KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguy cơ phơi nhiễm chì (pb) qua đường ăn, uống đối với sức khỏe người dân tại văn môn yên phong bắc ninh (Trang 73 - 75)

b. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

KẾT LUẬN

- Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích mẫu cũng như so sánh với các tiêu chuẩn cho thấy, hàm lượng Pb trong gạo của vùng LN (TB: 0,057ppm) cao gấp 2 lần so với vùng ĐC (TB: 0,029ppm); đối với rau, hàm lượng Pb ở vùng LN (TB: 0,892ppm) cao hơn 1,7 lần so với vùng ĐC (TB: 0,0431ppm); còn đối với hàm lượng Pb trong nước đã qua xử lý ở cả hai vùng thì dao động từ 1,3-3,8 ppb. Nhìn chung, tất cả các mẫu gạo, rau muống và nước ăn uống của hai vùng nghiên cứu được thu thập và phân tích đều có hàm lượng thấp hơn tiêu chuẩn cho phép của FAO/WHO (đối với gạo), Bộ Nông nghiệp (đối với rau) , Bộ Tài nguyên môi trường và Bộ Y tế (đối với nước).

- Chỉ số nguy cơ rủi ro lên sức khoẻ người dân từ Pb (HQI) từ thực phẩm ở cả hai vùng đều vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép mà EPA đã đưa ra (HQI<1) từ 2-3,5 lần, theo đó giá trị HQI của Pb từ thực phẩm ở Văn Mơn trung bình đạt 3,53 cao hơn khoảng 1,5 lần so với HQI của Pb từ thực phẩm ở vùng ĐC (trung bình đạt 2,39).

- Giá trị HQI phân theo nhóm tuổi tăng theo chuỗi sau: (HQI dưới 13 tuổi) < (HQI trên 60 tuổi ) < (HQI 13-60 tuổi). Còn đánh giá HQI theo giới tình thì nếu giá trị HQI tính cho gạo và nước khơng có sự khác biệt nhiều giữa nam giới và nữ giới thì đối với kết quả tính cho rau, HQI của nữ giới ln có xu hướng cao hơn so với nam giới ở cả hai vùng.

- Như vậy từ những đánh giá trên để giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm Pb qua thực phẩm nước ăn/uống của người dân làng nghề Văn Môn, các biện pháp về quản lý và chính sách, các biện pháp trong hoạt động sản xuất tái chế và các biện pháp trong hoạt động sản xuất và nông nghiệp đã được đề xuất.Với đề xuất thay thế nguồn thực phẩm có nguồn gốc địa phương, kịch bản thay thế 50% lượng gạo,rau muống và nước ăn/uống của địa phương bằng

thực phẩm nước ăn/uống của vùng khác có hàm lượng KLN tương đương vùng đối chứng. Kết quả tính tốn cho thấy ADDPb đã giảm 13,4% .

KIẾN NGHỊ

Nghiên cứu bước đầu đã đánh giá được phần nào sự tích luỹ Pb và nguy cơ rủi ro đối với sức khoẻ người dân tại làng nghề thông qua tiêu thụ thực phẩm, tuy nhiên chỉ mới tiến hành nghiên cứu ở phạm vi nhỏ (gạo, rau muống và nước ăn/uống) và số mẫu thu thập và nghiên cứu ở số lượng nhỏ. Vì vậy để có được những kết quả chính xác hơn về nguy cơ phơi nhiễm Pb của người dân làng nghề Văn Môn, cần tiếp tục nghiên cứu với phạm vi rộng và đầy đủ hơn (ví dụ bao gồm cả thịt, cá, các loại rau và khơng khí…). Đồng thời tiếp tục nghiên cứu có cơ sở khoa học thực hiện các giải pháp giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm Pb của người dân làng nghề Văn Mơn có thể áp dụng vào thực tế và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguy cơ phơi nhiễm chì (pb) qua đường ăn, uống đối với sức khỏe người dân tại văn môn yên phong bắc ninh (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)