĐT:

Hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội, Hà Nội.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2015), Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT: Hướng dẫn

thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra, Hà Nội.

7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2015), Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu, Hà Nội.

8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Tài liệu kỹ thuật: Quản lý rủi ro và thích ứng với biến đổi khí hậu, Hà Nội.

9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014), Tài liệu hướng dẫn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quản lý rủi ro thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh lào cai, việt nam (Trang 109 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)