b. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp
3.3.4. Đánh giá nguy cơ rủi ro của Pb trong thực phẩm (gạo, rau và nƣớc ăn/uống) đối với sức khoẻ cộng đồng
ăn/uống) đối với sức khoẻ cộng đồng
Hình 3.3. HQI từ Pb trong thực phẩm và nước ăn/ uống của tồn bộ người dân hai vùng nghiên cứu
Hình 3.3 thể hiện giá trị HQI tính tốn trên tồn bộ dân cư vùng làng nghề và vùng đối chứng đối với 2 loại thực phẩm và nước ăn/uống cho thấy: HQI của người dân ở vùng làng nghề cao hơn rõ rệt vùng đối chứng mà nguyên nhân chính do hàm lượng Pb trong thực phẩm vùng làng nghề cao hơn so với vùng đối chứng và lượng gạo ăn và nước uống của người dân làng
0 0.4 0.8 1.2 1.6 2 Vùng đối chứng Làng nghề H QI Gạo Rau Nước 0 0.4 0.8 1.2 1.6 2 Vùng đối chứng Làng nghề H QI Gạo Rau Nước
HQI từ Pb trong gạo ăn (HQIg) của người dân ở vùng làng nghề đạt trung bình là 0,1; cao gấp 1,67 lần so với HQIg của dân cư ở vùng đối chứng (trung bình đạt 0,06). Điều này có nghĩa là: người dân Văn Môn phải chịu nguy cơ ảnh hưởng của Pb trong gạo đối với sức khỏe cao hơn gần 1,67 lần so với dân vùng đối chứng tại xã Đông Thọ. Tuy nhiên, so sánh với mức giới hạn về HQI của EPA đưa ra (<1), thì (HQIg ) của nông dân cả hai vùng vẫn trong ngưỡng an toàn.
Cũng tương tự như đối với gạo, kết quả tính tốn HQI từ Pb trong rau (HQIr) của người dân giữa hai vùng nghiên cứu, có sự khác biệt khá rõ: HQIr của dân vùng làng nghề cao hơn về cả giá trị trung bình (trên 1,5 lần) lẫn khoảng dao dộng so với HQIr của người dân vùng đối chứng. Đặc biệt, giá trị HQIr của người dân ở Văn Môn tiệm cận giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn của EPA (HQI<1). Do vậy, những khuyến cáo về nguy cơ rủi ro Pb từ rau ăn trồng tại Văn Môn đối với sức khỏe người dân là cần thiết.
Kết quả tính tốn HQI của Pb trong nước (HQIn) hồn tồn tương thích với kết quả phân tích hàm lượng Pb trong nước cũng như giá trị ADD (hàm lượng Pb trung bình đưa vào cơ thể trong một ngày thơng qua nước). Theo đó, HQIn tính tốn cho làng nghề (trung bình đạt 0,033) cao gấp 1,5 lần so với vùng đối chứng (trung bình là 0,022). HQIn ở cả hai vùng đều thấp hơn rất nhiều lần khi so sánh với mức giới hạn về HQI của EPA đưa ra (<1).
Đồng thời kết quả cũng cho thấy, tỷ lệ phần trăm đóng góp của từng loại thực phẩm được phân hạng tăng dần theo chuỗi sau: HQIn (2,8%) < HQIg (9,2%) < HQIr (88%) đối với vùng ĐC và HQIn (2,3%) < HQIg (9,5%) < HQIr (88,2%) ở Văn Môn. Từ chuỗi này dễ dàng nhận thấy rau là nguồn đóng góp quan trọng trong nguy cơ gây rủi ro lên sức khỏe người dân do phơi nhiễm kim loại nặng.
Như vậy, theo như các đánh giá đã trình bày ở phần trên thì mặc dù lượng rau tiêu thụ của người dân hai vùng nghiên cứu thấp hơn so với gạo và nước, tuy nhiên nguy cơ cảnh báo rủi ro lên sức khỏe người dân do tích lũy Pb từ rau lại rõ ràng hơn so với nguy cơ rủi ro từ gạo và nước. Điều này cảnh báo mức độ tích lũy Pb trong rau và nguy cơ phơi nhiễm Pb từ rau đối với cơ thể con người ở cả hai vùng nghiên cứu. Đánh giá này cũng tương đồng với nghiên cứu của N. Zeng và cộng sự (2007), trong nghiên cứu đó kết quả tính tốn Chỉ số liều lượng rủi ro từ quá trình tiêu thụ thực phẩm của người lớn và trẻ em ở Huludao Trung Quốc cho thấy chỉ số rủi ro Pb từ rau là cao nhất ở cả người lớn và trẻ em [32].
Tóm lại, giá trị HQI đơn lẻ theo nghiên cứu này tăng theo xu hướng sau: (HQIn) < (HQIg) < (HQIr). Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu về HQI của Pb trong thực phẩm của Na Zeng và cộng sự đã tiến hành ở Trung Quốc; của Xilong Wang (2005); và của H.-S. Lim và công sự ở Hàn Quốc [22, 38, 40, 43].
Bảng 3.13. HQI tổng (HQIPb) từ Pb trong thực phẩm và nước uống/ăn của người dân hai vùng nghiên cứu (phân theo giới và nhóm tuổi)
Nhóm tuổi Vùng Nam Nữ Dao động TB ĐLC Dao động TB ĐLC 0-13 ĐC 0,054-0,954 0,370 0,330 0,056-0,957 0,343 0,281 LN 0,038-1,949 0,565 0,716 0,027-1,423 0,690 0,539 13-60 ĐC 0,035-1,309 0,635 0,315 0,029-1,552 0,662 0,430 LN 0,060-2,145 0,738 0,626 0,049-2,134 0,905 0,652 >60 ĐC 0,370-1,116 0,774 0,362 0,382-1,370 0,838 0,323 LN 0,931-1,149 1,040 0,154 0,732-1,216 0,974 0,242
Theo kết quả tổng hợp giá trị HQI của Pb (HQIPb) từ thực phẩm và nước ăn uống, giá trị HQIPb tăng dần theo các nhóm tuổi dưới 13 tuổi < 13-60
tuổi < trên 60 tuổi ở cả hai vùng nghiên cứu. Như vậy, HQIPb của người dân
tăng theo thời gian phơi nhiễm. Điều này có nghĩa là, thời gian người dân sống trong làng nghề càng kéo dài thì nguy cơ rủi ro lên sức khỏe do tích lũy Pb trong cơ thể càng cao.
Đồng thời, so sánh giữa hai vùng thì có HQIPb khác biệt rõ rệt ở tất cả
các nhóm tuổi. Nhìn chung, giá trị HQIPb trung bình của người dân ở Văn Mơn ở cả ba nhóm tuổi và hai giới đều cao hơn khoảng 1,3-2 lần so với HQIPb của người dân ở vùng đối chứng. HQIPb của người dân 2 nhóm tuổi > 13 tuổi ở làng nghề đã tiệm cận giá trị giới hạn an toàn do EPA đưa ra. Điều này một lần nữa cho thấy nguy cơ rủi ro lên sức khỏe người dân do phơi nhiễm Pb từ thực phẩm ở làng nghề là rất rõ.
Trong nghiên cứu của Na Zheng và cộng sự, kết quả tính tốn HQI đơn lẻ của một số KLN trong thực phẩm tại vùng công nghiệp Huludao đều < 1 nên không đáng ngại. Tuy nhiên, nếu xem xét đối với toàn bộ thực phẩm được tiêu thụ sẽ cho thấy tổng HQI từ tất cả các KLN là rất cao và có nguy cơ gây tác động xấu đối với sức khỏe người dân tại Huludao [38]. Kết quả của đề tài này cũng có xu hướng giống với với nghiên cứu của Na Zheng và cộng sự đã tiến hành trước đó.
Từ những kết quả trên, bảng 3.12 dưới đây sẽ đưa ra những khuyến cáo nguy cơ rủi ro từ Pb cụ thể cho từng loại thực phẩm (gạo, rau và nước).
Bảng 3.14. Phân loại HQI từ Pb trong thực phẩm của người dân vùng nghiên cứu
Thông số thống kê
HQI của Pb từ gạo HQI của Pb từ rau HQI của Pb từ nước <1 >1 <1 >1 <1 >1 Số mẫu 263 0 90 24 260 0
% 100 0 79 21 Phân hạng Chưa xuất hiện ảnh
hưởng lên sức khỏe Chưa xuất hiện ảnh hưởng lên sức khỏ Khuyến cáo xuất hiện ảnh hưởng lên sức khỏe
Chưa xuất hiện ảnh hưởng lên sức khỏe
Có thể thấy, trong khi chưa có dấu hiệu xuất hiện nguy cơ rủi ro lên sức khoẻ người dân do tích luỹ Pb từ gạo và nước thì đối với việc hấp thụ Pb từ rau đã có dấu hiệu khuyến cáo xuất hiện ảnh hưởng lên sức khoẻ (tuy nhiên, nguy cơ cảnh cáo chỉ chiếm 21%) do phơi nhiễm Pb từ loại thực phẩm này. Trong khi đó, cũng tại Văn Môn, kết quả nghiên cứu của Ngô Đức Minh đối với Cd (cũng tính cho cả ba loại thực phẩm: gạo, rau và nước) cho thấy, có tới 87% kết quả tính tốn chỉ số rủi ro của người trưởng thành ở làng nghề tái chế kim vượt giới hạn (HQI >1), (trong đó, giá trị HQI>3 chiếm tới 39%), trong khi đó tỷ lệ người dân trong nhóm trưởng thành ở vùng đối chứng có giá trị HQI>1 cũng chiếm tới 20% [27]; trong nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Khải và cộng sự đối với nguyên tố As (chỉ tính riêng cho gạo) thì HQI của As từ gạo ở vùng làng nghề đã cao hơn từ 1,5-2 lần so với vùng đối chứng và giới hạn cho phép theo quy định của US-EPA (HQI<1) [4]. Như vậy, so với As và
Cd có thể thấy giá trị HQI của Pb từ thực phẩm trong nghiên cứu này còn ở mức thấp.