Chì (Pb) trong môi trƣờng nƣớc ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguy cơ phơi nhiễm chì (pb) qua đường ăn, uống đối với sức khỏe người dân tại văn môn yên phong bắc ninh (Trang 26 - 28)

Hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 200 ha (trong tổng số 5.000 ha) rau muống nước được trồng ở vùng kênh rạch, mặt nước ơ nhiễm. Khảo sát và phân tích hàm lượng chì trong rau thủy sinh của Phân viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy có đến 16/25 mẫu có hàm lượng chì vượt quá quy định cho phép trong trồng rau an toàn (từ 0,5 - 1,0 mg/kg), dấy lên lo ngại về mối nguy hại từ những món rau ăn thường ngày của đông đảo người dân [48].

Theo số liệu khảo sát chưa đầy đủ của Sở Tài Ngun và mơi trường Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày các kênh rạch, ao hồ ở Thành phố Hồ Chí Minh phải tiếp nhận khoảng 400.000 m3

nước thải từ các cơ sở sản xuất và khoảng 17.000 m3

nước thải bệnh viện và một lượng lớn chất thải sinh hoạt. Tình trạng ơ nhiễm ở các kênh rạch ngày càng trầm trọng, trong đó ơ nhiễm kim loại chì (từ nước thải cơng nghiệp dệt, xi mạ, sản xuất pin, ắc quy, luyện kim loại, nước thải các bãi rác, nước thải làng nghề…) chiếm một tỉ lệ cao,

làm ơ nhiễm nguồn nước mặt và có thể ngấm xuống làm ơ nhiễm mạch nước ngầm. Bên cạnh đó, hàm lượng chì hịa tan trong nước mặt đã xâm nhập vào các loại cây trồng, đặc biệt là các loại rau thủy sinh như rau muống, rau nhút, ngó sen, cần nước… Hiện tại thành phố có khoảng 200 ha (trong tổng số 5.000 ha) rau muống nước được trồng ở vùng kênh rạch, mặt nước ô nhiễm hoặc dẫn nước ô nhiễm vào ruộng rau [48].

Kết quả phân tích hàm lượng Pb qua các mẫu rau lấy tại Thủ Đức (phường Trường Thọ, Linh Trung), Bình Chánh (chợ Vĩnh Lộc B), Gị Vấp (chợ Gò Vấp, cầu Trường Đai), quận 12 (Thới An, Thạnh Xuân), chợ Bến Thành, chợ An Đơng cho thấy: có sự khác nhau khá lớn về làm lượng Pb giữa các mẫu, điều này có thể lý giải là nước trồng rau và rau được trồng trên rạch tùy thuộc vào nồng độ chất thải chảy từng đợt vào kênh. So với giới hạn về hàm lượng Pb cho phép trong rau theo QĐ 1057-BYT/2007 của Bộ y tế, hàm lượng Pb trong mẫu rau muống, rau nhút khảo sát chưa vượt tiêu chuẩn cho phép (những nơi cao như: phường Trường Thọ 1,22 mg/kg; Thạnh Xuân 1,85 mg/kg; chợ Gò Vấp 1,17 mg/kg...). Tuy nhiên, so sánh với QĐ 03/CP và 86/CP- quy định tạm thời về sản xuất rau an toàn (cho phép từ 0,5 - 1 mg/kg) thì có đến 16/25 mẫu vượt q quy định cho phép và có thể kết luận đó là rau khơng an tồn. Hàm lượng Pb trong nước ở một số ruộng trồng rau được dẫn từ kênh nước thải vào cao hơn quy chuẩn QCVN 08/BTNMT khá nhiều (trích dẫn bởi [48]).

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tường Chi tiến hành tại làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê (Bắc Ninh) và Cổ Loa (Hà Nội), hàm lượng Pb trong nước dùng để nấu ăn và uống ở 2 vùng khơng có nhiều khác biệt, lần lượt là 2,55×10-3 mg/l ( khoảng dao động từ 1,27×10-3

- 4,49×10-3 mg/l ) và 2,02×10-3 mg/l (khoảng dao động từ 0,55×10-3

- 3,60×10-3 mg/l ). Tất cả các mẫu phân tích đều có hàm lượng Pb nằm ở mức cho phép theo quy chuẩn cho

phép của Bộ tài nguyên và môi trường về nước ăn uống QCVN 01/2009/BTNMT [2].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguy cơ phơi nhiễm chì (pb) qua đường ăn, uống đối với sức khỏe người dân tại văn môn yên phong bắc ninh (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)