Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 năm Cả
Mực nước
max (cm) 7709 7716 7669 7680 7797 7876 8120 7900 7903 7808 7804 7762 7812
Mực nước
min (cm) 7618 7598 7582 7565 7593 7640 7698 7743 7711 7670 7633 7670 7638
(Nguồn: Trạm Khí tượng Thủy văn Lào Cai, 2015)
3.1.2.3. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Địa hình tỉnh Lào Cai là một bức tranh phản ánh khá rõ nét mối tƣơng tác giữa các quá trình nội lực và ngoại lực trong suốt Kainozoi trên nền cấu trúc địa chất cổ. Những nét đặc trƣng cơ bản của địa hình Lào Cai có liên quan đến các loại hình RRTT đƣợc thể hiện dƣới đây:
a. Bình đồ sơn văn phù hợp với cấu trúc địa chất cổ với phương thống trị là Tây Bắc - Đông Nam
Nếu đem bản đồ địa hình tỉnh Lào Cai đặt chồng lên bản đồ địa chất, bản đồ kiến tạo chúng ta sẽ thấy có một sự trùng hợp đến ngạc nhiên giữa địa hình và đƣờng nét cấu trúc địa chất. Dƣờng nhƣ toàn bộ các yếu tố cấu trúc địa chất lớn đều đƣợc phơi bày trên địa hình hiện đại. Điều đó đã khẳng định các q trình nội lực xảy ra trên vỏ trái đất ở đây có sự hoạt động mạnh mẽ, chúng thắng thế và quy định hƣớng cũng nhƣ cƣờng độ của quá trình ngoại sinh trong việc thành tạo địa hình.
Thung lũng Sơng Hồng phát triển trên một đới đứt gãy cùng tên, là ranh giới phân chia giữa hai miền địa mạo và địa chất khác nhau: miền Đông Bắc và miền Tây Bắc. Thuộc phạm vi tỉnh Lào Cai, địa hình ở đơng bắc thung lũng Sơng Hồng có dạng tuyến theo phƣơng đơng bắc – tây nam, phù hợp với các cấu trúc địa chất phát triển trên các đá trầm tích tuổi Paleozoi. Các thành tạo địa hình ở Tây Bắc tỉnh lại có dạng tuyến theo phƣơng Tây Bắc - Đơng Nam – phƣơng thống trị của các cấu trúc địa chất trên các đá tuổi từ Proterozoi đến Mesozoi ở đây. Tại vùng cức Tây Nam của tỉnh, các dãy núi thấp có dạng tuyến với sƣờn bất
đối xứng đƣợc phát triển trên các trầm tích lục nguyên tuổi Mesozoi. Cùng với các dãy núi, hình thái mạng sơng suối trong khu vực cũng có dạng thẳng, vịng cung theo cấu trúc địa chất. Hệ thống sông suối dạng toả tia (ly tâm) cũng đƣợc phát triển tại các khối xâm nhập axit.
b. Sự phân dị về độ cao địa hình phản ánh đặc trưng của hoạt động tân kiến tạo mạnh mẽ
Địa hình ngày nay đã phản ánh khá trung thực và sinh động các hoạt động tân kiến tạo. Các hệ thống đứt gãy phƣơng Tây Bắc - Đơng Nam đã hoạt động tích cực trong tân kiến tạo, kéo theo chác chuyển động khối tảng. Đáng chú ý là khối nâng dạng địa luỹ với biên độ lớn đã hình thành dãy núi Hồng Liên Sơn – dãy núi đồ sộ có dộ cao lớn nhất Việt Nam. Đây là dãy núi có ảnh hƣởng đáng kể tới các đặc trƣng khí hậu của Lào Cai, và do đó cũng liên quan chặt chẽ với hiện tƣợng lũ lụt, lũ quét. Dãy núi Con Voi - một bộ phận của phức nếp lồi sông Hồng cũng có dạng một dãy núi địa luỹ, kẹp giữa hai đới đầu gãy Sông Hồng và Sông Chảy.
Đồng thời với sự nâng mạnh để tạo các dãy núi cao, dọc đới đứt gãy Sơng Hồng, q trình sụt lún kiến tạo tƣơng đối đã dẫn tới hình thành thung lũng với tầng trầm tích Nêogen, với các bề mặt thềm sơng, các bề mặt pediment thung lũng bị phân cắt mạnh tạo địa hình gị đồi thoải.
c. Địa hình Lào Cai có tính phân bậc rõ ràng
Tính phân bậc địa hình phản ánh khá rõ đặc trƣng của hoạt động tân kiến tạo trong việc thành tạo địa hình, đó là tính chu kỳ. Các bề mặt san bằng đƣợc hình thành ở cuối mỗi chu kỳ tân kiến tạo hiện còn đƣợc bảo tồn khá rõ trên địa phận tỉnh Lào Cai, đó là các bề mặt hiện đang phân bố trên các bậc độ cao 150 - 250m, 400 - 600m, 900 - 1200m, 1400 - 1600m, 1800 - 2000m, 2200 - 2400m, và 2800 – 3000m [44].
Bề mặt san bằng điển hình tại Lào Cai là các bề mặt có độ cao 1400 – 1600m phân bố ở Bắc Hà và Sa Pa. Đó là các bề mặt rộng, bị các mƣơng xói và khe suối phân cắt, tạo địa hình đồi trên núi.
Trên các bề mặt san bằng thƣờng bảo tồn lớp vỏ phong hố có bề dày khá lớn. Các khe suối phân cắt sâu vào các bề mặt này tạo sƣờn vách dốc trên tầng phong hoá dễ phát sinh các khối trƣợt, làm gia tăng hoạt động của các dòng bùn đá, dòng chảy tràn và tăng nguy cơ gây ra lũ quét.
d. Địa hình karst tỉnh Lào Cai phản ánh các đặc trưng của karst nhiệt đới
Thuộc phạm vi tỉnh Lào Cai có ba thành tạo địa chất chứa carbonat có mức địa tầng khác nhau, đó là các trầm tích biến chất tuổi Proterozoi thƣợng – Cambri thuộc hệ tầng Sa Pa phân bố tại khu vực dãy Hồng Liên Sơn, trầm tích tuổi Cambri phân bố trên các sơn nguyên Bắc Hà - Mƣờng Khƣơng và trầm tích thuộc hệ tầng Đồng Giao tuổi Triat phân bố ở khu vực Văn Bàn. Có sự khác biệt về địa hình trên các thành tạo đá gốc khác nhau.
Các trầm tích carbonat có tuổi cổ thƣờng đã bị biến chất, trong mặt cắt lại có sự xen kẽ đáng kể của thành phần khơng hồ tan, do vậy mức độ karst kém hơn. Địa hình núi với các đỉnh dạng tháp, dạng chng với các sƣờn thoải với lớp deluvi dày là đặc trƣng cho karst phát triển trên đá này. Mặc dù trên các lớp sƣờn tích với thành phần giàu vật liệu sét dễ bị xói mịn, trƣợt lở đất, tạo điều kiện cho lũ bùn đá, song chính các vật liệu khơng hồ tan lại giúp cho việc hình thành các tầng cách nƣớc, tạo tiền đề cho hình thành các tầng nƣớc ngầm.
Các thành tạo carbonat thuộc hệ tầng Đông Giao tại Văn Bàn có mức độ đồng nhất cao, chúng bị karst hố mạnh tạo địa hình núi sót có sƣờn vách dốc đứng xen giữa các thung lũng karst rộng. Trên bề mặt thung lũng này còn phát triển nhiều phễu thu nƣớc karst, tạo điều kiện cho việc mất nƣớc mặt tại Văn Bàn.
e. Hệ thống thuỷ văn đa dạng được định hướng khá rõ theo các đứt gãy và vùng sụt kiến tạo
Các đứt gãy lớn tạo điều kiện cho qúa trình ngoại sinh tạo nên các thung lũng sơng lớn mà điển hình là thung lũng kiến tạo Sơng Hơng, Sơng Chảy. Đặc điểm hình thái và phát triển của các thung lũng sông trên khu vực là bức tranh thể hiện rõ nhất cấu trúc địa hình và tân kiến tạo khu vực. Sơng Hồng chảy theo hƣớng tây bắc đông nam là sự khống chế của hệ thống đứt gãy cùng phƣơng và sâu vì thế sơng có thung lũng rất hẹp dạng địa hào. Trên lãnh thổ Lào Cai hầu
nhƣ khơng có sơng nhãnh đổ vào từ bên trái, cịn bên phải thì suối đều ngắn. Điều đó nói lên tính chất trẻ của thung lũng, liên quan đến tính tích cực của tân kiến tạo.
Các đứt gãy cấp nhỏ thì tạo nên các thung lũng cấp nhỏ hơn. Các đứt gãy và khe nứt kiến tạo khơng thể hiện trên địa hình thì lại đóng vai trị hết sức quan trọng trong thành tạo địa hình hiện đại liên quan tới các RRTT thiên nhiên đặc biệt là RRTT trƣợt lở đất đang phát triển mạnh trên lãnh thổ lào Cai.
3.1.2.4. Lớp phủ rừng
Với vị trí là tỉnh đầu nguồn của các con sông Hồng, sông Chảy và sông Đà, rừng khơng những chỉ có vai trị quan trọng cho mơi trƣờng tự nhiên của tỉnh Lào Cai nói riêng mà cả các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ. Rừng có tác dụng điều tiết nƣớc cho sinh hoạt và sản xuất nơng nghiệp, hạn chế xói mịn đất, điều hồ khí hậu, có những ảnh hƣởng lớn đến lũ lụt ở phạm vi Lào Cai và đồng bằng sông Hồng.
Do đặc điểm địa hình và khí hậu đặc trƣng nên cấu trúc - sinh thái phát sinh của rừng Lào Cai rất đa dạng bao gồm: rừng kín lá rộng thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới ở vành đai dƣới 700m độ cao, rừng kín thƣờng xanh cây lá rộng, (hoặc hỗn giao với cây lá kim) á nhiệt đới ở vành đai cao 700 – 1600m, rừng kín thƣờng xanh cây lá rộng (hoặc hỗn giao) ôn đới ấm ẩm ở vành đai 1600 – 2400m và trên 2400m có rừng lá kim và trảng trúc lùn ở các đỉnh núi.
Rừng kín lá rộng thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới chỉ có một diện tích nhỏ ở các huyện nhƣ Bảo Yên, Bảo Thắng, Văn Bàn, TP Lào Cai, huyện Bát Xát, phần thấp của các huyện Mƣờng Khƣơng, Bắc Hà, Sa Pa. Các khu rừng điển hình cho khí hậu với cấu trúc nguyên sinh. Các khu rừng này về mặt điều tiết nƣớc là đạt mức độ cao nhất. Với nhiều tầng tán rậm, lớp dất dày (nhất là ở địa hình bằng, trên đá mẹ là đá phiến) 1- 2m thì những trận mƣa nhỏ chỉ đủ thấm ƣớt toàn bộ lá thân cây và đất. Rừng này cịn có vai trị lớn trong việc ngăn chặn xói mịn bề mặt do tác dụng của dòng chảy mặt và sự va đập trực tiếp của hạt mƣa vào đất. Hiện nay loại rừng trên chủ yếu là rừng thứ sinh với cấu trúc cao 8-15m, che phủ thƣa. Một diện tích đáng kể của rừng ở vành đai thấp là rừng tre nứa.
Rừng kín thƣờng xanh cây lá rộng mƣa ẩm á nhiệt đới ở vành đai 700 - 1600m tập trung phân bố ở Bát Xát, Sa Pa, Văn Bàn và một diện tích nhỏ trên núi đá vơi ở Mƣờng Khƣơng và Bắc Hà. Cấu trúc rừng: tầng ƣu thế sinh thái cao khoảng 15 - 30m, che phủ tƣơng đối kín gồm các cây gỗ có đƣờng kính 0,4 - 0,6m. Độ che phủ của rừng khá kín, dƣới tầng cây gỗ chính cịn có tầng cây nhỡ 8 - 15m, tầng cây bụi 2- 8m, tầng cỏ quyết dƣới 2m. Loại rừng này hạn chế tốt các dòng chảy mặt nhƣng điều tiết nƣớc kém hơn so với rừng ở vùng thấp vì tầng đất mỏng. Ngồi ra ở vành đai này, ven Sa Pa cịn có rừng hỗn giao giữa cây lá rộng và lá kim nhƣ các loài Pơmu Fokiennia hodginsi, Thông nàng Podocarpus imbricatus. Khả năng điều tiết của rừng này kém hơn rừng hoàn tồn cây lá rộng vì các cây lá kim có tán thƣa và giữ nƣớc kém. Một số diện tích của rừng này cũng bị khai phá trái phép làm nƣơng rãy, sau khi phục hồi thấy xuất hiện rừng tre nứa với ƣu thế chủ yếu của loài trúc cần câu với độ che phủ thƣa, cây thấp 4 - 8m.
Rừng ở đai cao 1.600 đến 2.400m là kiểu rừng lá rộng với các loài thuộc họ Đỗ Quyên Ericaceae, họ Thích Aceraceae, hay hỗn giao với cây lá kim nhƣ Pơmu Fokiennia hodginsii, Thiết sam Tsuga yunnancensis. Rừng này chỉ tập trung ở vùng ven đỉnh núi Phan Xi Păng. Dƣới tán rừng cịn có tầng cây bụi, cỏ quyết. Do cấu trúc rừng ít tầng tán, tán rừng thƣa, đất rừng mỏng nên khả năng điều tiết nƣớc của rừng rất kém. Hơn nữa, do điều kiện địa hình cao, dốc mƣa lớn khi rừng bị phá huỷ đất dƣới rừng bị xói mịn rất nhanh, thảm thực vật rất khó phục hồi. Việc giữ gìn rừng phịng hộ của đai này trở thành vấn đề quan trọng góp phần vào việc điều tiết nƣớc của khu vực có lƣợng mƣa lớn. Mặt khác, khi bị mất đi, khả năng phục hồi của nó vơ cùng khó khăn.
Rừng ở vành đai trên 2.400m là rừng lá kim với ƣu thế của Thiết sam Tsuga yunnancensis, Thông nàng Podocarpus brerifolius với tán rừng thƣa. Rừng này phân bố ở độ cao 2.400 – 2.900m. Từ 2.900m trở lên, diện tích khơng lớn lắm. Bao quanh đỉnh Phan Xi Păng là trảng cây trúc lùn cao 20 - 30cm mọc dày đặc. Nơi đây có hiện tƣợng thời tiết đặc biệt: gió mạnh quanh năm, tầng đất
mỏng vì năng lƣợng địa hình rát lớn, q trình xói rửa mạnh và chỉ có các cây cỏ có thân mềm dẻo, chịu hạn, chịu gió mới tồn tại ở điều kiện này.
Trong một thời gian dài trƣớc đây diện tích và chất lƣợng rừng Lào Cai bị suy giảm do nạn chặt phá rừng làm nƣơng rẫy diễn ra phổ biến. Tại thời điểm năm 1990 độ che phủ của rừng Lào Cai là 38,9% thì đến năm 2000 chỉ cịn 28,8 % với diện tích 160.999 ha, trong đó có 151.563 ha rừng tự nhiên, 9.346 ha là rừng trồng. Trong những năm gần đây, nhờ việc thực hiện các chính sách của Nhà nƣớc và tỉnh Lào Cai trong bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng nhƣ dự án 327, chƣơng trình trồng 5 triệu ha rừng, chính sách giao đất, giao rừng cho hộ dân cƣ, dự án định canh, định cƣ,...nên diện tích rừng Lào Cai đã tăng đáng kể. Trong giai đoạn 2000 - 2014 diện tích rừng của Lào Cai đã tăng 49.640 ha, độ che phủ tăng từ 28,84 % lên 32,44 %. Theo số liệu năm 2014, diện tích rừng của của Lào Cai là 260.950 ha, trong đó rừng tự nhiên có 213.820,5 ha [48].
Bảng 3.4. Biến động diện tích rừng của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2004-2014
Năm 2004 2006 2008 2010 2012 2014
Diện tích rừng (ha) 199807 211069 220505 238997 247296 260950 Độ che phủ (%) 24,84 26,24 27,21 29,71 30,74 32,44
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai qua các năm)
Tuy nhiên do nhu cầu sinh lợi trƣớc mắt và nhận thức của ngƣời dân về phòng chống cháy rừng còn thấp nên hiện tƣợng chặt phá rừng, đốt nƣơng làm rẫy gây cháy rừng vẫn còn xảy ra. Ngoài ra, những hiện tƣợng thời tiết khắc nghiệt cũng làm cháy một số diện tích rừng đáng kể. Theo số liệu thống kê, trong giai đoạn 2000 - 2014 tổng diện tích rừng bị cháy trên địa bàn tỉnh Lào Cai là 756 ha, diện tích rừng bị phá là 79 ha. Đặc biệt tại năm 2012 diện tích rừng bị phá lên tới 50 ha.
Bảng 3.5. Hiện trạng diện tích rừng Lào Cai năm 2004, 2014
Loại hình sử dụng đất 2004 2014
Diện tích đất có rừng (ha) 247296 260950
- Rừng tự nhiên 207084 213820,5
Trong đó:
- Rừng sản xuất 48523,5 50047,7
- Rừng phòng hộ 187267,7 196483,3
- Rừng đặc dụng 13649 14419
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Mơi trường tỉnh Lào Cai, 2015)
Với diện tích rừng và độ che phủ nhƣ hiện nay đối với một tỉnh đầu nguồn của 3 con sơng nhƣ Lào Cai cịn q thấp. Trong tƣơng lai cần phải đẩy mạnh công tác trồng rừng để nâng mật độ che phủ lên nhằm bảo vệ nguồn nƣớc và phòng chống lũ lụt cho vùng hạ lƣu.
3.1.3. Điều kiện dân cƣ, dân tộc và kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai
3.1.3.1. Dân cư dân tộc
Tỉnh Lào Cai có 1 thành phố và 8 huyện, với 164 xã, thị trấn. Dân số tỉnh Lào Cai (năm 2015) khoảng 683.149 ngƣời, mật độ dân số trung bình khoảng 107 ngƣời/km2. Mật độ dân số phân bố không đồng đều. Dân cƣ tập trung đông đúc ở khu vực thành phố, các thị trấn, khu vực ven sông Hồng, sông Chảy. Dân cƣ thƣa thớt ở khu vực núi cao (Bắc Hà, Si Ma Cai, Mƣờng Khƣơng, Sa Pa). Tốc độ gia tăng dân số tỉnh Lào Cai giai đoạn 2005 -2015 là 1,34%, tốc độ này đang có xu hƣớng giảm, nhƣng vẫn cao hơn so với trung bình của cả nƣớc [49]. Lào Cai có 25 dân tộc cùng chung sống hồ thuận, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 64,09% dân số toàn tỉnh. Dân tộc Kinh chiếm 35,9%, dân tộc Mông chiếm 22,21%, Tày 15,84%, Dao 14,05%, Giáy 4,7%, Nùng 4,4%, còn lại là các dân tộc đặc biệt ít ngƣời Phù Lá, Sán Chay, Hà Nhì, La Chí,..[49]. Các dân tộc thiểu số phân bố, cƣ trú trên địa bàn 9/9 huyện, thành phố của tỉnh.
3.1.3.2. Lao động việc làm
Tổng lao động xã hội của tỉnh Lào Cai năm 2015 là 372.900 ngƣời, tỷ lệ tăng nguồn lao động là 1,94%/năm. Cùng với xu hƣớng giảm gia tăng tự nhiên của dân số, tốc độ gia tăng nguồn lao động có giảm đi. Lào Cai có kết cấu dân số trẻ, tỷ lệ nguồn lao động chỉ chiếm 54,6% số dân [49].