Lƣợng thực phẩm tiêu thụ trung bình của ngƣờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguy cơ phơi nhiễm chì (pb) qua đường ăn, uống đối với sức khỏe người dân tại văn môn yên phong bắc ninh (Trang 48 - 50)

b. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp

3.2.1. Lƣợng thực phẩm tiêu thụ trung bình của ngƣờ

Lượng thực phẩm tiêu thụ của người dân trong vùng nghiên cứu thông qua điều tra về khẩu phần ăn của người dân được trình bày ở bảng sau.

Bảng 3.4. Lượng thực phẩm tiêu thụ của người dân 2 vùng nghiên cứu

Thông số thống kê

Lượng gạo tiêu thụ ( kg/người/ngày)

Lượng rau tiêu thụ (kg/người/ngày)

Lượng nước tiêu thụ qua ăn uống (lit/người/ngày) ĐC LN ĐC LN ĐC LN Số người 137 117 137 125 137 128 Dao động 0,06- 1,2 0,06-0,96 0,011- 0,42 0,012- 0,6 0,65- 4,02 0,63- 3,27 Trung bình 0,408 0,432 0,120 0,126 2,012 2,195 Độ lệch chuẩn 0,195 0,177 0,089 0,094 0,758 0,69

Kết quả điều tra cho thấy, lượng gạo được tiêu thụ của người dân giữa hai khu vực trong vùng nghiên cứu khá tương đồng với nhau trung bình dao động trong khoảng 0,408-0,432 kg/người/ngày. Số liệu điều tra về lượng gạo tiêu thụ tại hai điểm nghiên cứu khá tương tự với số liệu thống kê của Viện Dinh dưỡng công bố (được Bộ Y tế phê duyệt kèm theo Quyết định số 2824/QĐ-BYT), theo đó lượng gạo bình qn 1 người/ngày khu vực thành thị là 350g (tương đương 10,5 kg gạo/người/tháng), khu vực nông thôn 420-450 g(tương đương 12,5-13,5 kg gạo/người/tháng) (trích dẫn bởi Nguyễn Công Vinh và các cộng sự [10]). Số liệu điều tra cho thấy: Lượng gạo trung bình 1 người dân vùng làng nghề tiêu thụ trong ngày lớn hơn có ý nghĩa về thống kê so với người dân vùng đối chứng (432g so với 408g).

Đối với lượng rau tiêu thụ cho kết quả tương đồng giữa hai vùng nghiên cứu. Theo đó, lượng rau tiêu thụ ở cả hai vùng dao động trong khoảng từ 0,112 – 0,126 (kg/người/ngày). So với lượng gạo được tiêu thụ thì lượng rau được tiêu thụ bởi người dân ở cả hai vùng đều thấp hơn 4 lần so với lượng gạo tiêu thụ trung bình trong một ngày. Và thấp hơn khoảng 2 lần khi so sánh với mức tiêu thụ trung bình của người Việt Nam (0,3 kg/người/ngày) [47] do phạm vi của nghiên cứu này chỉ đánh giá trên đối tượng là rau muống.

Số liệu điều tra về lượng nước dùng cho ăn uống của người dân hai vùng nghiên cứu cũng cho kết quả tương tự như đối với gạo. Lượng nước tiêu thụ của hai vùng đối chứng và làng nghề, trung bình lần lượt là 2,012 l/người/ngày và 2,195 l/người/ngày. Sự khác nhau này tuy không lớn nhưng vẫn có ý nghĩa thống kê. Điều đó cho thấy, do đặc thù về môi trường làm việc của nghề tái chế kim loại ở Văn Môn nên người dân ln phải làm việc trong mơi trường có nhiệt độ cao (lị nấu, đúc…), vì vậy có thể nhu cầu về gạo ăn và nước uống cũng cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguy cơ phơi nhiễm chì (pb) qua đường ăn, uống đối với sức khỏe người dân tại văn môn yên phong bắc ninh (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)