Đánh giá nguy cơ rủi ro của Pb từ rau đối với sức khoẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguy cơ phơi nhiễm chì (pb) qua đường ăn, uống đối với sức khỏe người dân tại văn môn yên phong bắc ninh (Trang 60 - 62)

b. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp

3.3.2. Đánh giá nguy cơ rủi ro của Pb từ rau đối với sức khoẻ

Bảng 3.11. Chỉ số nguy cơ rủi ro của Pb từ rau (HQIr) phân chia theo giới và theo nhóm tuổi. Nhóm tuổi Vùng Nam Nữ Dao động TB ĐLC Dao động TB ĐLC 0-13 ĐC 0,146-0,855 0,476 0,292 0,147-0,882 0,449 0,218 LN 0,478-1,335 0,925 0,363 0,593-1,285 0,928 0,261 13-60 ĐC 0,110-1,187 0,593 0,273 0,122-1,424 0,695 0,348

LN 0,171-2,002 0,941 0,510 0,114-1,957 0,948 0,540

>60 ĐC 0,126-1,021 0,664 0,361 0,317-1,276 0,738 0,655 LN 0,690-1,076 0,883 0,273 0,579-1,065 0,822 0,343

Cũng tương tự như đối với gạo, kết quả tính tốn HQI cho rau cho thấy sự khác biệt khá rõ về nguy cơ rủi ro từ Pb trong rau lên sức khỏe người dân giữa hai vùng nghiên cứu: Chỉ số rủi ro (HQIr) của nam giới ở hai vùng đối chứng và làng nghề tương ứng là 0,476 và 0,925 đối với nhóm dưới 13 tuổi; 0,593 và 0,941 đối với nhóm 13-60 tuổi; 0,664 và 0,883 đối với nhóm trên 60 tuổi. Giá trị HQIr tính cho nữ giới của hai vùng tương ứng là 0,449 và 0,928 đối với nhóm dưới 13 tuổi; 0,695 và 0,948 đối với nhóm 13-60 tuổi; 0,738 và 0,822 đối với nhóm trên 60 tuổi.

Tóm lại, HQIr vùng làng nghề (trung bình đạt 1,3; dao động trong khoảng 0,1-6,85) đều cao hơn về cả giá trị trung bình lẫn khoảng dao dộng khoảng 2 lần so với HQIr vùng đối chứng (trung bình 0,7; dao động 0,1-1,8). Và nói chung, giá trị HQIr ở cả hai vùng đều có dấu hiệu vượt giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn của EPA. Do vậy, việc phơi nhiễm với Pb qua tiêu thụ rau được đánh giá là có thể gây ra nguy cơ rủi ro lên sức khoẻ người dân ở cả hai vùng nghiên cứu.

Một điểm đáng lưu ý trong kết quả này đó là, HQIr của nữ giới ở cả hai vùng có xu hướng cao hơn so với nam giới (0,77 so với 0,64 ở vùng đối chứng và 1,4 so với 1,15 ở vùng làng nghề). Theo như kết quả điều tra, nữ giới có cân nặng trung bình thấp hơn so với nam giới, vì vậy theo cơng thức (1) thì ADD của nam giới sẽ nhỏ hơn nữ giới, dẫn tới giá trị HQI của nữ cao hơn so với nam. Mặt khác, theo các nghiên cứu đã tiến hành trên thế giới, phụ nữ thường mẫn cảm với độc chất hơn so với nam giới đặc biệt là phụ nữ mang thai, do đó khi kết quả chỉ số HQIr của phụ nữ vùng làng nghề cao hơn nam

giới thì cần thiết phải có những cảnh báo nghiêm túc đối với vấn đề sức khỏe cộng đồng nhất là với đối tượng lao động làm nghề tái chế là nữ.

Còn đối với chỉ số HQIr khi phân chia theo nhóm tuổi thì ở cả hai vùng nghiên cứu giá trị HQIr cao nhất tập trung ở nhóm tuổi từ 13-60 tuổi (đây là nhóm tuổi tham gia lao động chính, trung bình ở vùng đối chứng là 0,7; làng nghề 1,32) và giá trị HQIr ở các nhóm tuổi dưới 13 tuổi và trên 60 tuổi là tương đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguy cơ phơi nhiễm chì (pb) qua đường ăn, uống đối với sức khỏe người dân tại văn môn yên phong bắc ninh (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)