CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA KLN ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƢỜI TRÊN THẾ GIỚ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguy cơ phơi nhiễm chì (pb) qua đường ăn, uống đối với sức khỏe người dân tại văn môn yên phong bắc ninh (Trang 28 - 31)

SỨC KHỎE CON NGƢỜI TRÊN THẾ GIỚI

Việc tích lũy các KLN trong đất nơng nghiệp ngày càng trở thành mối quan tâm lớn trên thế giới do những ảnh hưởng nghiêm trọng mà KLN gây ra đối với vấn đề an toàn thực phẩm cũng như sức khỏe của con người [16, 26]. Trong khi Zn và Cu là nguyên tố vi lượng thiết yếu cho sự phát triển của cây trồng và con người thì Hg, Cd và Pb được đặc biệt lưu ý vì độc tính của chúng tới sức khỏe con người và hệ sinh thái. Hàm lượng KLN trong nước thải cao không chỉ gây ô nhiễm KLN trong đất nông nghiệp mà cịn tích lũy trong cây trồng, từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng nơng sản và an tồn thực phẩm [29].

Chuỗi thức ăn là một trong những con đường quan trọng đưa KLN độc hại xâm nhiễm vào cơ thể con người. KLN tích lũy trong cây tùy thuộc vào loài thực vật, và hiệu quả hấp thụ KLN được đánh giá bằng khả năng hấp thụ của mỗi lồi hoặc khả năng chuyển hóa KLN của lớp đất mặt [33]. Sau khi KLN tích lũy quá nhiều trong đất, nước hoặc khơng khí, từ đó có thể gây ra mối nguy hiểm cho sức khỏe con người thông qua việc tiêu thụ thực phẩm được trồng ở những môi trường bị ô nhiễm [26].

Quá trình hấp thụ thực phẩm bị nhiễm KLN là một trong những con đường chính mà qua đó KLN xâm nhập vào cơ thể con người [18]. Đối với cơ thể con người, có một số kim loại đóng vai trị quan trọng trong cấu trúc hoặc thành phần của Protein và các enzyme [30]. Tuy nhiên, nếu hàm lượng của các nguyên tố này quá nhiều hoặc tích lũy quá lâu trong cơ thể có thể gây ra những rủi ro lên sức khỏe con người. Các nghiên cứu cho thấy, trẻ em là nhóm cư dân chịu rủi ro nhiều nhất đối với sức khỏe do tác động của KLN

gây ra [23]. Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), Tổ Chức Y tế thế giới (WHO), Cục bảo vệ môi trường của Mỹ (US-EPA) và các ban ngành liên quan ở các quốc gia khác nhau đã đưa ra những quy định rất chặt chẽ về hàm lượng tối đa cho phép đối với KLN trong thực phẩm (FAO/WHO, 1984; US EPA, 2000) [18].

Phương pháp đánh giá rủi ro dựa trên chỉ số liều lượng rủi ro (HQI) và chỉ số độc hại (HI), do Cục Bảo Vệ Môi Trường Mỹ (US-EPA) thiết lập (US- EPA, 1989) [40, 41]. Thông thường, các nghiên cứu chỉ quan tâm đến việc KLN xâm nhập vào cơ thể từ các thực phẩm như cá, các động vật đáy… tiếp đến là từ thịt, sữa, trứng và rau (US EPA, 1989) mà ít chú ý đến nguy cơ phơi nhiễm KLN từ ngũ cốc, rau quả và nước. Trong thực tế, các loại ngũ cốc, rau cũng như nước là một trong những thực phẩm được tiêu dùng nhiều nhất của tất cả các chế độ ăn uống hàng ngày trên khắp thế giới, và cũng là loại thực phẩm phổ biến nhất được sử dụng trong ăn uống [4, 25, 31].

Theo Mingli Huang và cộng sự, KLN có thể gây ra những nguy hại đối với sức khỏe con người thông qua việc ăn các loại ngũ cốc được trồng ở một số khu vực bị ô nhiễm bởi thành phố công nghiệp Kunsha (Đông Nam Trung Quốc). Các kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng KLN trong hạt lúa mì giảm xuống theo thứ tự Zn> Cu> Pb> Cr> Ni> Cd> As> Hg. Liên quan với chỉ số nguy cơ rủi ro (HQI), HQI của tất cả các kim loại trên đây đều nằm trong ngưỡng an toàn. Tuy nhiên, nguy cơ rủi ro lên sức khỏe trẻ em sống ở vùng nông thôn đối với 8 nguyên tố này được đánh giá là khá đáng kể. Do mức độ ảnh hưởng của KLN được phân theo chuỗi: trẻ em ở nông thôn > người lớn ở nông thôn> trẻ em ở thành phố> người lớn ở thành phố nên HQI và HI cho các cư dân khác nhau là khác nhau [21].

Theo Na Zheng và cộng sự (2007), kết quả tính tốn HQI đơn lẻ của một số KLN trong thực phẩm tại vùng công nghiệp Huludao < 1, như vậy

nguy cơ rủi ro sức khỏe từ một KLN đơn lẻ được cơ thể hấp thụ thông qua duy nhất một loại thực phẩm (ví dụ như rau) là khơng đáng ngại. Tuy nhiên, nếu tính tốn đối với tồn bộ thực phẩm được tiêu thụ sẽ cho thấy tổng chỉ số rủi ro (HQIs) cho các KLN từ toàn bộ lượng thực phẩm được ăn cao hơn so với chỉ số rủi ro HQI thành phần của từng loại thực phẩm. Chỉ số HQI của Hg, Pb, Cd, Zn và Cu tương ứng là 1,7%, 11,7%, 24,0%, 23,4% và 39,6% cho người lớn, và 1,5%, 11,7%, 21,8%, 26,1%, và 38,8 % cho trẻ em. Chỉ số HQI của ngũ cốc, rau và hải sản tương ứng là 41,6%, 22,2% và 15,7% cho người lớn, và 40%, 18,7%, và 9,7% cho trẻ em. Tổng HQI của ngũ cốc, rau và hải sản là 2,48 đối với người lớn, 1,927 đối với trẻ em và cả hai đều cao hơn so với các vùng khác [38].

Cũng theo Na Zheng và cộng sự (2007), hàm lượng KLN đưa vào cơ thể hàng ngày của cư dân xung quanh nhà máy kẽm Huludao như Hg, Pb, Cd, Zn, Cu thông qua rau quả lần lượt là 1,322; 574,3; 301,4; 5263; 292,5 μg đối với người lớn, và 1,029; 446,8; 234,5; 4095; 227,6 μg, đối với trẻ em. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ rủi ro lên sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ em khi HQI của Cd hoặc Pb cao hơn 1. Liều lượng rủi ro (HQIs) do tiêu thụ rau cho người lớn và trẻ em tương ứng là 5,79-9,90; 7,6-13,0. So sánh với HQIs trong các mẫu được lấy ở các khu vực khác nhau xung quanh nhà máy kẽm Huludao cho thấy rằng rủi ro đối với sức khỏe cư dân khu vực cách nhà máy kẽm Huludao 500m là cao nhất, và tại khu vực xa hơn 1000 m thì cao hơn nhiều so với ở khoảng cách 500-1000m [39].

Theo tác giả Lee Haeng-Shin và cộng sự (2007), mặc dù hàm lượng kim loại nặng trong thực phẩm từ tảo biển và cá ở Hàn Quốc là cao nhất nhưng lượng KLN được đưa vào cơ thể con người chủ yếu qua thực phẩm tiêu dùng hàng ngày, trong đó gạo được cho là nguồn chính đưa Hg vào cơ thể cịn rau quả là nguồn chính đưa Pb vào trong cơ thể. Bên cạnh đó, những

phân tích và tính tốn từ 116 món ăn Hàn Quốc đã ước lượng được hàm lượng As, Cd, Pb, Hg đưa vào cơ thể tương ứng là 38,5 mg/người/ngày; 14,3 mg/người/ngày; 24,4 mg/người/ngày, 1,61 mg/người/ngày [24].

Bảng 1.15. Chỉ số liều lượng rủi ro từ quá trình tiêu thụ thực phẩm của người lớn và trẻ em ở Huludao Trung Quốc.

Ngô Đậu Rau Thịt Hải

sản Trứng Hoa quả Sữa Tổng Người lớn HQI 0,195 0,008 0,107 0,022 0,011 0,009 0,008 0,004 0,364 Trẻ em HQI 0,170 0,015 0,082 0,029 0,006 0,008 0,017 0,004 0,331 (Nguồn: [39])

Kết quả tính cho thấy tính tương quan thuận giữa lượng thực phẩm tiêu thụ, hàm lượng Pb trong thực phẩm và chỉ số rủi ro tới sức khoẻ con người. Trong đó cũng nhận thấy rằng Chỉ số rủi ro Pb từ rau là cao nhất ở cả người lớn và trẻ em.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguy cơ phơi nhiễm chì (pb) qua đường ăn, uống đối với sức khỏe người dân tại văn môn yên phong bắc ninh (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)