Lƣợng KLN đƣa vào cơ thể qua thức ăn/ngày (ADD)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguy cơ phơi nhiễm chì (pb) qua đường ăn, uống đối với sức khỏe người dân tại văn môn yên phong bắc ninh (Trang 51 - 58)

b. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp

3.2.3. Lƣợng KLN đƣa vào cơ thể qua thức ăn/ngày (ADD)

Từ các số liệu phân tích hàm lượng KLN trong thực phẩm, nước ăn/uống và kết quả điều tra được về lượng thức ăn đưa vào cơ thể cũng như khối lượng cơ thể của người dân, kết quả tính tốn hàm lượng Pb đưa vào cơ thể qua thực phẩm và nước ăn/uống được trình bày dưới bảng sau:

Bảng 3.6. Hàm lượng Pb đưa vào cơ thể trong một ngày từ gạo (ADDg) (μg/kgTLCT/ngày) Nhóm tuổi Vùng Nam Nữ Dao động TB ĐLC Dao động TB ĐLC 0-13 ĐC 0,13-0,45 0,23 0,10 0,12-0,23 0,18 0,04 LN 0,35-0,77 0,48 0,17 0,22-0,53 0,35 0,11 13-60 ĐC 0,12-0,58 0,28 0,10 0,07-0,69 0,27 0,12 LN 0,21-0,84 0,50 0,15 0,28-1,00 0,51 0,17 >60 ĐC 0,18-0,44 0,30 0,11 0,15-0,42 0,26 0,09 LN 0,16-0,64 0,39 0,19 0,33-0,49 0,40 0,08 PTDI Pb 4 4

Số liệu trình bày trong bảng 24 cho thấy mặc dù khơng có sự khác biệt quá lớn về lượng thực phẩm tiêu thụ cũng như khối lượng cơ thể trung bình của người dân hai vùng nghiên cứu những hàm lượng KLN đưa vào cơ thể mỗi người theo phân tích ở hai khu vực thì có sự khác biệt rõ (Bảng 3.6):

Sự khác biệt về hàm lượng Pb trong gạo là lý do chính làm ADDPb từ gạo của người dân 2 vùng có sự khác biệt: ở lứa tuổi trưởng thành, người dân (cả hai giới) sống tại làng nghề có ADDPb trung bình là 0,5μg/kgTLCT/ngày thì người dân vùng đối chứng có ADDPb thấp hơn gần 1,78 lần (trung bình là 0,28μg/kgTLCT/ngày). Số liệu tính tốn ADD từ gạo đối với các nhóm tuổi khác (<13 tuổi và >60 tuổi) cũng cho kết quả tương tự với xu hướng: ADD của người dân làng nghề cao hơn từ 2-4 lần so với người dân vùng đối chứng (đối với cả hai giới. So sánh với PTDIPb (<4 μg/kgTLCT/ngày) do JEFCA/WHO đưa ra, thì chỉ số ADDPb từ gạo ăn của nông dân cả hai vùng

vẫn trong ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, dân cư làng nghề phải chịu phơi nhiễm của Pb trong gạo lớn gấp 1,78 lần so với dân vùng đối chứng.

Và theo như kết quả tính tốn trên, nếu sự khác biệt về hàm lượng Pb trong gạo là lý do chính làm ADDPb từ gạo của người dân 2 vùng có sự khác biệt thì sự khác biệt về lượng gạo tiêu thụ cũng có thể là lý do tạo nên sự khác biệt về giá trị ADDPb ở các nhóm tuổi và kể cả theo các giới. Với kết quả trên thì nhóm nào có lượng gạo tiêu thụ lớn hơn thì hàm lượng Pb đưa vào cơ thể thông qua gạo sẽ cao hơn, do đó giá trị ADDPb tính cho gạo tăng theo chuỗi

sau ADDg (<13 tuổi) < ADDg (>60 tuổi) < ADDg (13-60 tuổi). Tương tự như thế, đương nhiên giá trị ADDg tính cho nam giới cũng sẽ cao hơn so với nữ giới ở cả hai vùng, kể cả khi phân chia theo từng nhóm tuổi do đặc thù phải làm những công việc nặng nhọc, tổn hao nhiều năng lượng hơn nên nam giới ln có lượng gạo tiêu thụ lớn hơn so với nữ giới. Cụ thể: Hàm lượng Pb đưa vào cơ thể trung bình một ngày của nam giới ở vùng đối chứng và làng nghề tương ứng là 0,23μg/kgTLCT/ngày và 0,48μg/kgTLCT/ngày đối với nhóm dưới 13 tuổi; 0,28μg/kgTLCT/ngày và 0,50μg/kgTLCT/ngày đối với nhóm 13-60 tuổi; 0,30μg/kgTLCT/ngày và 0,39μg/kgTLCT/ngày đối với nhóm trên 60 tuổi. Trong khi đó giá trị ADIPb từ gạo của nữ giới ở vùng đối chứng và làng nghề tương ứng là 0,18μg/kgTLCT/ngày và 0,35μg/kgTLCT/ngày đối nhóm dưới 13 tuổi; 0,27μg/kgTLCT/ngày và 0,51μg/kgTLCT/ngày đối với nhóm 13-60 tuổi; 0,26μg/kgTLCT/ngày và 0,40μg/kgTLCT/ngày đối nhóm trên 60 tuổi.

Bảng 3.7. Hàm lượng Pb đưa vào cơ thể trong một ngày từ rau (ADDr) (μg/kgTLCT/ngày) Nhóm tuổi Vùng Nam Nữ Dao động TB ĐLC Dao động TB ĐLC 0-13 ĐC 0,51-2,99 1,66 1,02 0,51-3,09 1,57 0,76 LN 2,70-4,42 3,52 0,87 2,07-4,50 3,25 0,91 13-60 ĐC 0,39-6,20 2,15 0,46 0,43-6,38 2,61 1,44 LN 0,60-9,16 3,73 2,14 0,40-6,85 3,43 1,92 >60 ĐC 1,19-3,19 2,29 0,78 1,47-3,20 2,46 0,66 LN 3,07-3,72 3,39 0,46 2,82-4,07 3,45 0,89 PTDI Pb 4 4

Kết quả trong bảng trên cho nhận xét, do hàm lượng Pb trong rau lớn hơn đáng kể so với trong gạo (cao hơn từ 2-3 lần) nên hàm lượng Pb đưa vào cơ thể trung bình một ngày thơng qua rau ở cả hai vùng đều cao hơn đáng kể so với gạo mặc dù lượng gạo tiêu thụ theo như kết quả đánh giá ở trên cao gấp 4 lần lượng rau được tiêu thụ. Điều này cho thấy, rau là một yếu tố qua trọng trong đánh giá rủi ro từ kim loại nặng đối với sức khoẻ con người nói chung.

Tuy nhiên, sự khác biệt về giá trị ADD giữa hai vùng, giữa các nhóm tuổi hay giữa các giới thì hồn tồn tương đồng với gạo. Tương tự như trên, giá trị ADDPb tính cho rau cũng tăng theo chuỗi sau: ADDr(<13 tuổi) < ADDr(>60 tuổi) < ADDr(13-60 tuổi). Trung bình hàm lượng Pb đưa vào cơ thể từ rau ăn trung bình một ngày của nam giới tương ứng ở hai vùng ĐC và LN là (1,66μg/kgTLCT/ngày; 3,52μg/kgTLCT/ngày) đối với nhóm dưới 13 tuổi, (2,15μg/kgTLCT/ngày; 3,73μg/kgTLCT/ngày) đối với nhóm 13-60 tuổi và (2,29μg/kgTLCT/ngày; 3,39μg/kgTLCT/ngày) đối với nhóm trên 60 tuổi;

giá trị của nữ giới là (1,57μg/kgTLCT/ngày; 3.25μg/kgTLCT/ngày) đối nhóm dưới 13 tuổi, (2,61μg/kgTLCT/ngày; 3,43μg/kgTLCT/ngày) đối với nhóm 13- 60 tuổi và (2,46μg/kgTLCT/ngày; 3,45μg/kgTLCT/ngày) đối nhóm trên 60 tuổi.

Khi so sánh giữa hai vùng cho thấy, trong khi người dân vùng đối chứng có ADIPb từ rau trung bình là 2,15 μg/kgTLCT/ngày thì người dân sống ở làng nghề có ADIPb cao hơn 1,33 lần (với giá trị ADDPb trung bình là 2,86

μg/kgTLCT/ngày). So sánh với PTDIPb (<4 μg/kgTLCT/ngày) của

JEFCA/WHO thì ADDPb từ rau vẫn chưa gây ra bất cứ ảnh hưởng nào về sức khỏe của người dân cả hai vùng. Tuy nhiên, cần cảnh báo rằng: người dân làng nghề tái chế nhôm Văn Môn phải chịu nguy cơ phơi nhiễm Pb trong rau lớn gấp 1,5 lần so với dân vùng đối chứng.

Và so sánh với kết quả tính tốn giá trị ADDPb từ rau ở Châu Khê trong nghiên cứu của Nguyễn Tường Chi [2] cho thấy, Hàm lượng Pb từ rau đưa vào cơ thể người dân Văn Mơn (trung bình: 2,86 μg/kgTLCT/ngày) cao vượt trội hơn hẳn so với Hàm lượng Pb từ rau đưa vào cơ thể người dân Châu Khê (trung bình: 0,64 μg/kgTLCT/ngày). Kết quả này bước đầu báo động vấn đề ô nhiễm Pb ở Văn Môn.

Theo số liệu tổng hợp của Song Bo và các cộng sự [35], giá trị ADDPb của người dân qua ăn rau ở một số vùng trên thế giới được tính tốn trong một số nghiên cứu cho kết quả như sau:

Bảng 3.8. Giá trị ADDPb (µg/kgTLCT/ngày) của người dân qua rau

ăn ở một số vùng trên thế giới

Địa điểm ADDPb Nguồn

Beijing, Trung Quốc 0,283 Song Bo và cộng sự, 2009 Tianjin, Trung Quốc 0,12 Wang và cộng sự, 2005 Huludao, Trung Quốc 0,43 Zeng và cộng sự, 2007

Bombay, Ấn Độ 0,035 Tripathi và cộng sự, 1997 Samta, Bănglađét 1,25 Alam và cộng sự, 2003

PTDI 3,57

(Nguồn: [35])

Kết quả cho thấy lượng Pb đưa vào cơ thể từ rau ở cả hai vùng nghiên cứu của chúng ta ở Việt Nam cao hơn hẳn so với một số vùng khác được nghiên cứu trên Thế giới (Beijing, Tianjin, Huludao ở Trung Quốc; Bombay, Ấn Độ; Samta, Bănglađét). Như vậy lại một lần nữa, cần phải có những nghiên cứu đầy đủ hơn, chi tiết hơn và chú trọng hơn nữa trong vấn đề phơi nhiễm Pb nói riêng và KLN nói chung từ khu vực này.

Bảng 3.9. Hàm lượng Pb đưa vào cơ thể trong một ngày (ADDn) từ nước ăn/uống (μg/kgTLCT/ngày) Nhóm tuổi Vùng Nam Nữ Dao động TB ĐLC Dao động TB ĐLC 0-13 ĐC 0,042-0,086 0,065 0,015 0,043-0,076 0,055 0,010 LN 0,041-0,342 0,111 0,104 0,039-0,297 0,124 0,081 13-60 ĐC 0,040-0,212 0,086 0,034 0,046-0,188 0,076 0,022 LN 0,042-0,239 0,114 0,061 0,050-0,251 0,121 0,061 >60 ĐC 0,066-0,105 0,085 0,014 0,075-0,116 0,087 0,016 LN 0,085-0,203 0,112 0,045 0,090-0,206 0,121 0,057 PTDI Pb 4 4

Bảng trên cho thấy, khác so với gạo và rau, đối với nước hàm lượng Pb đưa vào cơ thể khơng có sự khác biệt rõ rệt giữa giữa các nhóm tuổi cũng như giữa nam giới và nữ giới.

Hàm lượng Pb đưa vào cơ thể trong một ngày từ thực phẩm (ADD) 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 Đối chứng Làng nghề m g/ k g/ ng à y gạo rau nước

Tuy nhiên, khi so sánh giá trị ADDn giữa hai vùng theo các nhóm tuổi thì có thể thấy rõ ràng rằng giá trị ADDn ở Văn Môn vẫn cao hơn so với vùng đối chứng, kể cả ở hai giới. Kết quả tính tốn ADDn cho thấy tồn bộ giá trị ADIPb ở cả hai vùng vẫn nằm ở mức an toàn khi so sánh với ngưỡng an toàn PTDIPb theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới. Tuy nhiên khi so sánh với kết quả nghiên cứu của một số vùng trên thế giới (theo nghiên cứu của Song Bo, 2009) thì ADIPb ở cả hai vùng nghiên cứu đều ở mức cao, chỉ thấp hơn giá trị ADIPb ở hai vùng là Samta, Bănglađet và Hararê, Zimbabuwê. Điều đó cho thấy nguy cơ phơi nhiễm của người dân hai vùng nghiên cứu cao hơn so với nhiều vùng trên thế giới.

Hình 3.2. Hàm lượng Pb đưa vào cơ thể trong một ngày (ADD) từ thực phẩm

Theo kết quả tổng hợp, hàm lượng Pb vào cơ thể con người trung bình ở vùng làng nghề là 2,86 µg/kgTLCT/ngày, cao gấp 1,33 lần so với vùng đối chứng (trung bình 2,15µg/kgTLCT/ngày). Tuy nhiên nhìn chung tồn bộ giá trị ADIPb ở cả hai vùng vẫn nằm ở mức an toàn khi so sánh với ngưỡng an toàn PTDIPb theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới.

Cũng theo Zang và Gao (2003) thì khoảng 35,3% tổng hàm lượng Pb đưa vào cơ thể hàng ngày qua thực phẩm đến từ sự tiêu thụ rau ở Trung Quốc (trích dẫn bởi [35]). Đối với nghiên cứu này thì trong 3 loại thức ăn đồ uống, hàm lượng ít thấp nhất là từ nước uống. Hàm lượng Pb đưa vào cơ thể từ rau chiếm 95% tổng Pb được đưa vào cơ thể ở vùng đối chứng, và chiếm 96% ở vùng làng nghề. So với nước và gạo thì lượng Pb trung bình đưa vào cơ thể một ngày từ rau cao gấp 14 lần ở vùng làng nghề và 16 lần ở vùng đối chứng. Như vậy sự chênh lệch này là tương đương giữa hai vùng nghiên cứu. Điều đó cho thấy rau là nguồn phơi nhiễm chính đối với Pb của người dân ở cả hai vùng trong số 3 loại thức ăn, đồ uống trên. Tuy nhiên khi nghiên cứu về sự phơi nhiễm đối với Pb của người dân qua thực phẩm nước ăn/uống, việc xem xét nguồn phơi nhiễm từ gạo và nước vẫn rất cần thiết.

Như vậy, có thể thấy rằng hàm lượng Pb đưa vào cơ thể từ thực phẩm tăng theo chuỗi sau: nước < gạo < rau. Khi so sánh hàm lượng Pb đưa vào cơ thể trong một ngày thông qua thực phẩm với PTDIPb (<4 μg/kgTLCT/ngày) của JEFCA/WHO thì ADIPb từ cả ba loại thực phẩm gạo, rau và nước đều

nằm trong giới hạn cho phép.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguy cơ phơi nhiễm chì (pb) qua đường ăn, uống đối với sức khỏe người dân tại văn môn yên phong bắc ninh (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)