Hiện trạng tích lũy Pb trong rau qua nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguy cơ phơi nhiễm chì (pb) qua đường ăn, uống đối với sức khỏe người dân tại văn môn yên phong bắc ninh (Trang 25 - 26)

Rau muống – một loại rau chủ yếu trồng thuỷ sinh – mà người dân Việt Nam nói chung cũng như người dân Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng có thói quen tiêu dùng khá lớn. Khảo sát mới đây nhất của nhóm cán bộ Phân viện Bảo hộ lao động Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện trên 25 mẫu rau ngẫu nhiên lấy trên thị trường và điểm trồng rau trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy, hàm lượng chì trong rau thuỷ sinh vẫn là vấn đề đáng báo động. Khảo sát cho thấy, 16/25 mẫu rau, chủ yếu là rau thuỷ sinh như rau muống, được kiểm nghiệm có hàm lượng chì vượt quá mức cho phép từ 0,17 đến 1,32 mg/kg (khảo sát cũng nói đến rau nhút và rau om, nhưng các loại rau này đặc tính thuỷ sinh rất thấp, và tỷ lệ tiêu dùng càng thấp hơn) [47]. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị An Hằng (1998), hàm lượng Pb trong các loại rau ở 2 khu vực Văn Điển và Hanel dao động từ 0,026 - 3,49ppm. So sánh với ngưỡng cho phép các kim loại nặng trong rau quả tươi theo WHO cho thấy hàm lượng Pb đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Các mẫu rau có hàm lượng Pb vượt quá Tiêu chuẩn WHO đều là mẫu có chịu tác động của nước thải (nước sông Tô Lịch hoặc mương Hanel): rau muống khu vực Văn Điển vượt TC 6,5 lần và rau muống của khu vực Hanel vượt 5,8 lần [3].

Cũng trong một nghiên cứu điều tra gần đây của Viện Dinh dưỡng Quốc Gia trên khẩu phần ăn của trẻ 24-36 tháng tuổi tại quận nội thành Hà Nội (Ba Đình, Hồn Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng). Trong nhóm tuổi này, có 12 loại thực phẩm được sử dụng thường xuyên là gạo, sữa, cam, thịt lợn nạc, trứng gà, thịt gà, thịt bị, tơm rảo và rau muống… Kết quả phân tích cho thấy, tình trạng ơ nhiễm Pb cao nhất ở rau muống và thịt lợn (5/8 mẫu nhiễm chì), sau đó đến gạo (5/12 mẫu). [47].

Bùi Cách Tuyến (2007), trong một nghiên cứu của mình cũng đã từng đánh giá về hàm lượng kim loại nặng trong các loại rau sống dưới nước. Theo

kết quả đó, nhiều mẫu rau được lấy tại Thành phố Hồ Chí Minh bị ơ nhiễm nặng. Trong đó, hai mẫu rau nhút ở phường Thạnh Xn có hàm lượng chì cao gấp 8,4-15,3 lần mức cho phép, riêng mẫu rau muống thì cao gấp 2,24 lần. Mẫu ngó sen được lấy ở Quận Tân Bình có hàm lượng chì cao gấp 13,65 lần mức cho phép [trích dẫn bởi 47].

Theo kết luận của các nhà khoa học, nguyên nhân chính dẫn đến rau bị nhiễm kim loại nặng nói chung và nhiễm chì nói riêng là do các loại rau này được trồng gần các cơ sở sản xuất, những nguồn nước bị ô nhiễm, do hoạt động sản xuất công nghiệp, hoạt động của các làng nghề... Ở môi trường này, hàm lượng chì hịa tan đã xâm nhập chuỗi thức ăn, cụ thể là đi vào các loại rau ăn lá, trong đó có rau muống, rau nhút, ngó sen, cần nước…(trích dẫn bởi [47]).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguy cơ phơi nhiễm chì (pb) qua đường ăn, uống đối với sức khỏe người dân tại văn môn yên phong bắc ninh (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)